Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp (Trang 60 - 71)

8. Bố cục của khoá luận

3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Quá trình tổ chức dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” theo hướng giao tiếp, chúng tôi đã tiến hành đánh giá trên những bình diện sau:

- Về mặt nhận thức của học sinh: Phần lớn các em có hứng thú trong việc tìm hiểu bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”, giờ học sôi nổi, có nhiều học sinh hăng hái phát biểu xây dựng bàị Từ đó chúng tôi nhận thấy dạy học bài này theo hướng giao tiếp là rất thích hợp.

- Về khả năng nhận thức của học sinh: Đa số các em nắm được kiến thức cơ bản của bài, biết phân tích các tri thức tiếng Việt theo các nhiệm vụ giao tiếp, thực hành giao tiếp theo các nhiệm vụ giao tiếp mớị Các em đã nói và

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

viết đúng phong cách, nắm được những nét đặc trưng riêng của ngôn ngữ sinh hoạt và có khả năng phân biệt với các loại phong cách khác. Tuy nhiên một số em vẫn còn lúng túng khi thực hành giao tiếp.

- Về trình độ của học sinh: Cùng với việc đánh giá nhận thức của học sinh trong việc tiếp thu lí thuyết và bài tập thực hành, chúng tôi còn đánh giá chất lượng học sinh qua bài kiểm trạ Từ các bài kiểm tra đó, chúng tôi nhận thấy khả năng của các em học sinh đã được phát huy tối đa, số lượng điểm yếu, kém thấp và kết quả đã trình bày trong bảng thống kê ở trên. (mục 3.5.2)

- Qua đó chúng tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh đạt khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

Mặc dù phạm vi thực nghiệm không rộng và thời gian không nhiều nhưng qua việc tổ chức thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy việc đánh giá đã đạt được những yêu cầu cơ bản của quá trình kiểm tra thực nghiệm. Đó là một định hướng mang tính chất thực tiễn để chúng tôi triển khai vào dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” theo hướng giao tiếp.

Tóm lại dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” chúng ta cần tổ chức các hoạt động giao tiếp cho học sinh, tạo tình huống giao tiếp để kích thích nhu cầu giao tiếp của các em để từ đó các em có được kĩ năng giao tiếp tốt và hăng hái, sôi nổi hơn trong giờ học. Đó cũng là ưu điểm của phương pháp dạy học này mà qua thực nghiệm chúng tôi thấy được. Việc dạy học theo hướng giao tiếp sẽ định hướng cho việc soạn bài, giảng bài, người giáo viên chắc chắn sẽ có nhiều giờ dạy tiếng Việt đạt kết quả caọ

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

KẾT LUẬN

Như chúng ta đã biết, dạy học là một con đường đầy khó khăn và thử thách. Nó không cho phép người giáo viên dạy thuần nhất những gì có trong SGK mà nó yêu cầu phải biết tìm tòi, sáng tạo để giờ học đạt hiệu quả. Chính vì vậy để dạy tốt bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” nói riêng và phần tiếng Việt nói chung, người giáo viên không chỉ đem đến cho học sinh những kiến thức có trong SGK mà điều quan trọng là phải tìm ra được phương pháp phù hợp để kiến thức đến với học sinh nhanh và sâu nhất.

Trong khoá luận, chúng tôi đã tiến hành dạy bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” SGK 10 theo hướng giao tiếp được dựa trên các phương diện: khái niệm giao tiếp, dạy học tiếng Việt theo hướng giao tiếp, thiết kế giáo án thực nghiệm.

Dạy học theo hướng giao tiếp là hướng đi đúng đắn và đạt hiệu quả. Khi giáo viên nắm được bản chất của giao tiếp thì việc vận dụng vào bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” nói riêng và phần tiếng Việt nói chung sẽ chủ động hơn trong quá trình truyền thụ kiến thức.

