Hạn chế và nghiêm cấm giao lưu buôn bán trên biển (1848 1874)

Một phần của tài liệu Hải thương việt nam dưới triều vua tự đức (1848 1883) luận văn ths lịch sử (Trang 48 - 60)

7. Bố cục của luận văn

2.1.1 Hạn chế và nghiêm cấm giao lưu buôn bán trên biển (1848 1874)

Đối với các nước phương Tây

Năm 1848, vua Tự Đức chính thức lên ngôi. Tiếp tục thực hiện đƣờng lối thƣơng mại của vua cha, trong những năm đầu cai trị, vua Tự Đức cự tuyệt các đề nghị thông thƣơng chính thức với các quốc gia bên ngoài, nhƣng lại tạo điều kiện cho thƣơng nhân các nƣớc tới buôn bán. Thái độ không chấp nhận tàu thuyền phƣơng Tây đến Việt Nam buôn bán đƣợc thể hiện rõ ngay từ khi nhà vua lên ngôi. Trong Đại Nam thực lục có chép: “Trước đây vua cho Đào Trí Phú gửi mua hàng hóa ở phương Tây. Đến đây tàu buôn người phương Tây chở hàng hóa ở cửa biển Đà Nẵng - Quảng Nam, sai Bộ hộ Tả Tham tri là Tôn Thất Thường đến nơi khoản tiếp. Các chính khanh ở sáu bộ can ngăn, với ý là không cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn, vì nếu buôn bán với họ thì người Tây Dương sẽ nhòm ngó được vào Việt Nam. Nếu không giao lưu sẽ không có điều kiện cho người Tây Dương nhòm ngó” [72, 71].

Sau sự cố đáng tiếc năm 1845, năm 1849, Tổng thống Hoa Kỳ Zachary Taylor có gửi thƣ cho vua Tự Đức để xin lỗi vì những “hành vi bất nhã”. Bức thƣ có đoạn: “Tôi rất đau lòng khi được biết 4 năm trước đây (mà tôi cũng chỉ mới nghe được gần đây, lần đầu tiên, vì nước ngài quá xa xôi), thuyền trưởng Pi- Rây - Van đã cho quân đổ bộ lên đất liền ở vịnh Turan, bắn vào thần dân của ngài, giết và làm bị thương một số người” [47, 146]. Bên cạnh đó, tổng thống Mỹ đã cử lãnh sự Hoa Kỳ tại Singapore đến Việt Nam để thiết lập mối quan hệ ngoại giao. Nhƣng nhà Nguyễn lúc này đang đứng gần ngƣỡng cửa của một cuộc chiến tranh chống lại sự xâm lƣợc của liên quân Pháp - Tây Ban

Nha, đã không quan tâm tới lời đề nghi ̣ của Hoa Kỳ . Ngày 15/1/1851, Balestier gửi cho Tổng thống Hoa Kỳ một lá thƣ nêu rõ nguyên nhân thất bại của ông. Bức thƣ có đoạn: “Tôi xin trân trọng thưa với Ngài rằng thất bại của tôi trong việc ký Hiệp ước với Cochinchine xuất phát từ quyết định đã có sẵn của chính phủ ấy là không muốn thương lượng về ngoại giao hoặc không thương mại với người châu Âu vì sợ các nước ấy sẽ làm phương hại đến tàu bè và nền thương mại của họ” [47, 147].

Sự kiện này đƣợc sử gia nhà Nguyễn ghi lại nhƣ sau: “Mùa Xuân, tháng Giêng, Canh Tuất, Tự Đức năm thứ ba (1850), sứ của nước Malycăn ở Tây Dương là Bá Lý Chì (Balestier) đến cửa biển Đà Nẵng nói mang thư của nước ấy đến tạ lỗi, xin thông thương. Tỉnh thần Quảng Nam là Ngô Bá Hy đem việc tâu lên. Vua sai Tôn Thất Bật là Hậu quân Đô thống lãnh Tổng đốc Quảng Nam bàn cùng với Ngô Bá Hy rằng: “…Nhân dân nước ta chuyên nghề làm ruộng, trồng dâu, không thích chơi của lạ, nếu có lại buôn bán cũng không lợi gì”. Bá Lý Chì xin đi chơi núi Ngũ Hành rồi chở thuyền đi [71, 89]. Nhìn chung, mặc dù Hoa Kỳ đã nỗ lực nhằm thƣơng lƣợng và ký hiệp ƣớc thƣơng mại với Việt Nam, song mục đích của họ đã không dẫn tới một kết quả tốt đẹp nào.

