Khái quát về tiềm năng biển, hoạt động thƣơng mại biển của Việt Nam

Một phần của tài liệu Hải thương việt nam dưới triều vua tự đức (1848 1883) luận văn ths lịch sử (Trang 28 - 32)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Khái quát về tiềm năng biển, hoạt động thƣơng mại biển của Việt Nam

Việt Nam trƣớc thế kỷ XIX

Việt Nam là quốc gia nằm ở phía Đông Nam của châu Á, từ lâu biển đã giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế, quốc phòng của ngƣời Việt. Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đƣờng hàng hải và hàng không huyết mạch thông thƣơng giữa Ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nƣớc trong khu vực. Nƣớc ta có bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nƣớc ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100 km2

đất liền có 1 km bờ biển). Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nƣớc thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Chỉ số duyên hải cao và môi trƣờng

kinh tế đảo, bán đảo là điều kiện thuận lợi để nƣớc ta có thể thiết lập và mở rộng quan hệ giao thƣơng với thế giới bên ngoài. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam.

Tuy nhiên, ngƣời Việt ít chú trọng khai thác biển. Việt Nam không có nền kinh tế thƣơng mại và hàng hải phát triển, không có nền văn hoá hải dƣơng, khai phóng và hội nhập nhƣ cƣ dân các nƣớc khu vực Địa Trung Hải hay một số quốc gia ven biển khác trên thế giới. Ngƣời Việt có làm cảng ở sông, ở biển, nhƣng chủ yếu là để buôn bán nội vùng, khá hơn là liên vùng trong nƣớc. Ngƣời Việt thụ động trông chờ ngƣời nƣớc ngoài đến buôn bán, không chủ động đóng tàu thuyền ra nƣớc ngoài buôn bán. Mối liên hệ kinh tế văn hoá giữa Đại Việt với các nƣớc Đông Nam Á hay châu Á, ngoại trừ trƣờng hợp Trung Quốc, không thực sự sâu sắc và thƣờng xuyên.

Vào những thế kỷ Sau Công nguyên, mặc dù đã làm chủ đƣợc hầu khắp vùng đồng bằng sông Hồng và chinh phục đƣợc một số dải đất ven biển nhƣng ngƣời Việt vẫn không thể (và thực tế là không cần) vƣợt ra khỏi không gian kinh tế nông nghiệp truyền thống để tiến ra biển: Cái không gian sinh tồn cụ thể và độc đáo này đã đào luyện nên tính cách hạ bạn, tâm lý hoá thân vào đồng đất và mở rộng bờ cõi với hướng chảy dọc theo các đồng bằng ven biển

[25, 45]. Tập quán sinh sống định cƣ gắn chặt với đồng đất là nguyên nhân chính yếu kiềm toả sức vƣơn ra biển, nhu cầu muốn chinh phục biển khơi của ngƣời Việt. Biển là một thế giới quá mênh mông, mơ hồ và đầy hiểm nguy trong tâm thức của ngƣời Việt.

Do nhiều yếu tố , thƣơng nghiệp Việt Nam, trong đó có ngoại thƣơng, luôn đƣợc coi là ngành kinh tế phụ. Từ trƣớc thế kỷ X, tƣ duy thƣơng mại biển của ngƣời Việt dƣờng nhƣ cũng chƣa mấy rõ ràng. Mai An Tiêm bị đày ra đảo hoang đã trồng dƣa hấu để trao đổi với các tàu buôn đi qua đó lấy các

vật dụng và thực phẩm, nhƣng cuối cùng cũng quay trở lại đất liền. Từ thế kỷ X trở đi, sau chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền, Việt Nam bƣớc vào kỷ nguyên độc lập tự chủ. Các triều đình phong kiến đã có sự quan tâm nhất định tới vấn đề biển đảo. Triều Lý đã chú ý đến việc buôn bán với nƣớc ngoài bằng đƣờng biển (Trung Quốc và một số nƣớc Đông Nam Á); cho lập cảng Vân Đồn để tàu thuyền nƣớc ngoài đến buôn bán: Vượt ra khỏi ý nghĩa quốc gia về chiến lược phát triển kinh tế , trên phương diện hải thương khu vực và quốc tế , việc nhà Lý lập trang Vân Đồn có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu sự du nhập của quốc gia Đại Việt vào hệ thống hải thương khu vực và quốc tế qua khu vực Biển Đông [51, 12].

