9. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
1.6.4. Vai trò bài tập trong việc phát triển tưduy cho học sinh
1.6.4.1. Vai trò của Bài tập hóa học trong việc phát triển tư duy cho học sinh
Phát triển ở học sinh năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập thông minh và sáng tạo. Cao hơn mức rèn luyện thông thường, học sinh phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để giải quyết bài tập trong những tình huống mới, hoàn cảnh mới; biết đề xuất đánh giá theo ý kiến riêng bản thân, biết đề xuất các giải pháp khác nhau khi phải xử lý một tình huống,… thông qua đó, bài tập hoá học giúp phát hiện năng lực sáng tạo của học sinh để đánh giá, đồng thời phát huy được năng lực sáng tạo cho bản thân.
Phát triển tư duy, rèn trí thông minh cho học sinh: một số vấn đề lý thuyết cần phải đào sâu mới hiểu được trọn vẹn, một số bài toán có tính chất đặc biệt, ngoài cách giải thông thường còn có cách giải độc đáo nếu học sinh có tầm nhìn sắc sảo. Thông thường nên yêu cầu học sinh giải bằng nhiều cách có thể có - tìm ra cách giải ngắn nhất, hay nhất - đó là một phương pháp phát triển tư duy và rèn
trí thông minh cho học sinh. Vì rằng một bài toán bằng nhiều cách dưới các góc độ khác nhau thì khả năng tư duy của học sinh tăng lên gấp nhiều lần so với giải bài toán bằng một cách và không phân tích mổ xẻ đến nơi đến chốn.
1.6.4.2. Mối quan hệ giữa hoạt động giải bài tập hóa học với việc phát triển tư duy
Theo thuyết hoạt động thì năng lực chỉ có thể hình thành và phát triển trong hoạt động. Để giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, mà đỉnh cao là tư duy sáng tạo, thì cần phải tập luyện cho học sinh hoạt động tư duy sáng tạo, mà đặc trưng cơ bản nhất là tạo ra những phẩm chất tư duy mang tính mới mẻ. Trong học tập hóa học một trong những hoạt động chủ yếu để phát triển tư duy cho học sinh là hoạt động giải bài tập. Vì vậy, giáo viên cần phải tạo điều kiện để thông qua hoạt động này các năng lực trí tuệ được phát triển, học sinh sẽ có những sản phẩm tư duy mới, thể hiện ở:
Năng lực phát hiện vấn đề mới. Tìm ra giải quyết vấn đề.
Tạo ra kết quả mới.
Để làm được điều đó, trước hết người giáo viên cần chú ý hoạt động giải Bài tập hóa học để tìm ra đáp số không phải chỉ là mục đích mà chính là phương tiện hiệu nghiệm để phát triển tư duy cho học sinh. Bài tập hóa học phải đa dạng, phong phú về thể loại và được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học như nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập, luyện tập, kiểm tra,… Thông qua hoạt động giải bài tập hóa học, mà các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa,… thường xuyên được rèn luyện và phát triển. Các năng lực: quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng, suy nghĩ độc lập,…không ngừng được nâng cao; học sinh biết phê phán, biết nhận xét và điều này đã tạo hứng thú và lòng say mê trong học tập. Để rồi cuối cùng tư duy của học sinh được rèn luyện và phát triển thường xuyên, đúng hướng, thấy được giá trị lao động, nâng khả năng hiểu biết thế giới của học sinh lên một tầm cao mới, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.
BTHH
Hoạt động giải BTHH
Tư duy phát triển Nghiên cứu
đề bài
Xây dựng
algorit giải BT Giải
Kiểm tra So sánh Khái quát hóa Trừu tượng hóa óa Quan sát Ghi nhớ Phê phán Tưởng tượng Phân tích Tổng hợp 32
Hình 1.3. Sơ đồ quan hệ giữa hoạt động giải bài tập và phát triển tư duy
Trong sơ đồ trên, người học là chủ thể của hoạt động còn giáo viên là người tổ chức, người điều khiển hoạt động học, do vậy giáo viên phải làm sao để phát huy tối đa năng lực độc lập suy nghĩ của học sinh. Bởi vì có độc lập mới biết phê phán, có phê phán mới có khả năng nhìn thấy vấn đề và có khả năng sáng tạo được. Thông qua hoạt động giải, tùy theo từng loại bài tập, nội dung cụ thể, đối tượng cụ thể mà các năng lực này được trau dồi và rèn luyện nhiều hơn các năng lực khác.
