Tổ chức dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” trong SGK Ngữ

Một phần của tài liệu Dạy học bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp (Trang 35 - 43)

8. Bố cục của khoá luận

2.3. Tổ chức dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” trong SGK Ngữ

Ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp.

Bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” là bài học về lí thuyết. Bình thường để dạy một vấn đề lí thuyết phong cách, người ta thực hiện theo những quy trình chung: bước 1 (phân tích ngữ liệu), bước 2 (nội dung lí thuyết), bước 3 (luyện tập). Tuy nhiên trong khóa luận này, chúng tôi không làm theo quy trình như trên mà tìm hiểu dưới ánh sáng của quan điểm giao tiếp. Để dạy bài học này, giáo viên phải tuân thủ theo các bước sau:

- Bước 1: Tạo tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp và định hướng giao tiếp cho học sinh.

- Bước 2: Học sinh xác định hướng giao tiếp và tiến hành phân tích các tri thức tiếng Việt theo các nhiệm vụ giao tiếp.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

- Bước 3: Rút ra nhận xét, yêu cầu của bài học và đánh giá hiệu quả giao tiếp.

- Bước 4: Thực hành giao tiếp theo các nhiệm vụ giao tiếp mớị - Bước 5: Đánh giá sản phẩm giao tiếp.

2.3.1. Tạo tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp và định hướng giao tiếp cho học sinh.

Dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” theo hướng giao tiếp chính là dạy cho học sinh cách tổ chức giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách hiệu quả trong những tình huống điển hình và cụ thể.

“Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” là bài học về lí thuyết, do vậy nó khác hoàn toàn so với dạy học bài thực hành theo hướng giao tiếp. Dạy bài lí thuyết, người giáo viên không chỉ cung cấp về mặt lí thuyết cho học sinh mà còn giúp cho học sinh biết cách tạo ra sản phẩm giao tiếp. Để dạy tốt bài học này, giáo viên phải chuẩn bị một tình huống giao tiếp tiêu biểu để học sinh dễ tiếp nhận.

Như chúng ta đã biết ngôn ngữ sinh hoạt rất gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, do đó khi dạy bài này giáo viên cần tạo ra tình huống gần gũi với học sinh. Giáo viên phải có sự đầu tư về ngữ liệu, ngữ liệu đó phải chứa được đầy đủ các nhân tố giao tiếp (nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp). Đây là bước khởi đầu của việc dạy theo hướng giao tiếp vì thế nó vô cùng quan trọng và cần thiết. Giáo viên có tạo ra được tình huống giao tiếp, học sinh mới thấy được sản phẩm giao tiếp được hình thành như thế nào hay nói cách khác học sinh mới nắm được cách thức tiếp nhận sản phẩm giao tiếp một cách hiệu quả nhất.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Khi dạy bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”, giáo viên có thể đưa ra tình huống bằng ngữ liệu trong SGK. Đây là tình huống cụ thể và khá gần gũi với các em học sinh:

Ngữ liệu 1:

“(Buổi trưa, tại khu tập thể X, hai bạn Lan và Hùng gọi Hương đi học) - Hương ơi! Đi học đi!

(Im lặng)

- Hương ơi! Đi học đi! (Lan và Hùng gào lên)

- Gì mà ầm ầm lên thế chúng mày! Không cho ai ngủ ngáy nữa à! (tiếng một người đàn ông nói to)

- Các cháu ơi, khẽ chứ! Để cho các bác ngủ trưa vớị

- Nhanh lên con, Hương. (tiếng mẹ Hương nhẹ nhàng ôn tồn) - Đây rồi! Ra đây rồi! (tiếng Hương nhỏ nhẹ)

- Gớm, chậm như rùa ấy! Cô phê bình chết thôi! (tiếng Lan càu nhàu) - Hôm nào cũng chậm. Lạch bà lạch bạch như vịt bầu thế. (tiếng Hùng tiếp lời)”.

Ngữ liệu 2:

“8 - 3 - 69

Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuyạ Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành câỵ Nghĩ gì đấy Th. ơỉ Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thương trên mảnh đất Đức Phổ nàỵ Rồi cảnh chia li, cảnh đau buồn cũng đến nữạ.. Đáng trách quá Th. ơi! Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xạ Chiến trường vẫn đang mùa chiến thắng”.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

(Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005) Ngoài ra trong quá trình dạy, giáo viên có thể tạo ra các tình huống giả định bằng cách cho học sinh đóng vai thực hiện các tình huống giao tiếp.

Có thể nói, dạy học tiếng Việt nói chung và dạy bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” nói riêng, giáo viên cần tạo ra tình huống giao tiếp để kích thích nhu cầu giao tiếp của các em. Sử dụng tình huống giao tiếp cụ thể để học sinh rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Việt, luyện tập kĩ năng tạo sản phẩm giao tiếp là các ngôn ngữ cơ bản ở dạng nói và dạng viết.

