7. Bố cục của luận văn
2.2.2. Thực trạng hải thương giai đoạn 1874 1883
Ngay sau khi nhƣ̃ng chính sách mới đƣợc ban hành , tình hình hải thƣơng đã có nhiều khở i sắc . Năm 1874, vua Tƣ̣ Đƣ́c cử Phạm Phú Thứ - ngƣời thông hiểu nhanh nhẹn, giỏi giang làm Thự Hải An Tổng đốc kiêm sung Tổng lý thƣơng chính đại thần [77, 213]. Tiến thêm một bƣớc, tháng 8/1874, Tự Đức đồng ý cho ngƣời dân có thể tự lập phố buôn bán ở cảng Ninh Hải. Sự kiện này đƣợc ghi lại nhƣ sau: “Tháng 8/1874, Nguyễn Văn Tường tâu rằng: Hà Nội là nơi người Tàu tụ hội buôn bán, như mở chợ chứa
đồ hàng hóa ở Ninh Hải và Cấm Giang, lập phố buôn bán làm thành chỗ vui, người Tàu đã ở đó thời người Tây không lẽ bỏ nơi ấy mà tìm nơi khác. Xin mật tư Hà Nội và Nam Định sức khách buôn trong hạt ai có tình nguyện lập phố buôn bán ở cửa biển Ninh Hải, hạn trong 3 tháng do quan tỉnh Hải Dương đầu đơn mà xin lập phố mở chợ từ đồn Ninh Hải trở lên, theo hai bên bờ sông Cấm. Lại xin lựa người đổng lý việc buôn. Ngài cho” [78, 196].
Tại đây , Phạm Phú Thứ đã thành lập Nha thƣơng chính Hải Ninh và đƣa thƣơng cảng Ninh Hải vào hoạt động . Ông còn mạnh dạn đề nghị ngƣời Pháp giúp dạy nghiệp vụ kinh doanh . Vua Tự Đức cũn g chủ trƣơng cho xây dựng các chợ buôn bán lúa gạo ở chợ An Biên (huyện An Dƣơng) và xã Đồn Sơn (huyện Đông Triều); mở trƣờng cho nha Thƣơng Chính ở tỉnh Hải Dƣơng học chữ Tây và tiếng Tây nhằm tạo cơ sở cho các hoạt động quản lý thuế quan cũng nhƣ chấp nhận cho các thƣơng nhân ngƣời Hoa, ngƣời Pháp tham gia vào việc thám sát và khai mỏ ở Đông Triều. Những hoạt động thƣơng mại ở Ninh Hải diễn ra khá tấp nập, mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Năm 1880, theo số liệu của Nha Thƣơng chính Hải Phòng chỉ trong 4 tháng đã mua đƣợc 500.000 tấn gạo để bán sang Hồng Kông. Với sự cố gắng của Phạm Phú Thứ, ít lâu sau, Ninh Hải trở thành cảng biển buôn bán tấp nập, trên bến dƣới thuyền với phố xá, làng mạc sầm uất, có cơ quan phòng thủ suốt một vùng duyên hải, có Tòa thƣơng chính phụ trách việc đánh thuế tàu thuyền ra vào.
Nhƣ̃ng chính sách mới đã mở ra cơ hội buôn bán mạnh mẽ đối với thƣơng nhân trong và ngoài nƣớc. Kết quả của chính sách này là bƣớc đầu thuế Thƣơng bạc chính ở 3 sở Bình Định, Hà Nội, Hải Dƣơng năm 1877 thu đƣợc là 5484399 quan, 121.726 lạng bạc thuế và 103.684 lạng bạc thƣơng chính [41, 32]. Bên cạnh đó, các cơ sở buôn bán bờ biển cũng đƣợc triều đình
lập ra, nổi bật nhất chính là vai trò của Chiêu thƣơng Cục do Bùi Viện đề nghị thành lập.
