7. Bố cục của luận văn
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung Đô vẫn còn nhiều hạn chế:
Thứ nhất, đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế còn hạn chế ở những khách hàng truyền thống, chưa mở rộng và phát triển được các khách hàng tiềm năng. Số lượng khách hàng đến tham gia thanh toán tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung Đô chưa nhiều, chỉ khoảng 15 doanh nghiệp, trong đó số lượng khách hàng sử dụng phương thức tín dụng
chứng từ còn ít. Các dịch vụ vẫn chưa được hoạt động hiệu quả. Đa số thanh toán L/C nhập khẩu là trả ngay và gần như không có giao dịch trả chậm (hoàn toàn không có trả chậm trên 1 năm).
Thứ hai, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung Đô chưa có bộ phận nghiên cứu sản phẩm mới chuyên biệt, các sản phẩm chưa thực sự cụ thể và thiết thực với thị trường hiện tại và khách hàng mục tiêu.
Thứ ba, các sản phẩm dịch vụ còn ít đa dạng, phụ thuộc cơ bản vào quá trình ứng dụng công nghệ thông tin.
Thứ tư, chưa có chính sách chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, chính sách tìm kiếm khách hàng thống nhất trong toàn chi nhánh (mới chỉ dừng lại mức độ chính sách đơn lẻ của từng phòng nghiệp vụ). Không có bộ phận đầu mối chỉ đạo và kiểm soát tiến độ của các chính sách khách hàng, các chương trình quảng bá sản phẩm mới.
Thứ năm, do mới thành lập trong thời gian ngắn, uy tín của chi nhánh với khách hàng còn hạn chế. Để tăng cường niềm tin của khách hàng, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung Đô cần phải có những dịch vụ hoàn hảo phục vụ khách hàng của ngân hàng, xây dựng hệ thống khách hàng truyền thống.