Điều tra thăm dò dự giờ giáo viên

Một phần của tài liệu Dạy học bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp (Trang 25 - 26)

8. Bố cục của khoá luận

1.2.1. Điều tra thăm dò dự giờ giáo viên

Đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những yêu cầu cấp thiết mà Đảng và nhà nước đặt ra đối với ngành giáo dục. Làm thế nào để giờ học trở nên hấp dẫn sinh động gây được hứng thú học tập đối với học sinh là một trong những điều mà nhiều nhà giáo phải quan tâm. Và một trong những quan điểm dạy học được coi là hữu hiệu lôi cuốn hứng thú học tập nói chung và môn Ngữ văn nói riêng của học sinh là dạy học theo hướng giao tiếp. Đây là phương pháp dạy học mới mẻ được nhiều giáo viên hướng tới và bước đầu đạt hiệu quả caọ Để làm rõ hơn về phương pháp dạy học này, chúng tôi đã tiến hành một cuộc thăm dò đối với giáo viên giảng dạy Ngữ văn và trực tiếp dự giờ của họ. Cụ thể như sau:

1.2.1.1. Phát phiếu thăm dò ý kiến giáo viên.

- Cách thức tiến hành:

Giáo viên là người đầu tiên tiếp nhận sự thay đổi sách cũng như định hướng đổi mới phương pháp dạy học. Cho nên chúng tôi đã tiến hành điều tra về phía giáo viên xung quanh vấn đề đổi mới phương pháp và việc dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” ở SGK Ngữ văn 10 (tập1) theo hướng giao tiếp. Chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra cho giáo viên với những câu hỏi xoay quanh vấn đề giao tiếp. (Nội dung phiếu xem phần phụ lục)

- Nhận xét: Qua việc khảo sát trên chúng tôi nhận thấy đa số giáo viên đều nhận thức đúng bản chất của việc dạy học theo hướng giao tiếp. Nhưng bên cạnh đó việc áp dụng nó vào thực tiễn dạy học còn chưa phổ biến, các giáo viên còn quá cứng nhắc trong việc vận dụng. Bởi không phải bài nào cũng có thể áp dụng được phương pháp nàỵ

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

1.2.1.2. Dự giờ của giáo viên.

Bên cạnh việc phát phiếu thăm dò ý kiến của giáo viên chúng tôi đã tiến hành dự giờ bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” tại lớp 10C4. Bài học này được giáo viên giảng dạy theo hướng giao tiếp. Qua dự giờ chúng tôi nhận thấy:

- Dạy học theo hướng giao tiếp bước đầu đem lại hiệu quả khá caọ Nó tạo nên một không khí học tập sôi nổi, thoải máị Giữa giáo viên và học sinh có một mối quan hệ khăng khít trong giờ học.

- Khi dạy bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” giáo viên đã biết vận dụng các ngữ liệu gần gũi, quen thuộc trong đời sống hàng ngày để tạo nên tình huống giao tiếp, kích thích nhu cầu giao tiếp của các em. Giáo viên đã biết tổ chức các hoạt động giao tiếp trong giờ học có hiệu quả. Việc làm này giúp học sinh hứng thú hơn trong giờ học và nắm bắt nội dung bài học nhanh hơn. Tuy nhiên đôi lúc giáo viên chưa hiểu rõ về giao tiếp nên còn lan man, máy móc, biến giờ học thành giờ vấn đáp.

Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” ở SGK Ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp đã đem lại được những kết quả bước đầụ Tuy nhiên việc dạy học theo hướng này trên diện rộng vẫn chưa có hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy học sinh chưa hiểu hết về những kiến thức trong bàị Là một người giáo viên, chúng ta cần phải có một cái nhìn đúng đắn và mới mẻ về việc dạy học theo hướng này trong từng bài cụ thể trong SGK.

Một phần của tài liệu Dạy học bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)