Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng của cơ

Một phần của tài liệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xây dựng nhà “siêu mỏng” thực trạng và giải pháp trên địa bàn quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 29 - 35)

5. Cấu trúc luận văn

2.3.2 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng của cơ

quan trực tiếp đến danh dự, quyền tự do cơ bản của công dân, cần được tiến hành dân chủ, khách quan, chính xác, trên cơ sở xác minh rõ vụ việc, bảo đảm nguyên tắc “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” theo quy định tại Điều 52 Hiến pháp năm 1992”14.

2.3.2 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng của cơ quan có thẩm quyền có thẩm quyền

So với Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã nâng mức phạt tiền tối thiểu từ 10.000 đồng lên 50.000 đồng.

Để phân định mức phạt tiền giữa cá nhân và tổ chức vi phạm, phù hợp với tính chất vi phạm, một trong những nguyên tắc mới được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 là “Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân”. Như vậy, mức phạt tiền tối đa đối với vi phạm trật tự xây dựng vẫn giữ ở mức là 500.000.000 đồng đối với cá nhân tuy nhiên tăng lên tối đa 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức. Theo đó. Nghị định số 121/2013/NĐ-CP mức phạt tiền tối đa được quy định trong lĩnh vực hoạt động xây dựng là 1.000.000.000 đồng15. Bên cạnh đó, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 không quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo một mức phạt tiền cố định đối với mỗi chức danh xử phạt, mà quy định theo tỷ lệ phần trăm so với các mức phạt tối đa được quy định tại Điều 24 Luật này.

Theo Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngoài áp dụng hình thức xử phạt chính đối với hành vi vi phạm trật tự trong hoạt động xây dựng là phạt tiền thì đối tượng vi phạm trong lĩnh vực xây dựng còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung16 hay các biện pháp khắc phục hậu quả17

như: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính; buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây

14

Đội pháp chế TKLS (PV11), Những điểm mới của luật xử lý vi phạm hành chính so với pháp lệnh xử lý vi phạm

hành chính, http://conganhatinh.gov.vn/web/guest/9/-/vcmsview/qvgy/1506/1506/6170 (truy cập ngày 28/8/2013).

15 Điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP

16 Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP

dựng đô thị. Điểm mới đáng chú ý được quy định tại Nghị định 121 là công trình xây dựng không phép, sai phép nhưng bảo đảm một số điều kiện thì được nộp tiền từ 40-50% giá trị phần vi phạm để được tồn tại và điều chỉnh giấy phép xây dựng18

* Lưu ý: Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã bổ sung thêm 3 hình thức xử phạt chính trong đó có hình thức: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Bên cạnh đó Luật đã tách biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép từ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thành 2 biện pháp là: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.

2.3.2.1 Thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên xây dựng

Nghị định số 23/2009/NĐ-CP quy định thanh tra viên xây dựng có thẩm quyền phạt tiền đến 500.000 đồng (Khoản 1 Điều 56). Theo quy định mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thanh tra viên có quyền: Phạt tiền đến 1 mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng (điểm b Khoản 1 điều 46). Như vậy, theo quy định mới thì mức tiền phạt đối với hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền của thanh tra viên xây dựng vẫn duy trì ở mức 500.000 đồng đối với cá nhân. Theo đó, Điều 61 Nghị định 121/2013/NĐ-CP hướng dẫn Thanh tra viên xây dựng có thẩm quyền phạt tiền đến 1.000.000 đồng.

Ngoài ra, cũng theo Nghị định số 121/2013/NĐ-CP Thanh tra viên xây dựng còn có quyền phạt cảnh cáo, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

2.3.2.2 Thẩm quyền xử phạt của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành * Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng:

Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền phạt tiền đến 50 mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng (đối với cá nhân). Theo đó, điểm b Khoản 1 Điều 62 Nghị định 121/2013/NĐ-CP hướng dẫn Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở

Xây dựng có thẩm quyền phạt tiền đến 100.000.000 đồng.

Ngoài ra, cũng theo Nghị định số 121/2013/NĐ-CP Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng còn có quyền phạt cảnh cáo; tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

* Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng:

Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có thẩm quyền xử có thẩm quyền phạt tiền đến 70 mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 250.000.000 đồng (đối với cá nhân). Theo đó, điểm b Khoản 2 Điều 62 Nghị định 121/2013/NĐ-CP hướng dẫn Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng có thẩm quyền phạt tiền đến 500.000.000 đồng đối với lĩnh vực xây dựng.

Ngoài ra, cũng theo Nghị định số 121/2013/NĐ-CP Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng còn có quyền phạt cảnh cáo; tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

2.3.2.3 Thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Sở Xây dựng

Nghị định số 23/2009/NĐ-CP quy định Chánh thanh tra Sở Xây dựng có thẩm quyền phạt tiền đến 30.000.000 đồng (Khoản 1 điều 57). Theo quy định mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Chánh thanh tra Sở có quyền: Phạt tiền đến 50 mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng (đối với cá nhân), (điểm b Khoản 2 điều 46). Như vậy, theo quy định mới thì mức tiền phạt đối với hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền của Chánh thanh tra Sở Xây dựng đã tăng từ 30.000.000 đồng lên 50.000.000 đồng. Theo đó, Điều 63 Nghị định 121/2013/NĐ-CP hướng dẫn Chánh thanh tra Sở Xây dựng có thẩm quyền phạt tiền đến 100.000.000 đồng.