Trên cơ sở kiến thức môn Hóa học ở trường trung học phổ thông chúng ta có thể rèn luyện cho học sinh nhiều loại tư duy. Đó là tư duy độc lập, tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy hình tượng, tư duy khái quát, tư duy đa hướng, tư duy biện chứng, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo.
Rèn luyện tư duy không đưa lại kết quả có thể đong đếm được như là kiến thức. Tư duy hình thành theo kiểu hạt cát, tích lũy lâu ngày thành bãi phù sa. Kiến thức lâu ngày có thể quên, cái còn lại là năng lực tư duy. Tư duy đã được rèn luyện thì bền vững đến mức có thể quên hết kiến thức cụ thể, nhưng năng lực tư duy thì vẫn còn. Nhà vật lý học nổi tiếng N.I. Sue đã nói: “Giáo dục - đó là cái còn lại sau khi những điều học thuộc đã quên đi”. Tư duy phát triển thể hiện ở sự nhạy bén của trí não, là khả năng suy nghĩ nhanh và phản ứng linh hoạt trước mọi tình huống xảy ra.
1.7. Các thao tác tư duy
Sự phát triển tư duy nói chung được đặc trưng bởi sự tích lũy các thao tác tư duy thành thạo và vững chắc của con người. Một trong những hình thức quan trọng của tư duy hóa học là những khái niệm khoa học. Việc hình thành và vận dụng các khái niệm cũng như việc thiết lập các mối quan hệ giữa chúng được thực hiện trong quá trình sử dụng các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa kết hợp với các phương pháp hình thành phán đoán mới là quy nạp, diễn dịch, suy dịch và loại suy.
Phân tích: là phương pháp lôgic mà con người dùng để phân chia các bộ phận hợp thành một vật thể hoặc một loại hiện tượng và phân biệt các thuộc tính của từng bộ phận ấy, mổ xẻ các bộ phận ấy qua từng thời kỳ phát triển để xem xét.
Tổng hợp: là phương pháp lôgic đem những bộ phận của vật thể hoặc hiện tượng đã được phân chia ra hợp thành một chỉnh thể. Ý nghĩa: Rất quan trọng, là hình thức cơ bản nhất của hoạt động tư duy.
So sánh: Xác định (thiết lập) sự giống nhau và khác giữa các chất và hiện tượng với nhau và giữa những khái niệm phản ánh chúng.Ý nghĩa: Giúp học sinh phân biệt chính xác hoá và hệ thống hoá các khái niệm được hình thành, nắm kiến thức vững chắc, muốn so sánh thì phải phân tích, tổng hợp để rút ra điểm giống và khác.
Các loại so sánh: Trong giảng dạy hoá học có 2 phép so sánh:
- So sánh tuần tự: Là phép so sánh mà trong khi truyền thụ kiến thức mới người ta so sánh với những kiến thức đã học trước để tiếp thu và hiểu sâu kiến thức.
VD: Khi học về tính chất của axit HNO3 học sinh cần phải so sánh với những tính chất của axit đã học trước: HCl; H2SO4.
- So sánh đối chiếu: là hình thức so sánh những mặt đối lập của các kiến thức và các khái niệm để làm sáng tỏ hơn nội dung của chúng.
VD: khi học các khái niệm: nguyên chất so sánh với hỗn hợp; Đơn chất - Hợp chất; Kim loại - Phi kim; Phân tích - hoá hợp; Sự ôxi hoá - Sự khử.
Trừu tượng hoá: là phương pháp mà con người dùng để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy, rút ra những thuộc tính bản chất, thuộc tính thứ yếu của sự vật và hiện tượng ấy.
Trừu tượng không thể tri giác trực tiếp được. Trong nhận thức có quy luật phát triển là từ cụ thể đến trừu tượng và ngược lại. Trừu tượng hóa là sự phản ánh cô lập các dấu hiệu, thuộc tính bản chất. Nó có hai mặt:
Trừu tượng hoá tích cực: Nêu bật những dấu hiệu bản chất ra khỏi những dấu hiệu khác và nghiên cứu chúng.
