Từng bước nới lỏng tiến tới xóa bỏ lệnh cấm buôn bán trên biển (1874

Một phần của tài liệu Hải thương việt nam dưới triều vua tự đức (1848 1883) luận văn ths lịch sử (Trang 60 - 64)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2Từng bước nới lỏng tiến tới xóa bỏ lệnh cấm buôn bán trên biển (1874

(1874 - 1883)

Sau khi Hiệp ƣớc Giáp Tuất đƣợc ký kết, ngay trong năm 1874, hàng loạt các chỉ dụ về buôn bán đƣờng biển đƣợc vua Tự Đức ban hành.

Năm 1874, vua Tự Đức đã chuẩn định lệ đi cho các thuyền buôn: “Từ nay về sau, phàm các hạng thuyền buôn cứ đến tháng giêng do quan tỉnh phủ đạo sở tại phê cho giấy thông hành, quan tỉnh phủ đạo ở hạt khác và quan phủ huyện không được phê cho nhưng hạn cho 6 tháng đem giấy trước trình nộp nếu xin đi buôn lại đổi giấy, đến cuối tháng 12 đem về nộp. Hễ đi vào phận cửa biển, viên coi cửa biển xét xong, đóng triện kiềm của cửa biển ấy

cho đi, rồi đăng ký bẩm tỉnh. Nếu thuyền nào mạo giấy khác, hoặc để giấy cũ và quá hạn, quả là gian dối, việc phát giác ra, chiếu lệ đem thuyền ấy vào của công, vĩnh viễn không cho đóng thuyền đi buôn bán. Viên coi cửa biển nào dụng tình cho giấu, cũng tức thì cách bãi, quan phủ huyện đều phân biệt gia đẳng nghĩ xử. Còn như những thuyền nhỏ làm nghề câu, nghề đánh cá, ra biển đánh cá, thì do quan tỉnh, phủ, đạo, huyện tra xét, hạng nào bao nhiêu, đem vào ngạch, thu thuế; trừ ra chiếc nào tình nguyện vượt biển đi buôn đồng niên nộp tiền thuế 10 quan, còn chiếc nào không đủ thuế lệ thuyền nan mỗi chiếc đồng niên nộp 3 quan. Còn thì dân cùng ở trong sông mưu sinh sống làm nghề đánh cá nhỏ nhặt đều miễn thuế” [79, 310 - 311].

Để đảm bảo sự công bằng giữa thuyền buôn phƣơng Tây đến buôn bán và thuyền nƣớc Thanh, năm 1874, vua Tự Đức ra chỉ dụ: “Phàm thuyền buôn của nước Đại Thanh cùng thuyền buôn của nước Đại Nam chở hàng hóa từ nước ngoài vào các cửa biển nước Đại Nam hiện chuẩn cho khai thương, hoặc từ các cửa biển nước Đại Nam hiện chuẩn cho khai thương ra các nước ngoài, thì lệ cấm và thuế quan cũng giống như các thuyền buôn hiệu cờ nước Tây và Tân thế giới chở hàng hóa ra vào, còn thuế lệ cũng thuộc viên quan ở ty thuế quan thu cất cùng các nước giống nhau, không khác” [79, 104]. Nhƣ vậy, đến thời điểm này sự ƣu ái đối với thuyền buôn nƣớc Thanh và thuyền buôn phƣơng Tây của triều Nguyễn là nhƣ nhau.

Sau gần 9 năm (1866 - 1875) cấm thuyền ra nƣớc ngoài buôn bán , năm 1875, trƣớc biến chuyển của tình hình trong nƣớc và thế giới, vua Tự Đức định lại lệ phái thuyền đến các nƣớc thông thƣơng: “Trước đây vua nghĩ khoảng năm Minh Mệnh, Thiệu Trị thường phái thuyền ra ước ngoài để mua và dò xét, sau này đình chỉ, vì thế nên không được hiểu hết các nước hội họp với nhau. Bèn cho viện bạc cùng các quan Bộ Hộ , Bộ Công bàn bạc cho thỏa đáng. Đến nay nghị dâng lên (trích lấy 1 chiếc tàu thủy, 1 chiếc bọc đồng,