Tiếp đó, năm 1855, Toàn quyền Anh ở Hồng Kông dẫn đầu một chiến hạm và một tàu máy tới cửa Hàn (cửa Đà Nẵng), mang theo quốc thƣ của Nữ hoàng Anh, một mặt xin triều đình Huế cho quân Anh đƣợc đóng đồn trên bờ với điều kiện treo cờ cả hai nƣớc Anh và Việt Nam, mặt khác đề nghị hai nƣớc cùng nhau thƣơng ƣớc và liên minh quân sự để chống lại mọi cuộc tấn công của Pháp có thể xảy ra. Nhƣng nhà vua đã cảnh giác với ý đồ của tƣ bản Anh, nên từ chối không tiếp. Năm 1855, tàu Anh đến xin thông thƣơng, nhƣng vua Tự Đức cũng từ chối với lí do “bất đồng văn hoá”! Nhƣ vậy, quan hệ của Việt Nam và Anh quốc dƣới triều Nguyễn chấm dứt ở đây.

Riêng đối với Pháp, vua Tự Đức sợ ảnh hƣởng đến vấn đề an ninh đất nƣớc vì nhà vua nhận thấy đất nƣớc đang bị đe dọa bởi sự nhòm ngó của thực dân Pháp. Sự kiện ảnh hƣởng đến vấn đề này là vào năm 1847, có 2 chiến thuyền Pháp do Đại tá Lapierre chỉ huy đòi Chính phủ Việt Nam phải chấp nhận Đạo Thiên chúa và phải trả tự do cho những nhà truyền đạo Pháp đã bắn chìm chiến thuyền Việt Nam tại cửa biển Đà Nẵng. Để thực hiện tham vọng thƣơng mại ở Viễn Đông, năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lƣợc Việt Nam. Từ đây, mối quan hệ giao thƣơng giữa Việt Nam với các nƣớc phƣơng Tây đã có những thay đổi đáng kể. Từ năm 1848 - 1874, trừ Nam Kỳ, triều Nguyễn vẫn kiểm soát đƣợc hoạt động ngoại thƣơng ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Tại Nam Kỳ, kể từ sau khi ký Hiệp ƣớc năm 1862, các hoạt động thƣơng mại ở Nam Kỳ đều do thực dân Pháp nắm giữ.

Sau nhiều biến động xã hội do thực dân Pháp đem đến và trƣớc thực trạng buôn lậu của Hoa thƣơng, năm 1866 vua Tự Đức đã chính thức cấm thuyền đi buôn ở các nƣớc khác. Sách Đại Nam thực lục ghi : “Năm 1866, chuẩn định lệ cấm thuyền buôn đi buôn ở ngoại quốc. Nhiều lần lệ định phàm thuyền của người nhà Thanh đến buôn nếu có cho trộm gạo, muối, vàng bạc, thiếc, kỳ nam, trầm hương, sừng tê, ngà voi các thứ vật cấm ấy thì thuyền và hàng hóa bắt sung và nếu đem theo thuốc phiện để bán thì cho khai rõ vào sổ ở thuyền và chiếu lệ đánh thuế 1 phần trong 40 phần. Nay chuẩn định thuyền buôn của dân ta, người nước nào lãnh giấy đi buôn ở nước ngoài thì khi xuất cảng hàng hóa phải cấm và thuốc phiện phải nộp thuế lệ cũng theo như lệ người buôn nhà Thanh mà làm, nếu như dám ẩn lậu gian dối, việc phát giác ra, tịch thu cả thuyền cùng hàng hóa, gia sản: Một nửa sung công, một nửa thưởng cho người tố cáo, người chủ thuyền chiếu theo luật trị tội” [76, 48].

Sau khi ban hành chính sách cấm thuyền ra nƣớc ngoài buôn bán, số lƣợng tàu, thuyền đã giảm đáng kể. Nếu năm 1866 - 1867, có 157 chiếc ra

nƣớc ngoài buôn bán, thì đến năm 1868 giảm một nửa, còn 87 chiếc. Hơn nữa, việc liên tiếp gặp thất bại trên mặt trận quân sự đã khiến triều Nguyễn dồn toàn bộ tâm , lực để bàn cách đối phó với thực dân Pháp mà không chú trọng nhiều tới các lĩnh vực khác.

