Những nguyên nhân chính dẫn tới tồn tại

Một phần của tài liệu Thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương trung đô nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu ở tỉnh nghệ an (Trang 69 - 75)

7. Bố cục của luận văn

2.3.3. Những nguyên nhân chính dẫn tới tồn tại

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, Nghệ An là tỉnh thuộc diện nghèo của cả nước và đang những bước đầu trên đà phát triển. Các ngành công nghiệp đang được đầu tư phát triển tuy nhiên chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong nước, tài nguyên thiên nhiên phục vụ xuất khẩu chủ yếu là tài nguyên gỗ và khoáng sản đá trắng.

Thứ hai, các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu có quy mô nguồn vốn nhỏ, phạm vi hoạt động hạn chế, đối tác giao dịch thường ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN.

Thứ ba, trên địa bàn tập trung số lượng lớn các tổ chức tín dụng, sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng dẫn tới những khó khăn để gia tăng thị phần, lôi kéo khách hàng về giao dịch tại chi nhánh.

Thứ tư, do lượng khách hàng thanh toán quốc tế còn ít và nhu cầu thực tế ít phát sinh nên tại chi nhánh mới chỉ sử dụng loại phương thức TTQT thông dụng. Đồng thời, do những đặc thù về: nguồn vốn của các doanh nghiệp, bộ chứng còn tồn tại lỗi và đặc điểm của L/C là thanh toán nhanh nên khách hàng chưa phát sinh nhu cầu ứng trước hay chiết khấu bộ chứng từ. Khách hàng xuất khẩu cũng chưa ý thức bảo vệ quyền lợi cho mình khi tham gia TTQT, chưa chú trọng lập bộ chứng từ hoàn hảo, xuất trình muộn, giao hàng không đúng yêu cầu của L/C dẫn tới có một số trường hợp đối tác nước ngoài trì hoãn thanh toán, gây ứ đọng vốn.

Thứ năm, các khách hàng nhập khẩu chủ yếu sử dụng phương thức chuyển tiền thay vì TDCT do tâm lý ngại thủ tục rườm rà, chi phí cao và đối tác nước ngoài thường là khách hàng quen, nên phương thức thanh toán T/T được các nhà nhập khẩu ưu tiên sử dụng.

Thứ sáu, do tỷ giá ngoại tệ còn kém cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Do đó, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung Đô rất khó khăn trong việc lôi kéo khách hàng về thực hiện thanh toán XNK nói chung và thanh toán theo phương thức TDCT nói riêng.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, cơ chế xử lý tác nghiệp TTQT tập trung đang là xu hướng của các ngân hàng thương mại hiện nay với rất nhiều ưu điểm. Nhưng do mức độ tập trung lớn khách hàng của toàn hệ thống về 2 trung tâm tại Hội sở chính và TP.HCM nên mất nhiều thời gian chờ đợi cũng như xác định mức độ ưu tiên của từng bộ chứng từ. Cán bộ của Trung tâm TTTM phải tác nghiệp với mật độ nhiều

trong ngày. Điều này đặt ra vấn đề cấp thiết về việc nâng cao tốc độ xử lý và mở rộng quy mô của Trung tâm.

Thứ hai, do Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung Đô mới được thành lập, quy mô còn nhỏ nên cán bộ tác nghiệp phải kiêm nhiệm nhiều mảng nghiệp vụ, kinh nghiệm chưa nhiều, khối lượng công việc lớn dẫn tới hiệu quả công việc bị ảnh hưởng và hạn chế khả năng mở rộng khách hàng. Đặc biệt, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban, đặc biệt là giữa phòng kinh doanh và thanh toán quốc tế trong công tác tìm hiểu khách hàng.

Thứ ba, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung Đô chưa chú trọng chính sách khách hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực TTQT, thiếu những chính sách ưu đãi đối với khách hàng truyền thống, chưa có chính sách lôi kéo khách hàng về giao dịch TTQT tại chi nhánh. Đồng thời vẫn chưa làm tốt việc tư vấn, giới thiệu sản phẩm để định hướng khách hàng sử dụng những phương thức thanh toán phù hợp trong khi kiến thức về thương mại quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn còn rất hạn chế. Có thể nhận thấy công tác Marketing chưa được vận dụng một cách triệt để trong hoạt động thanh toán của Ngân hàng. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng số lượng khách hàng mà bộ phận Thanh toán quốc tế thu hút không nhiều.Ngân hàng chưa có chương trình công tác cụ thể theo đuổi các mục tiêu chung trong chiến lược phát triển khách hàng.

