7. Bố cục của luận văn
2.2.2. Hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Ngân hàng
(doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2011 đạt 999,862 USD đã tăng lên 5,945,672 USD năm 2014, tăng gấp 5.9 lần).
Bảng 2.5: Biểu phí của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung Đô với một số đối thủ cạnh tranh trên địa bàn
Đơn vị tính: %
Ngân hàng Phí dịch vụ
Vietcombank BIDV Vietinbank Agribank Chuyển tiền trong
nước 0.05 0.05 0.05 0.05
Chuyển tiền nước
ngoài 0.2 0.2 0.2 0.2
Phát hành thư tín
dụng 0.05 0.1 0.1 0.1
Thanh toán thư tín
dụng 0.15 0.2 0.18 0.15
(Nguồn: Báo cáo phân tích thị trường, Phòng TTQT - Vietcombank, 2014)
2.2.2. Hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung Đô thương Trung Đô
2.2.2.1. Hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung Đô
Mặc dù mức tăng trưởng doanh số Thanh toán XNK nêu trên phần nào đánh giá những nỗ lực của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung Đô trong
hoạt động tài trợ thương mại, nhưng nếu xét trên bối cảnh XNK toàn tỉnh Nghệ An thì có thể nói, doanh số thanh toán quốc tế của chi nhánh chiếm thị phần khá nhỏ trên địa bàn.
Năm 2011, doanh số thanh toán XNK của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung Đô đạt 4,6 triệu USD, chiếm 1,9% thị phần toàn tỉnh (243 triệu USD). Năm 2012, doanh số thanh toán XNK của chi nhánh chiếm 4,6% thị phần (254 triệu USD), năm 2013 đạt 5,4% thị phần (290 triệu USD) và năm 2014 đạt 7,2%. Như vậy, thị phần thanh toán XNK của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung Đô mặc dù còn nhỏ nhưng đã có bước tăng trưởng đáng kể qua từng năm, chứng tỏ chi nhánh đã có những bước đi đúng trong tìm kiếm mở rộng khách hàng, đổi mới phương thức thanh toán XNK.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu theo phương thức TDCT tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung Đô năm 2014
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung Đô, 2014)
Trong tổng doanh số TTQT tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Trung Đô, thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức L/C có sự tăng trưởng nhanh chóng qua các năm và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số: 22% năm 2011, 26% năm 2012, 20% năm 2013 và 31% trong năm 2014. Điều này cho thấy thanh toán qua phương thức L/C đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động TTQT tại chi nhánh, đồng thời cũng cần được quan tâm phát triển hơn nữa.
Hiện tại, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Trung Đô xử lý tác nghiệp thanh toán theo phương thức L/C theo cơ chế tập trung tại Hội sở chính. Chi nhánh được thừa hưởng thế mạnh về mạng lưới ngân hàng đại lý rộng lớn tại nước ngoài, hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, chương trình phần mềm, công nghệ tiên tiến và Trung tâm tài trợ TM tại hội sở chính với đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm, xử lý chứng từ an toàn, độ chính xác, tin cậy cao, tối thiểu hoá rủi ro cho chi nhánh. Tuy nhiên, vì cơ chế xử lý tập trung nên quá trình luân chuyển chứng từ, xử lý chứng từ mất nhiều thời gian, đôi khi gây ra sự chậm trễ.
Cũng vì cơ chế xử lý tác nghiệp tập trung nên tại chi nhánh có sự kiêm nhiệm các nghiệp vụ. Bộ phận TTQT do 2 cán bộ đảm nhiệm, số lượng cán bộ ít, kinh nghiệm chưa nhiều (dưới 5 năm), lại kiêm nhiệm nhiều mảng nghiệp vụ cùng lúc: kế toán tài chính, TTQT, bảo lãnh nên tính chuyên nghiệp chưa cao, thiếu thời gian nâng cao trình độ nghiệp vụ, chăm sóc khách hàng.
2.2.2.2. Các phương thức thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung Đô
Tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Trung Đô đang sử dụng 3 phương thức chuyển tiền thanh toán quốc tế là T/T, D/P và L/C. Đối với mảng thanh toán
xuất khẩu, phương thức thanh toán TDCT được sử dụng khá phổ biến, chiếm 37% năm 2013 và 47% trong năm 2014. Trong khi đó, đối với mảng thanh toán nhập khẩu tại chi nhánh, phương thức thanh toán chủ yếu mà các nhà nhập khẩu sử dụng là chuyển tiền, phương thức TDCT ít được sử dụng, chiếm 5% năm 2013, 5.25% trong năm 2014. Điều này chứa đựng nhiều rủi ro đối với nhà nhập khẩu trong nước vì phương thức chuyển tiền có lợi hơn cho nhà xuất khẩu khi bên mua hàng thường chuyển tiền trước khi bên bán giao hàng.
- Mặc dù doanh số thanh toán qua phương thức TDCT có sự tăng trưởng hàng năm nhưng số lượng khách hàng thanh toán theo phương thức L/C tại chi nhánh còn ít (dưới 10 khách hàng) và tập trung ở vài khách hàng trọng điểm. Tiêu biểu là trong năm 2014, riêng doanh số TTQT của Tổng công ty Hợp tác kinh tế đã chiếm 31% doanh số TTQT bằng phương thức L/C toàn chi nhánh và doanh số của top 5 khách hàng chiếm tới trên 95% tổng doanh số thanh toán qua phương thức L/C. Điều này dẫn tới hệ quả doanh số TT XNK hàng tháng của chi nhánh không đều, tháng nhiều, tháng ít do phụ thuộc vào khách hàng trọng điểm.