Đƣợc sự đồng ý của vua Tự Đức, năm 1878, Bùi Viện đã thành lập Chiêu Thƣơng Cục. Chiêu Thƣơng Cục là một tổ chức buôn bán lập ở cửa biển Thuận An mà cổ phần một nửa là của triều đình Huế. Với sáng kiến này của Bùi Viện, Chiêu Thƣơng Cục có thể gọi là công ty buôn bán lớn nhất từ trƣớc đến lúc bấy giờ ở Việt Nam, do ngƣời Việt Nam điều hành. Chiêu Thƣơng Cục có tới hai trăm chiếc thuyền qua lại Thanh Hải và các sông to, nhỏ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Công việc của Chiêu Thƣơng cục là mang các nông - lâm sản từ Việt Nam nhƣ thóc, gạo, gỗ và khoáng sản sang bán ở Trung Hoa, rồi từ đó ngƣời Trung Hoa buôn đi các nƣớc Âu - Mỹ. Từ Thƣợng Hải và Hƣơng Cảng, Chiêu Thƣơng Cục còn mua các thứ hóa phẩm của Trung Hoa, Âu- Mỹ mang về bán cho các nhà buôn nhỏ ở Hà Nội, Huế và các thị trấn khác ở địa phận Việt Nam. Việc trao đổi hàng hóa trên cửa biển mà Bùi Viện là ngƣời đứng đầu đã mang lại những mối lợi lớn cho dân, cho nƣớc và cho triều đình.
Đối với dân quê, nông sản dễ tiêu thụ khiến cho việc làm ăn đƣợc dễ dàng. Các hàng hóa vật dụng hàng ngày cũng nhờ Chiêu Thƣơng Cục mà mua đƣợc giá rẻ hơn trƣớc. Với triều đình thì việc khuếch trƣơng về thƣơng mại đã đem lại cho công quỹ một món tiền rất quan trọng. Điều này làm cho Bùi Viện rất vui mừng. Từ khi ở Hoa Kỳ về, Bùi Viện cho rằng muốn thắng kẻ thù thì ngoài việc xây dựng một đội quân hiện đại thì triều đình cần phải phát triển công thƣơng nghiệp và kỹ xảo để theo kịp cuộc tiến hóa của các nƣớc phƣơng Tây. Vì vậy, triều đình phải luôn có đại biểu ở nƣớc ngoài để giao thiệp, thông thƣơng và đồng thời đƣa học sinh ra nƣớc ngoài để học hỏi các môn khoa học và công nghệ. Nhƣng muốn làm đƣợc những việc trên thì phải
có tiền. Vì vậy, Bùi Viện đã dày công suy nghĩ và tiến hành thực hiện các biện pháp để tăng thêm nguồn thu cho công quỹ.
Thời gian này, triều đình Huế thƣờng xuyên cử các phái bộ đi Xiêm , Hồng Kông, Trung Quốc, Hạ Châu (Singapore), Pháp và thậm chí sang tận Mỹ để đặt quan hệ ngoại giao . Năm 1875, Bùi Viện đƣợc cử sang gặp Tổng thống Mỹ. Ông gă ̣p công sƣ́ Mỹ ở Hồng Kông và ở Nhật , sau đó vƣợt trùng dƣơng đến San Franciso , rồi tiếp đến thủ đô của nƣớc Mỹ . Ở đó ông đƣợc Tổng thống Ulysses Simpson Grant tiếp đãi mô ̣t cách tro ̣ng thể và đàm phán về các vấn đề liên quan đến sƣ̣ viê ̣n trợ của Mỹ ở Việt Nam, trong lúc quan hê ̣ của Pháp với Việt Nam đã trở nên rất căng thẳng . Tuy vâ ̣y, cuô ̣c điều đình đã không đa ̣t kết quả vì hoàn cảnh chính tri ̣ lúc đó chƣa cho phép Mỹ thƣ̣c hiê ̣n lời hƣ́a . Tiếp đó, tháng 12/1875, triều đình Huế muốn tiếp xúc với nƣớc Ý nhƣng bi ̣ ngƣời Pháp ngăn cản [11, 20].