Mặt khác tuy đã ứng dụng Marketing vào quá trình cung ứng dịch vụ Thanh toán quốc tế nhưng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Trong quá trình giao dịch với khách hàng, thái độ nhân viên rất đúng mực, lịch sự, có tinh thần trách nhiệm với khách hàng, không gây phiền hà, không để khách hàng khiếu nại. Song đến nay ngân hàng vẫn chưa có phòng Marketing riêng.

Hơn nữa, hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Thực tế cho thấy, thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ còn rất hạn chế so với thanh toán hàng nhập khẩu. Hầu hết khách

hàng của ngân hàng đều là những doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu hoặc một số khách hàng có kinh doanh cả hàng hoá xuất khẩu nhưng lại thanh toán hàng xuất ở ngân hàng khác, do vậy không thúc đẩy hoạt động Thanh toán quốc tế.

Thứ tư, hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Mặc dù về cơ bản chi nhánh có khá đầy đủ điều kiện và tiện nghi, nhưng vì diện tích phòng làm việc khá nhỏ, điều này gây cho khách hàng tâm lý chưa thoải mái trong giao dịch tại ngân hàng.Hơn nữa cũng ảnh hưởng tới điều kiện làm việc của cán bộ ngân hàng. Mặt khác, trang thiết bị của ngân hàng dù đã được trang bị khá hiện đại song vẫn còn nhiều hạn chế, điều này làm chậm tiến trình giao dịch với khách hàng.

Thứ năm, hạn chế về số lượng ngân hàng đại lý. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng chưa nắm bắt được các chính sách, quy định của các ngân hàng đại lý ở nước ngoài trong các giao dịch thanh toán với các ngân hàng thương mại Việt Nam, chưa khai thác tối đa dịch vụ ngân hàng do họ cung cấp để đáp ứng nhu cầu giao dịch với khách hàng.

Thứ sáu, có sự hạn chế về trình độ của cán bộ thanh toán quốc tế. Mặc dù ngân hàng đã thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ bằng việc tạo điều kiện đi khảo sát và trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ với các chi nhánh thực hiện Thanh toán quốc tế trong hệ thống cũng như học tập nghiệp vụ ngân hàng hiện đại tại các ngân hàng đại lý song vẫn còn thua kém những ngân hàng nước ngoài. Họ có chiến lược khách hàng hợp lý, theo dõi khách hàng sát sao, áp dụng triệt để Marketing ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nên tác phong của họ phần nào cũng năng động hơn.

Kết luận chương 2

Thông qua việc phân tích thực trạng việc tổ chức và kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế phục vụ cho công tác xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung Đô, luận văn nhận thấy rằng:

Thứ nhất, về những thành tựu đạt được: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung Đô đã phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế dưới nhiều dạng dịch vụ, đặc biệt là phát triển thanh toán quốc tế thông qua hình thức thư tín dụng, giúp chi nhánh gia tăng doanh thu dịch vụ và số lượng khách hàng giao dịch, đem lại lợi nhuận cao hơn cho chi nhánh, mở rộng quan hệ với khách hàng cũng như các ngân hàng đại lý, nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng xử lý tình huống của các nhân viên thanh toán quốc tế.

Thứ hai, về hạn chế. Có thể thấy do hạn chế về quy mô chi nhánh và thời gian thành lập, vì còn non trẻ, nên bộ phận thanh toán quốc tế của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung Đô vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế như: hạn chế ở đối tượng phục vụ (cả về số lượng và chất lượng), thiếu khả năng đầu tư nghiên cứu chính sách sản phẩm, dịch vụ cũng như các chương trình quảng bá, marketing phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu trên địa bàn, hạn chế trong việc đa dạng hóa sản phẩm, chiến lược chăm sóc khách hàng cũng như chưa tạo dựng được uy tín trong cộng đồng doanh nghiệp về hoạt động thanh toán quốc tế.

Thứ ba, nguyên nhân chính của những tồn tại nêu trên thuộc nhóm các nguyên nhân khách quan (từ quy mô của các doanh nghiệp trên địa bàn, sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác, tâm lý tiêu dùng cũng như tỷ giá công bố….) và nguyên nhân chủ quan (do chi nhánh mới thành lập trong thời gian ngắn, chưa có chính sách khách hàng, chưa ứng dụng chính sách Marketing vào quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế,…)

Phát huy những thành tự đạt được và tìm các biện pháp khắc phục những hạn chế nêu trên sẽ đẩy mạnh nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung Đô, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Nghệ An.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TTQT TẠI CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu Thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương trung đô nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu ở tỉnh nghệ an (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w