- Khách hàng thanh toán qua phương thức L/C chủ yếu tập trung ở một số ít ngành hàng nhất định: xuất khẩu gỗ và bột đá siêu mịn chiếm 85% tổng doanh số TTQT qua phương thức TDCT trong năm 2014 và tương tự trong những năm trước đó.
Thực trạng trên cho thấy khách hàng thanh toán XNK của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Trung Đô đang tập trung ở một số ngành hàng và mức độ tập trung khách hàng rất cao, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng bền vững giá trị XNK Chi nhánh. Thực trạng này đã đặt ra vấn đề về tìm kiếm phát triển khách hàng, đa dạng hoá các ngành hàng XNK trong thời gian tới.
- Tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Trung Đô chỉ mới tác nghiệp với 1 loại L/C cơ bản là L/C không huỷ ngang, chưa đa dạng các loại L/C: L/C giáp
lưng, L/C tuần hoàn, L/C xác nhận... Đồng thời, chưa phát triển thêm các nghiệp vụ đi kèm như chiết khấu, ứng trước bộ chứng từ.
2.2.2.3. Thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Trung Đô thúc đẩy phát triển hoạt động XNK tại tỉnh Nghệ An
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện có gần 200 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2015 đạt 373,6 triệu USD, trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt 236,4 triệu USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ năm 2014 (cùng kỳ đạt 196 triệu USD). Trong 7 tháng đầu năm 2015, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã xuất bán trên 29 mặt hàng/nhóm mặt hàng sang thị trường ngoài nước, trong đó dăm gỗ tiếp tục dẫn đầu với 48 triệu USD, tăng 71% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2014 (28 triệu USD). Tiếp theo là mặt hàng dệt may kim ngạch xuất khẩu với 41,7 triệu USD, tăng 15% so cùng kỳ năm trước. Hiện tại có 43 doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất nhập khẩu từ 1 triệu USD trở lên và 14 doanh nghiệp đạt kim ngạch từ 3 triệu USD trở lên. Công ty TNHH Thanh Thành Đạt tiếp tục dẫn đầu với kim ngạch 34,78 triệu USD. Công ty THHH Prex Vinh 15,29 triệu USD, Công ty TNHH Điện tử BSE Việt Nam - 13,01 triệu USD, Công ty CP Hợp tác kinh tế Quân khu 4 xuất khẩu mặt hàng gỗ các loại, đạt 9,58 triệu USD kim ngạch, và Công ty CP Dệt may Hoàng Thị Loan đạt 8,02 triệu USD, chủ yếu xuất khẩu hàng sợi dệt.
Xuất khẩu vật liệu xây dựng đạt 28 triệu USD, tăng gần 73% so với kim ngạch cùng kỳ năm 2014 (cùng kỳ đạt 16,2 triệu USD). Tiếp theo là sắn và tinh bột sắn - một trong những mặt hàng xuất khẩu truyền thống của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 67 tấn, thu về 27,6 triệu USD, tăng 28% so với kim ngạch cùng kỳ năm 2014 (21,4 triệu USD). Hàng chủ yếu được xuất sang thị trường Trung Quốc. Đóng góp vào kim ngạch của tỉnh còn phải kể đến Công ty TNHH Điện tử BSE. Đi vào hoạt động chưa đầy 2 năm nhưng riêng 7 tháng đầu năm 2015 đạt 17,4 triệu tấn hàng hóa, tăng 20% so với
cùng kỳ. Nhà máy điện tử BSE Việt Nam hiện là đối tác cung cấp linh kiện điện tử cho các hãng điện thoại nổi tiếng như: Nokia, Samsung Electronics, LG Electronics, Sony, Erricson, Motorolla.
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn và quan trọng nhất của Nghệ An. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm trên 50% tổng kim ngạch XNK của tỉnh và có chiều hướng tăng dần.
Trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sang thị trường này tiếp tục đạt kim ngạch lớn nhất với 171,88 triệu USD, chiếm 55,6% tổng kim ngạch hàng hóa toàn tỉnh, tăng 29,8% so với cùng kỳ, gồm các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu: Dăm gỗ, tinh bột sắn, bột cá, cao su, đá xây dựng, chè và hàng may mặc.
Không chỉ xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu của Nghệ An từ thị trường này cũng luôn chiếm một tỷ lệ khá lớn. 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này vẫn tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc: Máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất, phân bón, hạt nhựa, khô đậu tương, xe máy, v.v...
Bên cạnh Trung Quốc, các đối tác XNK lớn khác của tỉnh là Lào, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan, …, Một số dự án mới về khai khoáng, may mặc,.. đã bước đầu đưa hàng hoá của tỉnh xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản…
Hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Nghệ An trong những năm qua có những bước phát triển đột phá, đạt được nhiều thành tựu. Góp phần vào thành công đó, bên cạnh sự đổi mới chính sách, thu hút đầu tư và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của tỉnh, còn có phần đóng góp không nhỏ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, trong đó có Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Trung Đô đã có những cải tiến, thay đổi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp. Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Trung Đô đã và đang phục vụ một số khách hàng có doanh số thanh toán quốc tế lớn, đóng góp cho
hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh nhà như: tổng công ty hợp tác kinh tế (gần 10 triệu USD/năm), công ty cổ phần khoáng sản Á Châu (4 triệu USD/năm),… Trong kế hoạch kinh doanh của mình, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Trung Đô đặt mục tiêu phấn đấu thị phần thanh toán quốc tế đến năm 2020 đạt 15% toàn tỉnh với doanh số đạt 150 triệu USD.