Năm 1878, phái bộ Việt Nam do Đinh Văn Giản dẫn đầu sang Băng Cốc đă ̣t quan hê ̣ ngoa ̣i giao . Mă ̣c dù bi ̣ Pháp ngăn cản nhƣng phái đoàn vẫn đem quốc thƣ của vua Tƣ̣ Đƣ́c đến Quốc vƣơng Thái Lan: “Khi sang đặt quan hê ̣ ngoại giao với Thái Lan (tức Ayuthaya), tàu của sứ thần ghé vào Sài Gòn , được tướng Pháp đón tiếp trọng thể , đãi tiê ̣c rượu xong giả vờ hỏi sứ đi tỉnh nào, nước nào s ẽ hết lòng trả lời . Sau khi sứ thần Đinh Văn Giản trả lời , tướng Pháp mới bảo rằng thư và quà tặng vua Aythaya đó , nếu ông mang đi thì tôi thấy rằng mất thì giờ và tốn kém lương thực , tiền công vô ích, ông nên giao cho 1 quan chứ c đi với tôi , tôi sẽ mang quà này dâng cho vua Xiêm La , bảo Đinh Văn Giản ở lại Sài Gòn để tướng Pháp gửi trình vua Tự Đức , xin cho hắn mang quốc thư. Sau khi nhận được thư của vua Tự Đức ,tướng Pháp mới bằng lòng cho sứ Đại Nam sang Xiêm La…
Khi Đinh Văn Giản sang Xiêm La có mang theo một số học viên xin gửi học tiếng Xiêm La , đồng thời sao chép lại các hiê ̣p ước giữa Xiêm La và
ngoại quốc mang về dâng hoàng đế Đại Nam . Ý định của Hoàng đế Tự Đức trong viê ̣c sai phái bộ ngoại giao Xiêm La là muốn mở quan hê ̣ bang giao với ngoại quốc” [35, 12].
Bảng 2.8: Các thƣơng đoàn Việt Nam đƣợc cử đi ra nƣớc ngoài giai đoạn 1874 - 1883
Năm Phái viên Nơi đến Mục đích
1875 Bùi Viện Hoa Kỳ Đặt quan hệ ngoại giao 1878 Đinh Văn Giản Băng Cốc Đặt quan hệ ngoại giao 1879 Nguyễn Hiê ̣p Vọng Các Để ý công viê ̣c các nƣớc 1881 Lê Đãn Hƣơng Cảng Để ý công viê ̣c các nƣớc 1882 Lê Đĩnh Hồng Kông Thƣơng thuyết buôn bán
(Nguồn: Đại Nam thực lục, bản dịch từ tập XXXIV đến tập XXXVI, Nxb Khoa học xã hội, HN, 1973, 1974)
Kết quả của việc thực hiện chính sách hải thƣơng tuy rằng hơi muộn nhƣng rất cần thiết của vua Tự Đức đã khiến tình hình ngoại thƣơng của triều Nguyễn có phần khá hơn so với giai đoạn trƣớc . Điều đó thể hiện rất rõ qua một số trung tâm thƣơng mại lớn của Việt Nam nhƣ : Bao Vinh (Huế), Thanh Hà, Hải Phòng.
So sánh với các khu thƣơng mại khác của Huế từ đầu thế kỷ XIX đến năm 1885, trƣớc khi bị tàn phá bởi thất thủ kinh đô, nhƣ chợ Dinh, Gia Hội, Đông Ba… thì hoạt động buôn bán ở Bao Vinh có thịnh vƣợng hơn, phố ngói nhiều hơn, thƣơng nhân nhiều hơn. Thuyền trƣởng D.Rhins thời điểm năm 1876 cũng cho biết: “Khi thuyền đi qua trước mặt Thanh Hà mà ông không hề chú ý đến nó, đến khi đi qua cồn nổi Minh Hưng ông mới chú ý đến cảnh nhộn nhịp ở Bao Vinh mà ông ngỡ là Mang Cá ” [8, 5]. “Đây là cảng trong đất liền của Huế. Nhiều thuyền An Nam và Tàu chen chật trên con sông hẹp và sâu (sông rộng 150 m, sâu 8 m). Đừng có dựa vào cái nhìn bên ngoài đối
với các loại thuyền và lớp lá đậy các khoang thuyền và các hạng rẻ tiền là những cái bành lụa, tiêu, ngà voi, đường quế, đậu khẩu, sa nhân chàm, thuốc lá, trà, thuốc phiê ̣n, các thứ mỹ nghệ bằng ngà voi, bằng bạc bằng đồng đen, vũ khí, bàn ghế, gỗ được trạm trổ hoặc cẩn xà cừ” [8, 5].