Lê ̣nh cấm vƣợt biển ra nƣớc ngoài buôn bán đƣợc thi hành dƣới tr iều vua Tƣ̣ Đƣ́c là mô ̣t trong nhƣ̃ng nguyên nhân khiến vua Tƣ̣ Đƣ́c bi ̣ coi là đã thƣ̣c hiê ̣n chính sáchbế quan tỏa cảng”. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng việc ngăn cấm các thƣơng nhân ngƣời Việt vƣợt biển ra nƣớc ngoài buôn bán đã diễn ra từ 2 thế kỷ trƣớc, đặc biệt ở Đàng Ngoài. Các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài cho rằng n hà nƣớc phong kiến Việt Nam thi hành chính sách này để quản lý công dân và bảo vệ nguồn lợi thuế cho triều đình. Sang thế kỷ XIX, chính quyền nhà Nguyễn vẫn tiếp tục duy trì chính sách cấm đoán này. Đạo dụ đầu tiên với nội dung “Cấm vượt biển ra nước ngoài buôn bán” ra đời vào thời vua Gia Long (năm 1809) đã đƣợc sách Đại Nam thực lục ghi lại: “Những dân buôn ở các thành, trấn cùng người Thanh ở nước ta không được tự tiện đi Xiêm La và Hạ Châu buôn bán”. Đạo luật này đƣợc nhắc lại vào năm 1816, tiếp tu ̣c đƣợc vua Minh Mê ̣nh ban hành vào các năm 1824, 1828, 1834, 1835, 1838... Vua Tƣ̣ Đƣ́c đã tiếp tu ̣c thƣ̣c hiê ̣n chủ trƣơng sai lầm này mà không tính đến sự thay đổi của thời thế , đến yêu cầu bức thiết phải mở rô ̣ng giao lƣu buôn bán trong thời đa ̣i mới.

Vì vậy, đến thời vua Tự Đức , mă ̣c dù các thƣơng nhân ngƣời Viê ̣t và ngƣời Hoa ngu ̣ cƣ trên đất Viê ̣t Nam đã có trong tay mô ̣t số vốn lớn và nhƣ̃ng chiếc thuyền có khả năng vƣợt biển vẫn không đƣợc phép tƣ̣ mang hàng hóa đi bán, trao đổi ở nƣớc ngoài . Với lê ̣nh cấm này , vua Tƣ̣ Đƣ́c đã tƣ̣ ha ̣n chế khả năng xuất khẩu của sản phẩm hàng hóa trong nƣớc , làm ảnh hƣởng đến thu nhâ ̣p của ngƣời dân và của chính quốc gia hiê ̣n đang còn nghèo nàn và la ̣c hâ ̣u, đang rất cần giao lƣu hô ̣i nhâ ̣p với thế giới để phát triển.

Tuy nhiên, chính lúc cƣơng quyết bãi bỏ ký kết hiệp ƣớc thƣơng mạ i chính thức với các nƣớc phƣơng Tây , ban hành lệnh cấm buôn bán , vua Tƣ̣ Đức vẫn cho thƣơng nhân các nƣớc tới buôn bán, miễn là ho ̣ tuân thủ theo các luâ ̣t lê ̣, quy đi ̣nh của Nhà nƣớc và đem la ̣i nhƣ̃ng quyền lợi vâ ̣t chất thiết thƣ̣ c cho triều đình.

Đối với Trung Hoa và các nước Đông Nam Á

Trong quá trình thông thƣơng, chính quyền Việt Nam và Trung Hoa có mối quan hệ đặc biệt. Triều Nguyễn cấm xuất khẩu gạo, muối, vàng, bạc, tơ lụa, trong lúc triều đình Bắc Kinh cấm xuất khẩu những nguyên liệu chiến lƣợc nhƣ sắt, thép, chì, lƣu huỳnh… Thế nhƣng Trung Hoa lại cần gạo và Việt Nam cần sắt, thép, than, chì. Trong tình hình đó, hình thành một kiểu trao đổi sản phẩm: Triều đình Huế đặc cách cho các tàu Trung Hoa mang đến những thứ triều đình cần, đƣợc phép xuất khẩu gạo. Còn nhà cầm quyền địa phƣơng ở Quảng Đông cũng ƣu đãi các tàu nhập khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, chế độ rất giới hạn này không cho phép đáp ứng nhu cầu thực sự của đôi bên và mở đƣờng cho hoạt động buôn lậu.