Phần cơ sở lí luận là tiền đề quan trọng để bắt tay vào nghiên cứu về ngôn ngữ sinh hoạt cùng những vấn đề xung quanh nó, từ đó thực nghiệm sẽ thuận lợi hơn. Phần nội dung đã đưa ra những định hướng cụ thể về việc dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” theo hướng giao tiếp. Còn phần thực nghiệm sẽ là cơ sở để đánh giá tính hiệu quả của giả thuyết mà khoá luận đề rạ

Quá trình đổi mới dạy học đã và đang làm thay đổi bộ mặt giáo dục của đất nước. Chúng tôi hi vọng với những kết quả trên của đề tài sẽ đóng góp thêm một tiếng nói nhỏ bé vào sự thay đổi đó. Đồng thời cũng góp phần phổ biến rộng rãi phương pháp dạy học theo hướng giao tiếp đến các giáo viên,

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

học sinh ở vùng sâu, vùng xạ Qua đó chúng tôi đặt niềm tin vào sự đổi mới phát triển vững mạnh của nền giáo dục nước nhà.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

PHỤ LỤC

1. Nội dung phiếu thăm dò ý kiến giáo viên.

Phiếu điều tra gồm 10 phiếu phát cho giáo viên văn trường THPT Nguyễn Khuyến, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

Nội dung phiếu như sau: Xin đồng chí cho biết một số ý kiến xung quanh việc dạy bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” trong SGK Ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp.

Câu 1: Theo đồng chí giao tiếp trong dạy học nói chung và môn Ngữ văn nói

riêng cần được hiểu như thế nào ?

Câu 2: Theo đồng chí dạy học theo hướng giao tiếp đã được sử dụng phổ biến

trong hoạt động dạy học Ngữ văn chưa ?

Câu 3: Trong quá trình soạn giáo án giảng bài “Phong cách ngôn ngữ sinh

hoạt” trong SGK Ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp, đồng chí có thấy những thuận lợi và khó khăn gì ?

Câu 4: Theo đồng chí, ưu điểm của việc dạy học theo hướng giao tiếp là gì ?

Nhận xét kết quả điều trạ

Qua thống kê chúng tôi nhận thấy:

Câu 1: Chúng tôi nhận được nhiều câu trả lời nhưng tổng hợp lại đa số giáo

viên nắm rõ về giao tiếp. Theo họ: “Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lí và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhaụ Giao tiếp là tiếp xúc tâm lí giữa người với người”.

Câu 2: Đa số giáo viên đều trả lời: Dạy học theo hướng giao tiếp chưa thực

sự phổ biến trong dạy học Ngữ văn. Tuy hiểu về giao tiếp nhưng việc vận dụng nó còn chưa linh hoạt, uyển chuyển, nhiều khi còn khô cứng, dẫn đến tình trạng của một cuộc vấn đáp, đàm thoạị Mặt khác do thời lượng tiết học

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

ngắn nên việc dạy học theo hướng giao tiếp nếu không linh hoạt rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu thời gian, thiếu kiến thức của bài học.

Câu 3: Đa số các giáo viên đều tìm được thuận lợi, khó khăn khi soạn giáo án

bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” trong SGK Ngữ văn 10. Nhưng tổng hợp lại như sau:

- Thuận lợi:

* Bài giảng linh hoạt, sinh động thu hút học sinh. * Việc giảng bài và soạn bài chủ động hơn.

* Có điều kiện kiểm tra được kiến thức của học sinh, qua đó giáo viên cũng có cơ sở để kiểm tra phương pháp dạy học của mình có hiệu quả hay không. * Phát huy được tính tích cực của học sinh.

* Tạo ra mối quan hệ hài hoà, gần gũi giữa giáo viên và học sinh. - Khó khăn:

* Khi soạn và giảng bài mất nhiều thời gian.

* Rất dễ lan man, thiếu thời gian, biến giờ học thành giờ vấn đáp.

Câu 4: Đa số giáo viên chọn trả lời về ưu điểm của việc dạy học theo hướng

giao tiếp:

- Có điều kiện rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói, bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình trước đám đông.

- Rèn luyện cho học sinh tư duy sáng tạo đồng thời rèn luyện khả năng tự học của học sinh.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A - Nguyễn Quang Ninh - Bùi Minh Toán (2005), Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục.

2. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học tập 2 Ngữ dụng học, NXB Giáo dục.

3. Nguyễn Văn Đường (chủ biên) (2005), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 (tập 1 và tập 2), NXB Giáo dục.

4. Ngô Công Hoàn - Hoàng Anh (1998), Giao tiếp sư phạm, NXB Giáo dục. 5. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2007), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nộị

6. Nguyễn Xuân Khoa (2001), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXB Đại học Sư phạm.

7. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà (1964), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục.

8. Trịnh Trúc Lâm, Nguyễn Văn Hộ (2010), Ứng xử sư phạm, NXB Đại học Sư phạm.

9. Nguyễn Văn Lê (1992), Bài giảng tâm lí học, tập 7. Vấn đề giao tiếp, NXB Giáo dục, Hà Nộị

10. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) (2006), Sách giáo khoa Ngữ văn 10 (tập 1), NXB Giáo dục.

11. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) (2005), Sách giáo viên Ngữ văn 10 (tập 1 và tập 2), NXB Giáo dục.

12. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) (2005), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 (tập 1 và tập 2), NXB Giáo dục.

13. Nguyễn Trí, Lê A, Lê Phương Nga (1994), Phương pháp dạy học tiếng việt (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nộị

14. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (1996), Tâm lí học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nộị

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm khoá luận, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên trong khoa Ngữ văn - Trường ĐHSP Hà Nội 2.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy cô trong khoa và đặc biệt là cô giáo Dương Thị Mỹ Hằng đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp nàỵ

Bước đầu nghiên cứu khoa học, chúng tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, tháng 05 năm 2011. Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Vân

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN

Khoá luận tốt nghiệp này được sự hướng dẫn của Thạc sĩ, Giảng viên Dương Thị Mỹ Hằng. Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôị Kết quả này không trùng với kết quả của bất kì tác giả nào đã được công bố.

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 05 năm 2011. Sinh viên thực hiện

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông CH Câu hỏi SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦỤ... ...1 1. Lí do chọn đề tàị... ...1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.... ...2 3. Mục đích nghiên cứu vấn đề. ...5

4. Nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề ...6

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứụ.. ...6

6. Phương pháp nghiên cứụ... ...6

7. Đóng góp của khoá luận...7

8. Bố cục của khoá luận ... 7

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO HƯỚNG GIAO TIẾP ...8

1.1. Cơ sở lí luận... ...8

1.1.1. Lí thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ...8

1.1.2. Nguyên tắc giao tiếp và dạy học tiếng Việt theo hướng giao tiếp ...16

1.1.3. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt dưới sự nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học... ... 18

1.1.4. Đặc điểm tâm lí của học sinh THPT khi tham gia hoạt động giao tiếp... ... 22

1.2. Cơ sở thực tiễn... ...25

1.2.1. Điều tra thăm dò dự giờ giáo viên... ...25

1.2.2. Điều tra khảo sát đối tượng học sinh... ...26

1.2.3. Kết luận... ...28

CHƯƠNG 2 : DẠY HỌC BÀI “PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT” TRONG SGK NGỮ VĂN 10 THEO HƯỚNG

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

GIAO TIẾP... ...29

2.1. Chương trình và nội dung dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” trong SGK Ngữ văn 10... ... 29

2.2. Định hướng chung vào dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” trong SGK Ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp ... 32

2.3. Tổ chức dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” trong SGK Ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp... ...35

2.4. Kết luận... 42

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM... .43

3.1. Mục đích thực nghiệm...43

3.2. Đối tượng thực nghiệm...43

3.3. Chủ thể thực nghiệm... 43

3.4. Thời gian thực nghiệm... 44

3.5. Nội dung thực nghiệm... 44

3.6. Cách thức tiến hành thực nghiệm... 59

3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm... . 60

KẾT LUẬN...62

PHỤ LỤC...64

Một phần của tài liệu Dạy học bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp (Trang 60 - 71)