Trên bến cảng Bao Vinh, R.Morineau viết tiếp ngoài những chuyến đi khơi buôn bán với các nƣớc, “chúng tôi thấy có các loại thuyền kiểu dáng hoàn toàn An Nam với kiểu dáng thủy thủ Bắc Kỳ hay An Nam thuyền là Nam Định, Phan Rí, Quy Nhơn hay Đà Nẵng. Thuyền của Nam Định chở đến các chuyến hàng đủ thứ: Tơ lụa Nam Định, bàn ghế trạm chổ hoặc cẩn xà cừ Bắc Kỳ, chiếu Phát Diệm, quế Thanh Hóa và các mặt hàng của Bắc Kỳ được nhập từ Trung Hoa và Nhật Bản… Tất cả các thuyền ấy khi rời khỏi Bao Vinh đều chở đầy hàng hóa để đưa về Trung Hoa và Hồng Kông qua cảng Hải Phòng và Đà Nẵng. Nhất là các thứ gạo, ngô, sắn, khoai và lâm sản như mây, cán giáo, ván thuyền, trầm hương và các sản vật của miền Thượng được tập trung về Huế do thuyền người An Nam và Tàu” [8, 6].
Đối với cảng Hải Phòng, chỉ từ năm 1875 đến 1882, theo thống kê của Raffi Gilles đã cho thấy trong một thời gian ngắn, lƣu lƣợng thƣơng mại ở cảng Hải Phòng đã có những thay đổi đáng kể.
Bảng 2.9: Số lƣơ ̣ng các tàu nhâ ̣p cảng Hải Phòng theo quốc ti ̣ch 1875 - 1882 [30, 70]
Năm Anh Trung
Quốc Hoa Kỳ Pháp Đức Nhật
Các nước khác Tổng cộng 1875 2 0 0 0 0 0 0 2 1876 13 1 0 2 2 0 0 8 1877 29 11 4 14 14 0 3 75 1878 32 10 6 21 21 2 2 94 1879 35 24 20 5 5 0 5 94
1880 34 38 22 6 6 3 8 117
1881 35 31 17 9 9 1 8 110
1882 29 22 8 8 8 0 11 86
Tổng 209 137 77 65 65 6 37 596
% 35,07 22,99 12,92 10,91 10,91 1,01 6,21 100
Bảng 2.10: Tổng giá tri ̣ hàng hóa xuất nhâ ̣p khẩu theo thi ̣ trƣờng qua cảng Hải Phòng 1875 - 1882 [30, 120] Đơn vị: 1.000.000 francs Năm Nhập khẩu Tốc độ tăng trưởng
Xuất khẩu Tốc độ tăng trưởng Hiệu số xuất, nhập 1875 866 100% 682 100% -184 1876 4600 531% 5834 855% 1234 1877 8603 993% 7979 1170% -624 1878 8588 992% 8866 1300% 278 1879 4330 500% 6520 956% 2190 1880 5150 595% 7513 1102% 2361 1881 5181 598% 7412 1087% 2231 1882 5307 613% 6113 896% 806
Điều dễ dàng nhận thấy là sự tăng trƣởng vƣợt bậc của các hoạt động
thƣơng mại và trao đổi ở cảng Hải Phòng chỉ trong một thời gian khá ngắn. Từ năm 1875 - 1876, tổng giá trị lƣu lƣợng thƣơng mại trung bình tăng khoảng 6 lần và tốc độ này vẫn đƣợc giữ nguyên cho đến năm 1878. Trong khi đó, số lƣợng tàu nƣớc ngoài cập cảng từ 2 chiếc năm 1875 tăng lên 117 chiếc năm 1880. Giai đoạn 1878 - 1880 có thể xem là thời kỳ phát triển đỉnh cao của các hoạt động xuất nhập khẩu thông qua cảng Hải Phòng từ sau khi mở cửa. Nhìn chung, xu hƣớng chung của trao đổi hàng hóa ở cảng Hải
Phòng là sự chiếm ƣu thế về giá trị của các mặt hàng xuất khẩu bởi lẽ đây là cửa ngõ quan trọng cho các mặt hàng xuất khẩu chính của vùng châu thổ Bắc Kỳ cũng nhƣ Vân Nam. Sự suy giảm thƣơng mại ở Hải Phòng bắt đầu diễn ra từ khoảng những năm 1881 - 1882. Đây là thời kỳ diễn ra những biến động chính trị to lớn. Thời gian này, Hải Phòng cũng đƣợc xem nhƣ là cảng đem lại hiệu quả kinh tế lớn nhất trong số cảng đƣợc mở. Những thống kê từ các cơ quan thuế vụ và Bộ Hộ của triều Nguyễn cho biết từ tháng 1 đến tháng 10 năm 1878 số thuế thu đƣợc trung bình của cảng Hải Phòng là 4366 quan/tháng gấp 2 lần so với Hà Nội là 1970 quan/tháng và Bình Định là 1939/tháng [21, 311].