Tƣ̀ sau năm 1850, trƣớc sƣ̣ đe do ̣a ngày càng trắng trợn của tƣ bản Pháp, triều đình không cƣ̉ thuyền xuất dƣơng buôn bán đến các nƣớc trong khu vƣ̣c Đông Nam Á nƣ̃a , các lái buôn ngƣời Thanh đƣợc phép đảm nhiệm luôn cả viê ̣c mua hàng hóa T ây Dƣơng cần thiết cho triều đình . Năm 1855, theo lê ̣nh của triều đình: “Sai phủ Nội vụ, kho Vũ khố liê ̣t kê các thứ hàng hóa của nước Thanh, của Tây Dương cần dùng, tự giao cho các thuyền buôn nước Thanh về tìm mua ”, và “thuyền buôn nước Thanh tìm mua những hàng hóa Tây Dương như đanh đồng, đồng lá, dầu hắc ín, buồm gai, chở đến dâng nộp được miễn thuế” [72, 120]. Lái buôn ngƣời Hoa đƣợc triều đình giao cho mua hàng có rất nhiều điều lợi. Trƣớc hết, vốn mua do triều đình ƣ́ng trƣớc. Họ có thể biến thành hàng mang về Trung Quốc , sau đó mua hàng mang sang triều

đình. Thƣ́ hai, hàng hóa mang sang giá cả do họ định đoạt , chất lƣợng cũng không dễ gì kiểm tra , tất cả hàng hóa đều có đầu ra , không lo viê ̣c bán . Sau khi mua hàng, thuyền la ̣i đƣợc giảm thuế.

Dƣới triều Tƣ̣ Đƣ́c nói riêng và thời Nguyễn nói chung , viê ̣c mua hàng ở nƣớc ngoài thông qua các lái buôn ngƣời Hoa , ngƣời Thanh đã trở thành mô ̣t phƣơng thƣ́c trao đổi thông thƣờng của triều đình . Ở thời điểm triều đình thƣờng phái các thuyền viễn dƣơng buôn bán với các nƣớc Đông Nam Á thì hiê ̣n tƣợng này có giảm đi . Nhƣng sau đó , khi đã đóng cƣ̉a biển , viê ̣c giao thƣơng vớ i bên ngoài lại hoàn toàn phó thác vào tay các Hoa thƣơng . Vớ i kinh nghiê ̣m của mình, các lái buôn đã đáp ƣ́ng đƣợc nhƣ̃ng nhu cầu về hàng hóa cao cấp của triều đình . Ngoài những mối lợi về vật chất , họ còn tạo đƣợc uy tín và chỗ đƣ́ng vƣ̃ng chắc ở Viê ̣t Nam . Sƣ̣ ƣu ái, tin tƣởng của triều đình đã ta ̣o cơ hô ̣i cho ho ̣ lũng đoa ̣n thi ̣ trƣờng , khiến thƣơng nhân Viê ̣t Nam và thƣơng nhân các nƣớc khác không có cơ may ca ̣nh tranh đƣợc với ho ̣.

Sự ƣu đãi của vua Tự Đức đối với Hoa thƣơng thể hiện rõ qua các chỉ dụ. Năm 1854, vua Tự Đức hạ chiếu thu thuế sản vật ở An Giang, Hà Tiên (tôm, gạo khô, cá lẹ khô, hồ tiêu, tổ yến) để chứa vào kho ở cửa biển Đà Nẵng, đợi giao cho thuyền buôn nƣớc Thanh đem đi bán (gạo khô 100 cân giá tiền 45 quan, cá lẹ khô cƣ́ 100 cân, giá tiền 12 quan, hồ tiêu cƣ́ 100 cân giá 12 quan, tổ yến, hạng nhất cƣ́ cân 80 quan, hạng nhì 60 quan, hạng ba 40 quan) [72, 37]. Sự ƣu ái của vua Tự Đức, khiến Hoa thƣơng ngày càng lộng hành trên bờ biển Việt Nam. Theo báo cáo, năm 1855 ở Hải Dƣơng có 17 chiếc thuyền buôn nƣớc Thanh “tự tiện đến đậu ở cửa biển Trực Cát, trong thuyền có đủ súng ống, khí giới lên trên bờ lập lều quán, đong trộm thóc gạo, dỗ hiếp đàn bà con gái” [73, 20].

