7. Bố cục của luận văn
3.1.1. Định hướng phát triển Nghệ An đến năm 2020
Theo quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 12/05/2015, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu như sau:
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung; thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực của cả nước.
- Vận dụng sáng tạo các nghị quyết, quyết định của Đảng và Nhà nước, nhất là Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 30 tháng 7 năm 2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, gắn với huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tập trung phát triển các vùng kinh tế trọng điểm đã xác định, tạo động lực cho phát triển kinh tế tỉnh nhanh và bền vững.
- Phát huy lợi thế vùng, khai thác hiệu quả tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản, đất đai của vùng miền Tây nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ, trong đó tập trung cho công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, dược liệu gắn với phát triển vùng nguyên liệu tập trung; công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng; nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái; đẩy mạnh phát triển kinh tế biển; mở rộng liên kết hợp tác phát triển với các nước.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp, bảo đảm đạt đồng thời 3 mục tiêu: Kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng trọng yếu. Phát huy yếu tố con người, coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển. Quan tâm hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc phát triển toàn diện; bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc trong tỉnh.
- Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế, xã hội với bảo vệ môi trường; tăng cường liên kết kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước; đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng hệ thống chính trị, hành chính vững mạnh, tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Trong quy hoạch đã chỉ ra mục tiêu tổng quát phát triển tỉnh Nghệ An là: Tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, phát triển kinh tế nhanh và bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phấn đấu xây dựng Nghệ An là trung tâm về tài chính, thương mại, du lịch, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, công nghiệp công nghệ cao của vùng Bắc Trung bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc xứ Nghệ; quốc phòng, an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân 2016 - 2020 đạt 9,5 - 10,5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.800 - 3.500 USD.
- Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 40 - 41%, dịch vụ chiếm khoảng 40 - 41%, nông lâm ngư nghiệp chiếm khoảng 18 - 20%.
- Phấn đấu thu ngân sách trên địa bàn đạt khoảng 25.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất nhập khẩu khoảng 1.000 triệu USD. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 400.000 tỷ đồng.
Theo đó, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ rõ định hướng hoạt động xuất nhập khẩu tại Nghệ An trong quy hoach phát triển kinh tế 5 năm 2011-2015 là:
- Tăng cường, mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế. Củng cố quan hệ với các tỉnh của nước bạn Lào chung đường biên giới. Đổi mới hoạt động thông tin đối ngoại, quảng bá hình ảnh Việt Nam và tiềm năng của Nghệ An để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Chủ động ngăn ngừa tác động tiêu cực phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; bổ sung cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực, khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển XNK.
3.1.2. Định hướng phát triển Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đến năm 2020
Trong đề án phát triển đến năm 2020, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đặt mục tiêu là xây dựng Vietcombank thành một Tập đoàn ngân hàng tài chính đa năng, có phạm vi hoạt động quốc tế, có vị thế hàng đầu tại Việt Nam; mang lại cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất; hài hòa lợi ích giữa khách hàng, cổ đông và người lao động. Tầm nhìn 2020 của Vietcombank là phấn đấu trở
thành một trong hai ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam có sức ảnh hưởng trong khu vực và là một trong 300 Tập đoàn Ngân hàng tài chính lớn nhất Thế giới vào năm 2020. Tiếp tục khẳng định vị thế đối với mảng hoạt động kinh doanh lõi của Vietcombank là hoạt động Ngân hàng thương mại; An toàn và Hiệu quả trong kinh doanh là mục tiêu hàng đầu; “Hướng tới một ngân hàng xanh, phát triển bền vững vì cộng đồng” là mục tiêu xuyên suốt; Phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chất lượng cao và quản trị theo chuẩn mực quốc tế; Phát triển và mở rộng quy mô hoạt động thông qua Mua bán sáp nhập và Hợp nhất khi có đủ điều kiện.