2.3.2. Học sinh xác định hướng giao tiếp và tiến hành phân tích các tri thức tiếng Việt theo các nhiệm vụ giao tiếp.

Sau khi giáo viên đưa ra tình huống giao tiếp, bước tiếp theo học sinh cần xác định hướng giao tiếp và tiến hành phân tích các tri thức tiếng Việt theo nhiệm vụ giao tiếp. Đây là việc làm vô cùng cần thiết khi dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”. Bởi lẽ nếu không xác định được hướng giao tiếp, học sinh không thể tiếp nhận và tạo lập được sản phẩm giao tiếp một cách chính xác. Bước này giúp học sinh biết cách khai thác các nhân tố giao tiếp trong một tình huống giao tiếp cụ thể, từ đó các em rút ra được kết luận cần thiết của bài học. Để thực hiện điều đó, giáo viên cần hướng dẫn các em phân tích các tri thức tiếng Việt bằng hệ thống các câu hỏi sau:

- Cuộc hội thoại diễn ra trong hoàn cảnh nàỏ

- Các nhân vật giao tiếp gồm những aỉ Và họ có quan hệ với nhau như thế nàỏ

- Nội dung, hình thức và mục đích của cuộc hội thoại là gì?

- Trong hoạt động giao tiếp, người tham gia giao tiếp sử dụng âm thanh, từ ngữ, ngữ điệu, cử chỉ, câu như thế nào để biểu thị nội dung giao tiếp. Để làm rõ tính cá thể, giáo viên có thể cho học sinh đóng vai một người có tuổi và một người trẻ tuổị Sau đó yêu cầu học sinh xác định đặc điểm

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

ngôn ngữ của từng bạn, xem giọng nói của người già như thế nào, giọng người trẻ như thế nào nhằm giúp các em hiểu được ảnh hưởng của nhân vật giao tiếp đến cá thể từng ngườị

Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và đưa ra đáp án đúng nhất cho học sinh.

Dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” theo hướng giao tiếp, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định hướng giao tiếp nhằm giúp các em tích cực, chủ động, sáng tạo trong giờ học đồng thời nắm kiến thức trong bài chắc chắn hơn. Hơn nữa việc làm này còn có tác dụng định hướng cho việc tạo lập sản phẩm theo đúng yêu cầu của người tiếp nhận.

2.3.3. Rút ra nhận xét, yêu cầu của bài học và đánh giá hiệu quả giao tiếp.

Sau khi hướng dẫn học sinh phân tích tình huống giao tiếp, giáo viên cần rút ra những kết luận cần ghi nhớ để học sinh hiểu rõ nội dung bài học. Đây là kết quả của bước một và bước hai nên nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi dạy bài nàỵ Bởi lẽ nếu giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh phân tích các tri thức tiếng Việt mà không đưa ra kết luận cần ghi nhớ thì học sinh không thể nắm được nội dung cốt lõi của bài học. Ở bước này, học sinh cần rút ra những kiến thức trọng tâm của bài học. Đó là khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể).

Có thể nói với việc tạo ra tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp của các em học sinh, giáo viên không chỉ đem lại cho các em giờ học hứng thú, sôi nổi mà còn rèn luyện khả năng giao tiếp của các em. Đây là lúc các em có điều kiện diễn đạt tư tưởng của mình bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhaụ Quá trình giao tiếp giúp cho học sinh tự tin hơn trong học tập, trao đổi suy nghĩ bản thân và rèn luyện cho học sinh khả năng diễn đạt lưu loát, mạch lạc. Do vậy chúng ta có thể khẳng định đây là sản phẩm giao tiếp hoàn thiện.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

2.3.4. Thực hành giao tiếp theo các nhiệm vụ giao tiếp mớị

Ở các bước trên, người học đã nắm được cách thức tạo ra hoạt động giao tiếp. Các em được giáo viên cung cấp cho những kiến thức trọng tâm của bài học như: khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt một cách khá đầy đủ tức là các em đã được tường minh về mặt lí thuyết. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở việc cung cấp lí thuyết thì chưa đủ, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh thông qua phần thực hành. Bởi lẽ một hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: tạo lập văn bản và tiếp nhận văn bản. Do đó dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” theo hướng giao tiếp, giáo viên cần đảm bảo hai quá trình này cho học sinh để rèn luyện kĩ năng tạo sản phẩm giao tiếp cho các em.

Nếu như ở các bước trên, giáo viên rèn luyện cho học sinh kĩ năng tiếp nhận văn bản thông qua tình huống giao tiếp thì ở bước này, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng tạo lập văn bản thông qua phần thực hành. Để làm được điều đó, giáo viên yêu cầu học sinh viết một đoạn văn có sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt (có thể là một bức thư ngắn hoặc một đoạn nhật kí cá nhân). Để thống nhất, giáo viên có thể đưa ra một chủ đề chung cho cả lớp như: “Hãy viết một đoạn nhật kí cá nhân miêu tả việc làm một ngày của bạn”. (trong đoạn văn có sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt). Sau khi các em hoàn thành sản phẩm tạo lập, giáo viên cho học sinh trình bày rồi nhận xét, đánh giá, rút ra kết luận cần thiết.