Phân tích vai trò của các quốc gia đã tham gia vào các hoạt động kinh tế ở hải cảng này cho thấy mặc dù đƣợc thiết lập một chế độ lãnh sự và đại diện thƣơng mại song kể từ thời điểm cảng Hải Phòng đƣợc mở cho đến thập niên 80 ngƣời ta ít thấy vai trò của chính quyền Pháp. Trong 9 tháng kể từ tháng 9/1875 dến tháng 6/1876, cảng Hải Phòng đã tiếp nhận những con tàu của Anh, Đức và Trung Hoa nhƣng không hề có một chiếc tàu nào của Pháp. Hơn nữa, dù thuyền từ cảng Sài Gòn đƣợc dành hẳn một chế độ ƣu đãi về thuế quan khi chỉ phải chịu một nửa số thuế đánh vào giá trị hàng hóa xuất phát thì tổng giá trị hàng hóa từ cảng này đến Hải Phòng chỉ chiếm một con số không đáng kể là 3085 tales bạc so với hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc (chủ yếu từ Hồng Kông) lên tới 435.237 tales bạc (171, 299 - 300). Từ năm 1875 đến năm 1882, trong tổng số 596 tàu thuyền có các quốc tịch khác nhau đến cảng Hải Phòng thì thuyền của Pháp chỉ chiếm 65 chiếc (chiếm 10,9%) với trọng tải là 28.381 tấn (chiếm 8,26% tổng tải của các thuyền cập bến). So với các quốc gia khác thì các thƣơng thuyền của Pháp chỉ tƣơng đƣơng hoặc ít hơn về số lƣợng và trọng tải so với các thuyền đến từ Đức và Hoa Kỳ, những quốc gia vốn không có truyền thống buôn bán với Bắc Kỳ [30, 110].
Trong khi đó, những thƣơng thuyền mang quốc tịch Anh hầu nhƣ chiếm áp đảo với tỷ lệ 35% về số lƣợng và 12,4% về sản lƣơng. Đó chỉ là những số liệu quan nhật ký của các cơ quan lãnh sự và thƣơng mại Pháp ở Hải Phòng. Trên thực tế, số lƣợng tàu Trung Quốc cập cảng còn nhiều hơn. Theo thống kê của Tsuboi chỉ riêng 6 tháng năm 1877 đã có tới 168 tàu buôn Trung Quốc tới Hải Phòng với tải trọng là 5571 tấn và 131 tàu thuyền đã rời đi với số trọng tải là 4236 tấn.
Sau khi mở cửa cảng Sài Gòn đã diễn ra những thay đổi nhất định trong chính sách ngoại giao và kinh tế của nhà Nguyễn. Cùng với việc tăng cƣờng các điều kiện cho việc phát triển hoạt động quản lý thuế quan của cảng Hải Phòng nhƣ chủ trƣơng cho xây dựng các chợ buôn bán lúa gạo ở chợ An Biên huyện An Dƣơng và xã Dồn Sơn (huyện Đông Triều) hay mở trƣờng cho Nha thƣơng chính ở tỉnh Hải Dƣơng học chữ Tây và tiếng Tây thì năm 1879 triều Nguyễn ký với Tây Ban Nha một hiệp ƣớc thƣơng mại với các điều khoản tƣơng tự nhƣ các điều khoản thƣơng mại đã ký với Pháp trừ những ƣu đãi về chế độ thuế quan cho các hàng hóa của ngƣời Pháp ở Sài Gòn.
Đƣợc ƣu đãi trên bình diện thƣơng mại giữa Trung Hoa và Việt Nam , ngƣời Hoa còn đƣợc hƣởng nhiều đ ặc quyền trong đất nƣớc Việt Nam so với ngƣời Việt và ngƣời phƣơng Tây. Ngƣời Hoa có thể mua gạo trực tiếp từ nơi sản xuất với điều kiện có lợi nhất mà không cần phải quan tâm về những hạn chế chính thức. Lãnh sự Pháp ở Hải Phòng, phản đối thực trạng ấy trong 1 báo cáo ngày 25/6/1876: “Mỗi ngày, mại bản người Hoa đi mua hàng ở người