Đại Việt từ cuối thời Trần và đầu thời Lê, vai trò của thƣơng cảng Vân Đồn và vùng cảng biển Đông Bắc trong hệ thống hải thƣơng khu vực và quốc tế ở Biển Đông đƣợc biết đến nhiều qua chức năng trung chuyển và xuất khẩu gốm sứ từ Trung Quốc ra thị trƣờng khu vực, đồng thời đƣa gốm sứ Đại Việt (men nâu thời Trần và men lam thời Lê Sơ) ra thị trƣờng quốc tế.

Nhìn chung, các triều đình phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV hầu nhƣ chƣa thể hiện một tƣ duy hải thƣơng lớn. Ngƣời Việt chỉ khai thác biển nhƣ một nguồn tài nguyên tự nhiên và chính quyền phong kiến chỉ quan tâm tới việc phòng thủ biển để bảo vệ đất liền, chứ chƣa kết hợp đƣợc phát triển kinh tế biển với phát triển ngoại thƣơng và củng cố quốc phòng.

Từ thế kỷ XVI trở đi, do sự tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến, Đại Việt bị tách thành hai tiểu quốc là Đàng Ngoài và Đàng Trong. Một bộ phận cƣ dân ở Đàng Trong từng bƣớc di cƣ xuống phía Nam men theo bờ biển. Chính sách khai phá các vùng đất hoang vu, quan tâm đến nông nghiệp, mở rộng thủ công nghiệp và phát triển ngoại thƣơng của các chúa Nguyễn đã tạo điều kiện cho kinh tế Đàng Trong phát triển. Nhiều đô thị ven biển và hải cảng nổi tiếng nhƣ Hội An, Thanh Hà, Gia Định đƣợc hình

thành và phồn thịnh. Quan hệ buôn bán giữa Đàng Trong với các nƣớc Đông Bắc Á, Đông Nam Á và một số nƣớc phƣơng Tây đƣợc thiết lập và phát triển. Trong tác phẩm “Tư Dung Vãn” của Đào Duy Từ đã nói tới những cánh buồm của thƣơng nhân trên vùng biển miền Trung: “Buồm ai dàng dạng chân trời” [13, 46]. Sau thƣơng cảng Hội An thế kỷ XVI - XVII, ngƣời Việt Nam ở Đàng Trong lại có thêm thƣơng cảng Hà Tiên thế kỷ XVIII.

Bên cạnh việc mở mang phát triển kinh tế thì “Chúa Nguyễn Hoàng đã sớm chăm lo xây dựng các đội thuyền, mở cửa buôn bán với nước ngoài để phát huy sức mạnh trong nước và chuẩn bị những bước đi đầu tiên cho việc chiếm lĩnh các quần đảo giữa biển Đông. Công việc thực thi chủ quyền ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thật sự được bắt đầu khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên lên nắm quyền và đặt ra các đội Hoàng Sa đặc trách công việc khai thác và bảo vệ Biển Đông từ tuyến ngoài. Đây là một phương thức thực thi chủ quyền độc đáo của Nhà nước Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa Biển Đông mà không có bất cứ một quốc gia nào trong khu vực có được” [35, 12].

Trên thế giới, từ thế kỷ XVI trở đi là thời kỳ sôi động của các hệ thống thƣơng mại Đông - Tây, các “đế chế đại dương” bắt đầu chiếm ƣu thế đồng thời chấm dứt thời kỳ hoàng kim của các “đế chế lục địa”. Các “quốc gia thương nghiệp” đƣợc hình thành ở vùng hải đảo, hoặc khu vực ven biển phát triển rực rỡ. Từ đó, biển trở thành một nhân tố hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế và chiến lƣợc quốc phòng của mỗi quốc gia.

Nhìn chung, trong lịch sử, ngƣời Việt và triều đình phong kiến có xu hƣớng tiến ra biển, nhƣng chỉ dừng lại ở giới hạn nhất định. Biển không phải là đối tƣợng của những nỗ lực khám phá và chinh phục để phát triển. Khát vọng về biển không phải là vƣợt đại dƣơng, tìm ra những bờ biển mới.

Một phần của tài liệu Hải thương việt nam dưới triều vua tự đức (1848 1883) luận văn ths lịch sử (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)