chuyên sung việc phái ra nước ngoài. Các hàng hóa nội vụ, vũ khố trích phát ra, còn Bộ Hộ tư cho các tỉnh đặt mua hàng hóa , sản vật, tỉnh lớn 4,5 vạn, tỉnh vừa và nhỏ 2,3 vạn, hàng năm đến tháng 11 chứa sẵn ở kho các cửa biển trở vào Nam do Đà Nẵng, Thị Nại, trở ra Bắc do Hải Lãng, Cấm Giang, Biện Sơn. Đến tháng 12, phái khoa đạo 2 viên đi xem xét giao cho phái viên xếp vào thuyền vận tải trên dưới 20 vạn quan, nếu chưa đủ cho đáp chở hàng của khác. Về bán ra, mỗi 10 vạn quan, tính lợi 2 vạn quan, trích ra 1 nghìn quan để chia thưởng, lỗ vốn do phái viên thuyền ấy phải bồi thường. Nếu thuyền ấy ngộ có phải đi việc khác, thì do các tỉnh sức cho người lái buôn nước Thanh thuê tàu nước Tây phân chở phái viên đáp theo để bán, cho hàng hóa không ứ đọng” [79, 250].

Một năm sau, năm 1876, sau khi phái thuyền ra nƣớc ngoài buôn bán, vua Tự Đức đã bỏ lệ cấm xuống biển đi buôn: “Khi ấy đình thần theo nghị cho là: Khoảng năm Gia Long, Minh Mệnh xuống biển đi buôn đều có điều cấm (Thuyền và hàng sung công, kẻ buôn gian phạt 100 trượng lưu 3.000 dặm). Vì buổi đầu đặt ra pháp luật sợ là có kẻ buôn gian vượt biển hoặc nhân đấu mà tiết lộ sự cơ, phòng sự bất ngờ cố nhiên càng phải cẩn thận. Duy thời thế mỗi khác, cũng nên thông biển. Hiện nay, việc buôn mở mang thi hành, chính là lúc trăm mối lợi phải thịnh. Huống chi núi rừng nước ta sản xuất nhiều của quý lạ cũng là vật ở các nước tất phải mua. Từ trước đến nay, dân ta chỉ buôn bán ở trong nước, lợi thu về có hạn, mà thuyền buôn nước Thanh, nước Tây vào cửa biển nước ta thu mua hàng hóa bán cho nước ngoài được rất nhiều lợi. Thế là đồ vật, của cải sinh ra ở nước ta, bị chúng cướp lấy lợi. Dân ta bó buộc về pháp luật ngăn cấm lại không được nắm lấy lợi quyền, của cải càng quẫn thiếu. Nay xin chuẩn cho tha cấm đi buôn để mở mang đường lợi, cũng là một việc làm lợi cho dân . Từ sau xin cho dân đều tùy theo vốn đi buôn, hoặc góp vốn lãnh thẻ bài thuyền đến nước ngoài đi buôn , các thuyền

buôn ấy bắt đầu chở hàng từ tỉnh nào, do tỉnh ấy cho giấy, rồi chiểu hàng hóa thuế trăm phần lấy 5 phần. Thuyền buôn nước ta từ nước ngoài chở hàng về cửa biển tỉnh nào , chiểu số hàng hóa nộp thuế , trăm phần lấy 5. Nếu có chở vật cấm ra biển đi buôn (như quân khí , súng đạn và các người đàn bà, con gái nước ta) và trốn thuế sinh sự thì chiểu theo nghị định Minh Mệnh năm thứ 9 xử tội. Vua nghe theo” [79, 282].

