Định hướng chung vào dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”

Một phần của tài liệu Dạy học bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp (Trang 32 - 35)

8. Bố cục của khoá luận

2.2. Định hướng chung vào dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”

trong SGK Ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp.

2.2.1. Dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” trong SGK Ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp phải gắn lí thuyết với thực hành giao tiếp của học sinh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Học với hành phải đi đôị Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy tầm quan trọng của việc học gắn lí thuyết với thực hành và lấy thực hành làm chính. Bởi lẽ học mà không hành thì lí thuyết sẽ mãi là lí thuyết suông, không hữu dụng. Ngược lại hành mà không học thì không thể đem lại hiệu quả caọ Do đó lí thuyết và thực hành phải đi liền với nhau, lí thuyết chính là cơ sở, là tiền đề cho thực hành, giúp việc thực hành hiệu quả hơn.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy lí thuyết gắn với thực hành trong quá trình dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”, chúng tôi cũng hết sức lưu ý. Khi dạy những bài thực hành, chúng tôi tiến hành đan xen với lí thuyết nhằm khắc sâu kiến thức đã học và giúp các em vận dụng vào bài tập tốt hơn. Giáo viên nên tránh việc rèn luyện chỉ thiên về minh hoạ một khía cạnh mà cần có sự phối hợp cả hai yếu tố. Giáo viên có thể cho học sinh làm những bài tập mang tính chất luyện tập tổng hợp, củng cố và làm sáng rõ cho nhiều vấn đề lí thuyết để các em nắm nội dung bài học chắc chắn hơn.

Như vậy dạy học gắn lí thuyết với thực hành là một nguyên tắc dạy học quan trọng và cần thiết, không chỉ được áp dụng cho phần tiếng Việt mà còn áp dụng trong tất cả các bộ môn khác. Nó giúp người học khắc sâu kiến thức lí thuyết, vận dụng vào thực hành thuận lợi hơn.

2.2.2. Dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” theo hướng giao tiếp phải phát huy cao độ chủ thể, tích cực, sáng tạo của học sinh.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Quá trình đổi mới giáo dục đặt ra nhiều yêu cầu để chất lượng giáo dục

được nâng cao, trong đó có yêu cầu về dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh.

Luật giáo dục 24.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.

Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học, chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm. Trong cách dạy này, học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức tạo nên sự tương tác giữa người dạy và người học. Dạy học tích cực là điều kiện tốt khuyến khích sự tham gia chủ động, sáng tạo và ngày càng độc lập của học sinh vào quá trình học tập. Cách dạy này sẽ mang lại cho học sinh giờ học lí thú, trang bị cho các em những kiến thức và kĩ năng cơ bản cần thiết của người lao động mới đáp ứng yêu cầu của xã hội, của đất nước trong hội nhập quốc tế.

Dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” theo hướng giao tiếp, giáo viên cần phát huy cao độ chủ thể, tích cực, sáng tạo của học sinh. Giáo viên có thể tạo ra những tình huống giao tiếp cụ thể để các em tìm tòi, độc lập suy nghĩ. Trong cách dạy này, giáo viên chỉ là người gợi mở còn học sinh là người suy nghĩ để nhớ lại kiến thức kĩ năng đã được học ở bài trước, tận dụng tối đa những điều đã học để xây dựng bài mớị Chính cách làm như vậy giúp học sinh nhớ các kiến thức cũ không bị lãng quên khi học kiến thức mớị Bên cạnh đó, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để cho bài dạy có hiệu quả, sinh động và hấp dẫn như: phương pháp đàm thoại, phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp thực hành giao tiếp…

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

2.2.3. Dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” trong SGK Ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp phải tổ chức các hoạt động giao tiếp cho học sinh trong giờ học có hiệu quả.

Trong quá trìnhdạy học, người giáo viên không chỉ có nhiệm vụ cung cấp

kiến thức cơ bản cho học sinh mà còn phải biết cách tổ chức giờ dạy sao cho hào hứng, sôi nổi, thu hút được nhiều học sinh tham giạ Một người giáo viên có năng lực không chỉ đòi hỏi vững về chuyên môn mà còn cần có sự thuần thục về phương pháp. Khi dạy bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”, giáo viên không chỉ cung cấp cho các em kiến thức cơ bản có trong SGK mà còn phải biết cách tổ chức các hoạt động giao tiếp cho học sinh trong giờ học có hiệu quả.

Như chúng ta đã biết ngôn ngữ sinh hoạt là ngôn ngữ hàng ngày vô cùng gần gũi với mỗi học sinh. Vì vậy người giáo viên cần tận dụng cái vốn có ấy để tổ chức các hoạt động giao tiếp cho học sinh trong giờ học có hiệu quả. Giáo viên là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn học sinh, thông qua đó học sinh tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Khi dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”, giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức lí thuyết cho các em mà còn hướng dẫn các em tham gia vào hoạt động giao tiếp sao cho hiệu quả nhằm giúp các em tích cực, chủ động trong giờ học đồng thời gây sự hứng thú cho các em. Từ đó các em sẽ có một tiết học sôi nổi, lí thú và đầy hấp dẫn. Làm được việc này đòi hỏi mỗi giáo viên phải phát huy khả năng vốn có của mình, phải tổ chức giờ học sao cho khéo léo, hiệu quả để các em hào hứng trong giờ học và hiểu bài nhanh hơn. Áp dụng vào bài học này, giáo viên cấn tạo ra tình huống giao tiếp để kích thích nhu cầu giao tiếp của các em. Tình huống giáo viên đưa ra phải gần gũi, dễ hiểu với các em học sinh. Từ tình huống ấy, giáo viên phải tổ chức dạy học làm sao để học sinh

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

tích cực tham gia vào hoạt động giao tiếp và nắm bắt nội dung của bài một cách nhanh nhất. Giáo viên đừng biến giờ học thành giờ vấn đáp như vậy sẽ gây áp lực dẫn đến sự nhàm chán, mệt mỏi cho các em. Hãy tổ chức giờ học tiếng Việt làm sao để giảm bớt sự khô khan và tăng thêm phần sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh thêm yêu tiếng Việt, hăng say hơn trong phần học nàỵ

Có thể nói tổ chức các hoạt động giao tiếp cho học sinh trong giờ học là việc làm vô cùng cần thiết. Thông qua việc tổ chức đó, giáo viên có thể hiểu rõ hơn về khả năng giao tiếp với bạn bè, thầy cô của mỗi em đồng thời hiểu được tâm trạng, cảm xúc, tính cách, năng lực, trình độ tri thức của từng em từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Vì thế khi dạy bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”, giáo viên cần tổ chức các hoạt động giao tiếp cho học sinh trong giờ học có hiệu quả để mỗi tiết học của các em thêm phần lí thú và hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Dạy học bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp (Trang 32 - 35)