Có thể nói đây là bước không thể thiếu khi dạy bài lí thuyết theo hướng giao tiếp. Bước này giúp các em vận dụng kiến thức lí thuyết đã được học để đi tạo lập văn bản theo đúng yêu cầu đề rạ Các em không chỉ nắm được cách thức tiếp nhận sản phẩm giao tiếp mà còn biết cách tạo ra sản phẩm giao tiếp. Đây là lúc khả năng diễn đạt và tư chất, mức độ hiểu bài của các em được thể hiện rõ nhất.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

2.3.5. Đánh giá sản phẩm giao tiếp.

Trong phạm vi giáo dục, đánh giá được hiểu là quá trình đo kết quả thực hiện các mục tiêu giáo dục, từ đó định ra việc làm tiếp theo để tác động vào quá trình dạy học.

Với học sinh, đánh giá là đo kết quả học tập đạt được, mức độ thành công trong việc rèn luyện các kĩ năng và khả năng nắm bắt các tri thức ở từng lớp, qua từng bài, phát hiện những khó khăn và tìm ra các biện pháp khắc phục. Với giáo viên, đánh giá sẽ cho thấy độ thích hợp của nội dung, phương pháp so với trình độ của học sinh, phát hiện những điểm cần điều chỉnh, thay đổị Do vậy đánh giá kết quả học tập là động lực thúc đẩy quá trình dạy học. Trong dạy học tiếng Việt cũng không thể thiếu hoạt động đánh giá.

- Về nội dung đánh giá: Giáo viên đánh giá theo những tiêu chí sau:

+ Về mặt ngữ pháp:

Hầu hết các em viết đoạn văn đều đảm bảo yêu cầu về mặt ngữ pháp. Câu đủ hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ, có đầy đủ các dấu câu, đảm bảo đầy đủ cấu trúc của một đoạn văn. Từ ngữ trong sáng, gần gũi, dễ hiểu + Đảm bảo đúng định hướng đề ra:

Ngôn ngữ sinh hoạt là ngôn ngữ hàng ngày nên rất gần gũi, quen thuộc với các em học sinh. Vì thế khi tạo lập văn bản, các em đều viết đúng phong cách, đảm bảo đúng định hướng đề rạ

- Về hình thức đánh giá:

Có hai hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đó là: kiểm tra bài viết và quan sát trực tiếp trong quá trình học.

Khi đánh giá học sinh, giáo viên cần đánh giá cụ thể, chi tiết, thái độ đánh giá của giáo viên cần niềm nở, chân thành. Thông qua lời đánh giá đó, học sinh tìm được cách tốt nhất để thể hiện bài làm của mình. Nhận xét về

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

cách dùng từ, diễn đạt sẽ là những bài học kimh nghiệm giúp học sinh tích luỹ để giao tiếp tốt hơn trong môi trường thực tế cuộc sống.

2.4. Kết luận.

Dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” trong SGK Ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp nhằm giúp học sinh nắm được quy tắc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp để có thể giao tiếp hiệu quả. Đồng thời dạy học theo hướng giao tiếp nội dung học tập của học sinh sẽ sinh động, thiết thực gắn bó với đời sống. Vì vậy học sinh sẽ hứng thú học tập hơn. Tuy nhiên phương pháp này chủ yếu giúp học sinh biết cách sử dụng tiếng Việt với tư cách là phương tiện giao tiếp, do đó việc trình bày các kiến thức lí thuyết không liên tục. Khi vận dụng phương pháp này vào dạy học tiếng Việt, giáo viên cần chú ý: không nên chỉ quan niệm dạy học theo những tình huống giả định mà cần đưa ra những tình huống giao tiếp thực tế. Dạy tiếng Việt cần chú trọng nâng cao tính thực hành. Phải đưa bài học vào những tình huống thực hành giao tiếp nghe, nói, đọc, viết cụ thể, giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện hiệu quả trong việc học tập. Có như vậy việc học của các em mới đạt kết quả caọ

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM.

Thực nghiệm là một công việc đặc biệt quan trọng và không thể bỏ qua trong phương pháp dạy học nói chung và quá trình nghiên cứu đề tài này nói riêng. Thực nghiệm chính là việc vận dụng những vấn đề đang nghiên cứu trên các phương diện lí thuyết vào thực tế giảng dạy để đánh giá nội dung dạy học và nhận thức của học sinh. Kết quả thực nghiệm sẽ là cơ sở để ta điều chỉnh nội dung phương pháp dạy học cho học sinh.

Một phần của tài liệu Dạy học bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp (Trang 35 - 43)