Tiến thêm một bƣớc, nhân xem “Nhật cảng tân văn” bàn về việc làm cho nƣớc mạnh, Tự Đức cho Viện Cơ mật dự bàn. Các đại thần ở viện đều cho rằng: “Thông thương là việc kíp, nay cửa ngõ đã mở… xin cho các địa phương đều thông sức cho trong hạt, không có người Thanh hay người Kinh, người nào có vật lực, tình nguyện đóng tàu đi Hương Cảng lập công ty buôn bán thì đều cho trình quan chuẩn y”.

Có thể khẳng định rằng, việc bỏ lệnh cấm xuống biển đi buôn và cho phép dân đi buôn ở nƣớc ngoài đã đánh dấu sự thay đổi rất lớn trong tƣ tƣởng của vua Tự Đức. Sau nhiều năm từ thắt chặt đến nghiêm cấm các nƣớc tới buôn bán, từ chối các mối quan hệ thông thƣơng chính thức, vua Tự Đức đã từng bƣớc nhìn thấy “mối lợi của việc buôn bán”, nên đã ban hành lệnh “thông biển”. Sự kiện này đã mở ra bƣớc ngoặt đối với nền thƣơng mại biển Việt Nam. Các tàu buôn nƣớc ngoài cả phƣơng Tây và phƣơng Đông miễn là tuân thủ đầy đủ luật lệ, quy định, mức thuế... đều có thể đến buôn bán, trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, nếu chở các vật cấm ra biển (nhƣ quân khí, súng đạn, đàn bà, con gái) và trốn thuế thì phải chịu sự nghiêm trị của pháp luật . Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến quyết định này của vua Tự Đức cho thấy : Thƣ́ nhất, do tác đô ̣ng của bản Hòa ƣớc Giáp tuất khiến vua Tƣ̣ Đƣ́c phải mở mô ̣t số cƣ̉a biển ; thứ hai, do sự thay đổi của tình hình trong nƣớc, cần phải có “tiềm lực” để chống lại sự xâm lƣợc của thực dân Pháp; thứ ba, do đề nghị canh tân đất nƣớc, mở cửa thông thƣơng của các nhà nho cấp tiến đã tác động tới tƣ tƣởng của vua Tự Đức.

Việc mở cửa các bến cảng và chính sách hải thƣơng có phần ƣu đãi của vua Tự Đức càng tạo thêm thế thƣợng phong của ngƣời Hoa trong thƣơng nghiệp. Năm 1876, vua Tự Đức cho ngƣời buôn nƣớc Thanh lãnh trƣng các thuế sản vật. “Trước đấy, người buôn nước Thanh xin trưng thuế sản vật, đều không cho, đến nay vua muốn thông biển tiện cho dân, nhân cho người buôn đã nhiều lần lãnh trưng nhận trưng. Nhưng sắc cho Bộ Hộ và các quan tỉnh phàm nghe thấy có lệ, lập tức trừng trị” [78, 345]. Vài tháng sau, vua lại cho phép xuất khẩu gạo, định thời hạn cho xuất khẩu là 40 ngày hoặc 60 ngày tùy hoàn cảnh. Vì vậy, Hoa thƣơng đổ xô đến Hà Nội và Hải Phòng . Turc - lãnh sự Pháp ở Hải Phòng, đã chứng kiến hoa ̣t đô ̣ng thƣơng ma ̣i vào ngày 4/1/1878 nhƣ sau: “Tình hình thương nghiệp rất tốt. Gạo nội địa được đưa ra rất nhiều. Tàu thủy chạy bằng hơi nước từ Hương Cảng đến luôn thấy số lượng hàng vận chuyển ở đây đã sẵn sàng. Cước vận tải là 18 – 20 xu một tạ gạo. Gạo lên giá ở Hương Cảng, chắc cũng đã lên giá ở Bắc Kỳ. Mỗi chiếc tàu thủy đều có mang tới cho chúng tôi một số hành khách người Hoa làm phu hay viên chức thương mại. Hiện có nhiều nhà buôn người Hoa mới được thành lập” [54, 211].

Một phần của tài liệu Hải thương việt nam dưới triều vua tự đức (1848 1883) luận văn ths lịch sử (Trang 60 - 64)