Trừu tượng hoá tiêu cực: Loại trừ những dấu hiệu bản chất.
Cụ thể hóa: Cụ thể hóa là hoạt động tư duy tái sản sinh ra hiện tượng và đối tượng với các thuộc tính bản chất của nó.
Cụ thể là sự vật hiện tượng trọn vẹn, đầy đủ các tính chất, các mối quan hệ giữa các thuộc tính với nhau và với môi trường xung quanh. Cụ thể có thể tri giác trực tiếp được.
Khái quát hoá
Khái niệm: Khái quát hóa là tìm ra những cái chung và bản chất trong số những dấu hiệu, tính chất và những mối liên hệ giữa chúng thuộc về một loại vật thể hoặc hiện tượng.
VD: Tính nóng chảy của kim loại vừa là tính chung, vừa là tính bản chất của các kim loại. Nhưng cũng có những cái chung trên không phải bản chất; Đồng phục học sinh là chung những không phải cái bản chất về sức học và hạnh kiểm.
Có 3 mức độ khái quát hóa. Đó là:
- Khái quát hóa cảm tính: Là sự khái quát hoá trong đó chỉ nêu lên dấu hiệu bên ngoài của sự vật: màu, mùi,...
- Khái quát hóa hình tượng: Là sự khái quát hoá trong đó đã nêu lên được những dấu hiệu, bản chất chung nhưng còn lẫn lộn với thuộc tính.
- Khái quát hoá khái niệm: Là sự khái quát mà trong đó đã nêu ra được những dấu hiệu bản chất và chung quy lại bằng khái niệm.
VD: Học sinh đưa ra được một định nghĩa bản chất chung hơn về axit: “Axit là hợp chất làm thay đổi màu của chất chỉ thị, khi tác dụng với bazơ tạo muối và nước”, còn lên lớp cao hơn học sinh có định nghĩa mang tính khái quát hơn nữa nhờ vào thuyết điện li.
Các điều kiện để khái quát hoá đúng đắn: có 4 điều kiện
- Làm biến thiên những dấu hiệu không bản chất của vật hay hiện tượng khảo sát, đồng thời giữ không đổi những dấu hiệu bản chất.
- Cần chú ý chọn sự kiện nào hợp lý nhất (không cần nhiều) nhằm nêu bật lên được dấu hiệu bản chất (luôn tồn tại) và trừu tượng hoá dấu hiệu thứ yếu (những dấu hiệu biến thiên).
- Có thể sử dụng những cách biến thiên khác nhau có cùng một ý nghĩa tâm lí học, nhưng lại hiệu quả.
- Cần phải cho học sinh tự mình phát biểu được thành lời nguyên tắc biến thiên và nêu lên đặc tính của những dấu hiệu không bản chất.
Ngoài ra, trong quá trình dạy giáo viên cần tập luyện cho học sinh phát triển các thao tác tư duy khái quát hoá bằng những hình thức quen thuộc sau: lập dàn ý, xây dựng kết luận và viết nội dung tóm tắt của tài liệu giáo khoa.
1.8.. Thực trạng sử dụng bài tập trong hiện nay
1.8.1. Mục đích điều tra
Tìm hiểu về các qui trình khi GV hướng dẫn HS giải bài toán.
Tìm hiểu cách nhìn nhận và suy nghĩ của GV về tác dụng của BT đối với học sinh như thế nào: BT có rèn được kỹ năng quan sát cho HS không.
Tìm hiểu tình hình dạy BTHH ở trường THPT: có chú trọng rèn kỹ năng quan sát không.
Tìm hiểu về biện pháp xây dựng và sử dụng hệ thống BTHH hỗ trợ HS rèn luyện kỹ năng quan sát nhằm phát triển tư duy.
1.8.2. Nội dung điều tra
Điều tra về việc sử dụng BTHH nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát nhằm phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học môn hóa ở trường THPT.
1.8.3. Đối tượng điều tra
Các giáo viên giảng dạy bộ môn hoá học của một số trường THPT trên địa bàn Huyện Tuyên Hóa - Tỉnh Quảng Bình
Cán bộ quản lý ở trường THPT
1.8.4. Phương pháp điều tra
Nghiên cứu giáo án, dự giờ các tiết học hóa học ở trường THPT. Gặp gỡ trực tiếp, trao đổi với GV một số trường THPT.
