Đặc điểm của thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương trung đô nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu ở tỉnh nghệ an (Trang 27 - 30)

7. Bố cục của luận văn

1.2.3. Đặc điểm của thanh toán quốc tế

1.2.3.1. Thanh toán quốc tế khác thanh toán quốc nội là ở yếu tố ngoại quốc

Những hoạt động thanh toán nào có yếu tố ngoại quốc thì gọi là hoạt động thanh toán quốc tế, còn ngược lại thì gọi là hoạt động thanh toán quốc nội. Yếu tố ngoại quốc của một hoạt động thanh toán thể hiện trên các thành tố cụ thể sau đây:

Một là, chủ thể tham gia thanh toán là những người cư trú và người phi cư trú, không phân biệt là chung quốc tịch hay khác quốc tịch hoặc giữa những người phi cư trú với nhau. Luật quản lý ngoại hối của mỗi nước đều có định nghĩa người phi cư trú và người cư trú.

Hai là, tiền tệ thanh toán được chuyển khoản từ tài khoản người phi cư trú sang tài khoản người cư trú hoặc giữa tài khoản 2 người phi cư trú với nhau

không kể tài khoản đó mở ở một Ngân hàng hay ở hai Ngân hàng ở trong cùng một quốc gia hay ở hai quốc gia khác nhau.

Ba là, tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế là ngoại tệ đối với một trong hai nước hoặc có thể là nội tệ có nguồn gốc ngoại tệ.

1.2.3.2. Hoạt động TTQT là một loại dịch vụ mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng

Cũng như các loại dịch vụ khác, dịch vụ thanh toán quốc tế cũng có những đặc điểm truyền thống như các dịch vụ khác:

Thứ nhất, dịch vụ mang tính vô hình. Hàng hóa tồn tại dưới một dạng vật chất nhất định, nhưng sản phẩm dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật chất, không nhìn thấy được và do đó không thể lượng hóa được chất lượng dịch vụ trực tiếp bằng những chỉ tiêu kỹ thuật.

Thứ hai, quá trình cung ứng và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời. Sản xuất hàng hóa và tiêu dùng hàng hóa thường là hai khâu tách biệt nhau, độc lập với nhau. Sự tách biệt này càng lớn bao nhiêu thì chứng tỏ thị trường hàng hóa đó biểu hiện xấu bấy nhiêu. Khác với thị trường hàng hóa, quá trình cung ứng dịch vụ gắn liền với tiêu dùng dịch vụ, khi cung cấp dịch vụ kết thúc cũng là lúc tiêu dùng xong dịch vụ.

Thứ ba, không thể lưu trữ được dịch vụ. Sự khác biệt này là do sản phẩm dịch vụ là vô hình, và do quá trình sản xuất và tiêu dùng dich vụ diễn ra đồng thời, cho nên không thể sản xuất dịch vụ hàng loạt và lưu giữ trong kho sau đó mới tiêu dùng.

Thứ tư, cung ứng dịch vụ qua biên giới quốc gia. Trong cung ứng này, chỉ có dịch vụ được chuyển giao qua biên giới còn người cung ứng dịch vụ thì không dịch chuyển. Người cung ứng dịch vụ không xuất hiện trên lãnh thổ của nước tiêu dùng dịch vụ đó.

Thứ năm, tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài. Người thụ hưởng dịch vụ không cùng lãnh thổ với người cung ứng dịch vụ. Hay nói một cách khác, dịch vụ được cung ứng cho người tiêu dùng đó cư trú thường xuyên.

Thứ sáu, hình thành đại lý dịch vụ ở nước người tiêu dùng dịch vụ. Bản thân dịch vụ thanh toán quốc tế là một loại hàng hóa vô hình. Đối tượng của dịch vụ là tiền tệ tín dụng cũng là một loại hàng hóa vô hình. Cho nên sự hiện diện của cung ứng dịch vụ ở nước người tiêu dùng dịch vụ là rất quan trọng. Các ngân hàng thường thiết lập quan hệ Ngân hàng đại lý với các ngân hàng sở tại hoặc cao hơn nữa là thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước tiêu thụ dịch vụ để thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế có hiệu quả.

1.2.3.3. Hoạt động TTQT chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn

Không gian thanh toán quốc tế rất rộng lớn.Thời gian thanh toán tương đối dài. Cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật phục vụ thanh toán quốc tế của các quốc gia không đồng đều. Môi trường pháp lý quốc tế của thanh toán quốc tế còn thiếu và chưa đồng bộ , thiếu nhiều luật quốc tế, các tập quán quốc tế của ICC ban hành tương đối đầy đủ, nhưng còn nhiều bất cập trong vận dụng. Trình độ nguồn nhân lực tham gia thanh toán quốc tế của các quốc gia chênh lệch rất lớn. Có thể coi đó là nguyên nhân phát sinh rủi ro trong thanh toán quốc tế hiện nay.

1.2.3.4. Hoạt động TTQT phát triển ngày một hoàn thiện, thanh toán quốc tế điện tử sẽ có chỗ đứng thích đáng vào cuối thế kỷ này và dần dần thay thế cho thanh toán quốc tế bằng chứng từ truyền thống

Hệ thống thanh toán quốc tế chuyển từ thanh toán bằng tiền đúc bằng bạc hoặc vàng sang thanh toán bằng chứng từ (séc, thương phiếu, thư chuyển tiền, thư tín dụng du lịch…) đã phá vỡ thị trường quốc gia chật hẹp để hình thành thị trường hàng hóa quốc tế rộng lớn vào thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản lũng đoạn.

Sự phát triển của công nghệ điện tử và đặc biệt là công nghệ thông tin kỹ thuật số đã chuyển hướng hệ thống thanh toán quốc tế sang thanh toán điện tử như Hệ thống chuyển tiền điện tử quốc tế (international eclectronic funds transfer system- IEFTS) và vào cuối thế kỷ XX xuất hiện Hệ thống thanh toán bù trừ quốc tế và khu vực (clearing house interbank payment system-CHIPS).

Một phần của tài liệu Thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương trung đô nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu ở tỉnh nghệ an (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w