Ngoài ra, Hoa thƣơng còn là đối tƣợng chính buôn bán đồ quốc cấm, hàng lậu nhƣ thuốc phiện, vũ khí, kim quý, gỗ quý, thóc gạo… Nhiều tài liệu

cho biết một số gian thƣơng ngƣời Hoa đã dùng cân sai để mua và bán. Có tên Hoàng Diệp và Vũ Bá Lực mạo giấy tờ trốn thuế hơn 10 năm. Nhiều hiệu buôn trốn thuế hàng chục vạn quan tiền ; nhiều ngƣời chở gạo cho Nhà nƣớc hao hụt hàng trăm tấn; thâ ̣m chí có ngƣời cho đúc tiền giả và cho lƣu hành tiền giả để làm lũng đoạn thị trƣờng tiền tệ nƣớc ta.

Thƣơng nhân ngƣời Hoa đến Viê ̣t Nam buôn bán giúp lƣợng gạo dự trữ trong các kho không bị thiếu hụt. Có thể kể đến các lần: Năm 1861, “Giá gạo ở Quảng Ngãi đắt. Thuyền của Kim Vĩnh An là người lái buôn nước Thanh mua gạo về bán cho dân chúng” [73, 240], giúp triều đình ổn định giá gạo tại Quảng Ngãi. Ngƣời này còn tạo dựng mối quan hệ với triều Nguyễn bằng các tặng phẩm mang giá trị cao, các vật phẩm trang bị cho quân đội thiết yếu nhƣ năm cỗ súng đại bác. Thuyền buôn của Kim Vĩnh An cũng từ đây đƣợc miễn thuế nhập cảng. Các năm tiếp sau cho tới tận năm 1866, Quảng Ngãi thƣờng đƣợc các thƣơng nhân ngƣời Hoa chọn làm địa điểm buôn gạo, thuyền của lái buôn nƣớc Thanh chở gạo tới bán nhộn nhịp hơn, đƣợc miễn thuế nhập cảng [75, 8].

Gạo là mặt hàng quan trọng của nhân dân nhất là trong hoàn cảnh thời chiến, vì sợ nạn buôn trộm gạo sẽ ảnh hƣởng đến đời sống nhân dân nên vua Tự Đức đã ban hành lệnh cấm thuyền nƣớc Thanh đến buôn gạo. Năm 1864, mặc dù quan Hữu thị lang bộ Hình là Nguyễn Uy Tôn Thất Đản tâu nói: “Các cửa biển ở tỉnh Hải Dương, thuyền buôn tụ họp đông, mà chỉ cấm thuyền nước Thanh có ba điều hại: Gạo ở trong nước bị ngấm ngầm đem ra ngoài là điều hại thứ nhất; thuế cảng thiếu hụt, người nông dân mất món lợi lớn là điều hại thứ hai; dân buôn không trông nhờ được vào đâu là điều hại thứ ba. Trái lại, cho chiêu dụ thuyền buôn nước Thanh có 3 điều lợi đó là: Trao đổi, lượng thu thuế hàng hóa tăng; khuyến khích người nông dân cày cấy; người buôn có thể trông nhờ. Vì vậy mà không nên cấm”, nhƣng vua vẫn kiên quyết: “Ngoài vòng pháp luật không khỏi gian lậu. Nhưng cấm đi thì kẻ gian

biết sợ chẳng hơn là không cấm? Hiện nay thóc lúa hàng năm mất mùa, thức ăn cho dân cần thiết nếu cho thương nhân bán gạo lọt ra ngoài phải làm sao…?” [74, 211- 212].

Tuy vậy, đối với các mặt khác nhƣ đƣờng cát, sắt, thiếc, vì triều đình đang thiếu nên vẫn có những ƣu đãi nhất định: “Năm 1863, chuẩn định thuế xuất cảng cho thuyền nước Thanh thuộc các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên. Trước kia những người khách ở lại tỉnh Quảng Nam là bọn: Hầu Lời Hòa, Trang Thúc Dĩnh, xin lãnh trưng thuế đường cát (thuộc Quảng Nam) và thuế hóa vật của thuyền nước Thanh tại Quảng Nam, Bình Định và Phú Yên”. Tỉnh thần đem việc ấy tâu lên. Vua bảo: “Tính từng hóa vật mà đánh thuế thì có phần phiền phức lại có lệ giấu bớt đi”. Thị lang bộ Hộ trƣớc là Trịnh Lý Hanh

Một phần của tài liệu Hải thương việt nam dưới triều vua tự đức (1848 1883) luận văn ths lịch sử (Trang 48 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)