Gửi và thu phiếu điều tra. Hỏi ý kiến chuyên gia
1.8.5. Kết quả điều tra
Sau quá trình điều tra, chúng tôi đã phân tích, tổng hợp lại và có kết quả như sau:
Đa số giáo viên đều cho rằng: việc sử dụng bài tập đúng cách sẽ rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh. Tuy nhiện, vẫn còn một vài giáo viên cho rằng: kỹ năng quan sát là một trong những kỹ năng HS đã có giúp giải quyết vấn đề trong bài tập ( Chúng tôi đã tham khảo kiến 30 GV trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình và cho kết quả ở Phụ lục 1)
Khi được hỏi vai trò của bài tập trong việc rèn kỹ năng quan sát thì đa số giáo viên cho rằng sự đóng của nó là lớn nhưng trong thực tế việc khai thác chưa đúng mức.
Khi được hỏi nguyên nhân dẫn đến thực trạng này chúng tôi nghi nhận được những ý kiến sau:
Việc rèn luyện kỹ năng quan satt chỉ sử dụng được trong những tiết luyện tập, còn trong các tiết lý thuyết thì bị hạn chế do thời gian tiết học ngắn và nội dung cần truyền tải còn khá nhiều.
Do các yếu tố thời gian, đảm bảo số tiết giảng dạy, áp lực công việc, gia đình, kinh tế...nên một vài giáo viên chưa thật sự quan tâm đến việc rèn kỹ năng cho HS hoặc còn lúng túng trong việc đưa ra những câu hỏi cũng như tình huống có vấn đề thu hút được HS quan sát.
Do hệ thống tài liệu tham khảo về “việc sử dụng bài tập để rèn kỹ năng quan sát nhằm phát triển tư duy cho HS” chưa nhiều nên việc xây dựng bài tập trong giảng dạy vẫn còn hạn chế.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương này chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài bao gồm:
Đổi mới phương pháp và một phương pháp dạy học tích cực. Quá trình hình thành nhận thức và đặc điểm tâm lý học sinh THPT Vai trò của hóa học ở trường phổ thông.
Khái quát về BTHH: Khái niệm, ý nghĩa tác dụng, phân loại, vai trò của bài tập trong việc phát triển tư duy cho học sinh.
Tình hình sử dụng BTHH để phát triển tư duy cho HS hiện nay.
Tất cả các vấn đề trên là cơ sở để chúng tôi xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập để rèn luyện kỹ năng quan sát trong dạy học hóa học nhằm phát triển tư duy cho học sinh THPT.
Chương 2
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUAN SÁT RONG DẠY HỌC HÓA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH THPT
2.1. Phân tích đặc điểm chương: Đại cương về kim loại + Kiến thức:
- Phát triển, hoàn thiện những kiến thức hóa học ở cấp THCS, cung cấp một kiến thức hóa học phổ thông cơ bản, hiện đại, thiết thực có nâng cao ở mức độ thích hợp.
- Hóa vô cơ: Vận dụng các lý thuyết chủ đề nghiên cứu các nhóm nguyên tố, các nguyên tố điển hình và các hợp chất có ứng dụng quan trọng, gần gũi trong thực tế đời sống, sản xuất hóa học như nhóm kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm, sắt và crom.
- Một số vấn đề: Phân tích hóa học, phương pháp phân biệt và nhận biết các chất thông dụng. Hóa học và vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường.
+ Về kỹ năng:
Tiếp tục hình thành và phát triển các kỹ năng bộ môn hóa học, kỹ năng giải quyết vấn đề để phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động cho học sinh như quan sát thí nghiệm, phân tích, dự đoán, kết luận và kiểm tra kết quả: Biết làm việc với SGK và tài liệu tham khảo, biết làm một số thí nghiệm độc lập và theo nhóm nhỏ để biết lập kế hoạch giải một bài tập hóa học: Biết vận dụng để giải quyết một vấn đề đơn giản trong cuộc sống có liên quan đến hóa học.
+ Về thái độ:
Tiếp tục hình thành và phát triển ở học sinh thái độ tích cực như hứng thú