Ngoài ra, cũng theo Nghị định số 121/2013/NĐ-CP Chánh thanh tra Sở Xây dựng còn có quyền phạt cảnh cáo; tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị của Chánh thanh tra Sở Xây dựng: (Điều 21 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP)

- Quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình, quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị đối với những công trình do Sở Xây dựng hoặc UBND cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng trong trường hợp UBND cấp huyện buông lỏng quản lý, không ban hành quyết định kịp thời.

- Kiến nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh xử lý Chủ tịch UBND cấp huyện, các tổ chức, cá nhân được phân công quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm.

2.3.2.4 Thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Bộ Xây dựng

Nghị định số 23/2009/NĐ-CP quy định Chánh thanh tra Bộ Xây dựng có thẩm quyền phạt tiền đến 500.000.000 đồng (Khoản 1 Điều 58). Theo quy định mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Chánh thanh tra Bộ có quyền: phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này (điểm b Khoản 4 Điều 46) có nghĩa là Chánh thanh tra Bộ Xây dựng có thẩm quyền phạt tiền không thay đổi là không quá 500.000.000 đồng (đối với cá nhân). Theo đó, Điều 63 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP hướng dẫn Chánh thanh tra Bộ Xây dựng có thẩm quyền phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng đối với lĩnh vực xây dựng.

Ngoài ra, cũng theo Nghị định số 121/2013/NĐ-CP Chánh thanh tra Bộ Xây dựng còn có quyền phạt cảnh cáo; tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

2.3.2.5 Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân

Người có thẩm quyền xử phạt thuộc Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều 58 Nghị định này - Vi phạm quy định về hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành xây dựng.

2.3.2.6 Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường

Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 40 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP - Vi phạm quy định về kinh doanh vật liệu xây dựng.

2.3.2.7 Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã

Nghị định số 23/2009/NĐ-CP quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (sau đây gọi tắt là UBND) cấp xã có thẩm quyền phạt tiền đến 500.000 đồng (Khoản 1 Điều 56). Theo

quy định mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Chủ tịch UBND cấp xã có quyền: Phạt tiền đến 10 mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;(điểm b Khoản 1 Điều 38). Như vậy, theo quy định mới thì mức tiền phạt đối với hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng đã tăng từ 2.000.000 đồng lên 5.000.000 đồng (đối với cá nhân). Theo đó, Điều 67 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP hướng dẫn Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với lĩnh vực xây dựng.

Ngoài ra, cũng theo Nghị định số 121/2013/NĐ-CP Chủ tịch UBND cấp xã còn có quyền phạt cảnh cáo; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm đ Khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

*Buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng - Thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị của Chủ tịch UBND cấp xã: (Điều 17 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP)

- Quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn mình quản lý; quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn do mình quản lý trừ những công trình quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này.

- Tổ chức thực hiện cưỡng chế tất cả các công trình xây dựng vi phạm theo quyết định cưỡng chế của Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện và Chánh thanh tra Sở Xây dựng.

- Xử lý cán bộ dưới quyền được phân công quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời, dung túng bao che cho hành vi vi phạm.

- Kiến nghị Chủ tịch UBND cấp huyện xử lý các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng đô thị vượt thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã; xử lý cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịch UBND cấp huyện.

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã quy định rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã trong công tác xử lý vi phạm hành chính (Điều 18), giám sát công tác xử lý vi phạm hành chính (Điều 19).

2.3.2.8 Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện

Nghị định số 23/2009/NĐ-CP quy định Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền phạt tiền đến 30.000.000 đồng. Theo quy định mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền: Phạt tiền đến 50 mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng

không quá 50.000.000 đồng; (điểm b Khoản 2 điều 38). Như vậy, theo quy định mới thì mức tiền phạt đối với hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện đã tăng từ 30.000.000 đồng lên 50.000.000 đồng (đối với cá nhân). Theo đó, Điều 68 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP lại hướng dẫn Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực xây dựng.

Ngoài ra, cũng theo Nghị định số 121/2013/NĐ-CP Chủ tịch UBND cấp xã còn có quyền phạt cảnh cáo; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

*Buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng - Thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị của Chủ tịch UBND cấp huyện: (Điều 18 Nghị định 180/2007)

- Quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm do UBND cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng hoặc Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng mà công trình xây dựng đó đã bị UBND cấp xã quyết định đình chỉ thi công xây dựng.

- Chỉ đạo Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức thực hiện cưỡng chế phá dỡ những công trình xây dựng vi phạm theo quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện và của Chánh thanh tra Sở Xây dựng.

- Xử lý Chủ tịch UBND cấp xã và những cán bộ dưới quyền được phân công quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời hoặc dung túng bao che cho hành vi vi phạm.

- Luật Xử lý vi phạm hành chính đã quy định rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác xử lý vi phạm hành chính, giám sát công tác xử lý vi phạm hành chính.

2.3.2.9 Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp tỉnh

Nghị định số 23/2009/NĐ-CP quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền phạt tiền đến 500.000.000 đồng. Theo quy định mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: Phạt tiền đến mức tối đa đối

Một phần của tài liệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xây dựng nhà “siêu mỏng” thực trạng và giải pháp trên địa bàn quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)