Chương trình và nội dung dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh

Một phần của tài liệu Dạy học bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp (Trang 29 - 32)

8. Bố cục của khoá luận

2.1. Chương trình và nội dung dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh

2.1. Chương trình và nội dung dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” trong SGK Ngữ văn 10. hoạt” trong SGK Ngữ văn 10.

2.1.1. Chương trình.

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là một hoạt động quan trọng trong

đời sống xã hội con ngườị Chính vì vậy nó được nghiên cứu giảng dạy trong chương trình Ngữ văn THPT. Trong đó bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” thuộc phần tiếng Việt được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 10 với thời lượng là 2 tiết trong tổng số là 12 tiết tiếng Việt.

2.1.2. Nội dung dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” trong SGK Ngữ văn 10.

2.1.2.1. Mục tiêu bài học.

- Nắm chắc khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

- Rèn luyện và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngàỵ

- Giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng tiếng Việt trong đời sống hàng ngày để các em thêm yêu tiếng Việt.

2.1.2.2. Nội dung bài học.

ạ Ngôn ngữ sinh hoạt.

*Khái niệm.

Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm… đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện chủ yếu ở dạng nói (độc thoại, đối thoại) nhưng một số trường hợp ở dạng viết (nhật kí, hồi ức cá nhân, thư từ).

Trong các tác phẩm văn học có dạng lời nói tái hiện, tức là dạng mô phỏng lời thoại tự nhiên, nhưng được sáng tạo theo các thể loại văn bản khác nhau: kịch, tuồng, chèo, truyện, tiểu thuyết… Khi tái hiện, lời nói tự nhiên được biên cải phần nào theo thể loại văn bản và ý định chủ quan của người sáng tạọ

b. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

* Tính cụ thể.

Dấu hiệu đặc trưng thứ nhất của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là tính cụ thể: cụ thể về hoàn cảnh, về con người, về cách nói năng và từ ngữ diễn đạt Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt không dùng lời nói chung chung trừu tượng mà ưa dùng lời nói sinh động, cụ thể. Đó là lời nói âm thanh, giàu màu sắc mang dấu ấn rõ rệt của những tình huống giao tiếp hàng ngày để gây ấn tượng.

* Tính cảm xúc.

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đời sống được sử dụng vô cùng cụ thể, sinh động, truyền đạt những tư tưởng, tình cảm hết sức phong phú đa dạng của con người gắn với tình huống giao tiếp cụ thể, muôn hình muôn vẻ. Đó là tình cảm của người nói, người viết đối với đối tượng được đề cập là người nghe, người đọc. Chính thái độ và cảm xúc làm thành nội dung biểu hiện, bổ sung ý định của người nói giúp người nghe có thể hiểu nhanh chóng, hiểu sâu sắc nội dung cơ bản và nhất là mục đích ý nghĩa của lời nóị

Tính cảm xúc gắn với ngữ điệu (giọng nói), vốn là biểu hiện tự nhiên của hành vi nói năng. Không có lời nói nào mà không thể hiện một thái độ, tình cảm, tâm trạng của người nóị

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Tính cảm xúc còn thể hiện ở những hành vi kèm lời như: vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ. Vì vậy ngôn ngữ hội thoại gắn với phương tiện giao tiếp đa kênh.

Người tiếp nhận nhờ những yếu tố cảm xúc mà hiểu nhanh hơn, cụ thể hơn những gì được nói rạ

* Tính cá thể.

Tính cá thể của ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện ở vẻ riêng của mỗi người khi trao đổi, trò chuyện, tâm tình với người khác trong lời ăn tiếng nói hàng ngàỵ Ngoài giọng nói thì cách dùng từ ngữ, cách lựa chọn kiểu câu của mỗi người cũng thể hiện tính cá thể. Mỗi người thường có vốn từ ngữ ưa dùng riêng, có những cách nói riêng. Qua giọng nói, qua từ ngữ và cách nói quen dùng, ta có thể biết được lời nói của ai thậm chí đoán biết được tuổi tác, giới tính, cá tính, địa phương… của họ.

Lời nói là vẻ mặt thứ hai, diện mạo thứ hai của con người để phân biệt người này với người khác, người quen hay người lạ, thậm chí người tốt hay người xấụ

Như vậy phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách mang những dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngàỵ Ba đặc trưng: tính cụ thể, tính cảm xúc và tính cá thể thể hiện lặp đi lặp lại trong ngôn ngữ của mọi người, ở mọi tình huống giao tiếp ngôn ngữ trong sinh hoạt hàng ngày đã tạo nên phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Ba đặc trưng đó làm nên sự khác biệt giữa ngôn ngữ sinh hoạt với ngôn ngữ của các lĩnh vực giao tiếp khác: khoa học, hành chính…

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Dạy học bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp (Trang 29 - 32)