Về định hướng kinh doanh, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường hiện có trong nước và phát triển ra thị trường quốc tế. Lĩnh vực kinh doanh lấy hoạt động Ngân hàng thương mại là cốt lõi trên cơ sở củng cố phát triển bán buôn và đẩy mạnh bán lẻ - làm cở sở nền tảng phát triển bền vững; Giữ vững vị trí hàng đầu của Vietcombank về các mảng nghiệp vụ: Thẻ, Ngân hàng điện tử, Tài trợ thương mại, Kinh doanh vốn và Ngân hàng bán buôn; Mở rộng và từng bước phát triển các mảng nghiệp vụ Ngân hàng đầu tư một cách phù hợp. Trong đó, nền tảng cơ bản là phát huy mọi lợi thế, tranh thủ mọi cơ hội, linh hoạt, nhạy bén và quyết liệt trên mọi phương diện nhằm tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng các mặt hoạt động của ngân hàng, đảm bảo an toàn hiệu quả và phát triển bền vững. Trong 5 năm tới, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản dự kiến sẽ ở mức 9-12%/năm, tăng trưởng tín dụng và huy động vốn khoảng 12-16%, tỷ lệ nợ xấu khống chế dưới 3%, ROE khoảng 12-15% và hệ số an toàn vốn CAR khoảng 10-12%.
Vietcombank hướng đến mô hình tập đoàn ngân hàng tài chính đa năng hiện đại, đi đôi với tăng cường năng lực quản trị điều hành và năng lực kinh doanh; Phát triển mạng lưới giao dịch theo theo chiều rộng và theo chiều sâu,
từng bước mở rộng mạng lưới hoạt động ra thị trường quốc tế; Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng; Tích cực xử lý các khoản nợ tồn đọng, kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu; Linh hoạt trong công tác huy động vốn đảm bảo đạt hiệu quả tối ưu; Đa dạng hóa kênh huy động vốn cũng như cấp tín dụng trong nước, mở rộng mạng lưới khách hàng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân bên cạnh việc giữ chân các khách hàng truyền thống, sẵn sàng và chủ động tiếp cận thị trường vốn quốc tế khi điều kiện thuận lợi; Đồng thời, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng dần tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong cơ cấu thu nhập chung; Củng cố thị phần trong các dịch vụ ngân hàng truyền thống như dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ. Đặc biệt, tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro thông qua tăng cường hiệu quả hoạt động của tất cả các cấp trong bộ máy cũng như hiệu quả phối hợp giữa các bộ phận; Từng bước nâng cao vai trò của bộ máy kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ; Nâng cao năng lực quản trị rủi ro thông qua việc thực hiện tổng thể các giải pháp, trong đó chú trọng đến việc hoàn tất các mô hình đo lường, quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống chính sách và công cụ quản trị rủi ro thống nhất, tiên tiến; nâng cao văn hóa quản trị rủi ro; Đảm bảo các hệ số an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và từng bước tiếp cận thông lệ quốc tế; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xem đây là khâu then chốt để đổi mới, tạo sự đột phá; Tăng cường đào tạo, đào tạo lại cán bộ; đổi mới công tác tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ; đảm bảo công khai, minh bạch và bố trí đúng người, đúng việc; Tăng cường luân chuyển đối với các vị trí quản lý các cấp; Hoàn thiện chính sách lương, thưởng trên cơ sở phù hợp với năng lực và đóng góp của người lao động, tạo động lực cho cán bộ Vietcombank tiếp tục nỗ lực chung sức vì sự phát triển của ngân hàng.
3.1.3. Định hướng phát triển của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung Đô đến năm 2020
Sau khi nghiên cứu định hướng phát triển của tỉnh Nghệ An và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đến năm 2020, nhận thức được những thời cơ và thách thức trước mắt, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung Đô đã đề ra định hướng phát triển đến năm 2020 là: 0 của hệ thống
- Trở thành Ngân hàng Top 10 của tỉnh, Top 30 của hệ thống
- Huy động vốn đạt 3.000 tỷ VNĐ, cho vay đạt 3.000 tỷ VNĐ, trong đó cho vay các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp đạt 1.000 tỷ VNĐ.
- Tăng cường phát triển các mảng dịch vụ, đặc biệt chú trọng đến thanh toán quốc tế.
Để đạt mục tiêu thanh toán quốc tế đến năm 2020 là chiếm 15% thị phần toàn tỉnh với doanh số 150 triệu USD, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung Đô đã đề ra mục tiêu phát triển hoạt động thanh toán quốc tế là:
- Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT tại Ngân hàng đạt từ 50-70 doanh nghiệp XNK trực tiếp.
- Mở rộng ngành nghề XNK, phấn đấu giảm tỷ trọng gỗ và bột đá xuống dưới 50% tổng doanh số TTQT.
- Thành lập bộ phận chuyên trách về TTQT tại Ngân hàng, trong đó có đội hỗ trợ, tư vấn cho DN XNK.