Về hoạt động kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xây dựng nhà “siêu mỏng” thực trạng và giải pháp trên địa bàn quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 50 - 63)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.3 Về hoạt động kiểm tra, giám sát

Các quy định của pháp luật mới chỉ chú trọng trách nhiệm từ phía Nhà nước, thiếu cơ chế phù hợp để phát huy hiệu quả sự tham gia của toàn xã hội và người dân đối với công tác kiểm tra, giám sát vi phạm trật tự xây dựng. Vai trò của người phát hiện và người tố cáo chưa được đề cao, có nhiều trường hợp xây dựng nhà “siêu mỏng” không được phát hiện, xử lý kịp thời. Người viết kiến nghị nên mở rộng đối tượng kiến nghị, tố cáo như sau:

 Nên phân quyền cho trưởng ấp, thôn, xóm được quyền kiến nghị cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi xây dựng nhà “siêu mỏng”.

 Trên nguyên tắc “dân biết, dân làm, dân kiểm tra”. Cần khuyến khích người dân gửi tố cáo khi phát hiện hành vi xây dựng nhà “siêu mỏng” cũng như hành vi tham nhũng. Cụ thể bằng các giải pháp sau:

 Công khai quy trình tố cáo cho người dân biết rõ. Nếu người dân kiến nghị sai cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan đó phải chuyển kiến nghị cho cơ quan có thẩm quyền. Nếu kiến nghị của người dân không đúng thì cơ quan có thẩm quyền phải gửi thư giải thích cho người dân đó.

 Trả công bằng tiền nhằm khuyến khích người dân tham gia tố cáo.  Bảo vệ người tố cáo.

Một vấn đề mà người viết cho rằng tối quan trọng trong việc phòng ngừa hay xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà “siêu mỏng” là thái độ tiếp xúc của cán bộ có thẩm quyền đối với cá nhân, hộ gia đình vi phạm. Do đó, người viết kiến nghị cần có những chương trình, khóa học tập huấn kỹ năng giao tiếp, làm việc với dân đối với cán bộ trực tiếp thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà “siêu mỏng” nói riêng và xử phạt trong lĩnh vực xây dựng nói chung.

3.3.4 Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Theo lý giải của ban giải phóng mặt bằng dự án, việc không thể giải tỏa hết những ngôi nhà này xuất phát từ một quy định khác của pháp luật, đó là chỉ được giải phóng mặt bằng trong ranh giới của dự án. Phần ranh giới được xác định tới đâu thì cơ quan giải phóng mặt bằng được giải tỏa đến đó. Diện tích đất còn lại, tuy rất nhỏ nhưng vẫn thuộc quyền sử dụng của người dân.34 Do đó, người viết kiến nghị khi giải phóng mặt bằng phải kết hợp chỉnh trang đô thị, việc giải quyết tận gốc tình trạng nhà “siêu mỏng” và tái lập bộ mặt đô thị thành phố theo hướng hiện đại, văn minh hơn. Giải quyết tình trạng nhà “siêu mỏng” là phải giải quyết từ khâu bền bù, giải phóng mặt bằng. Không nên để xuất hiện những thửa đất “siêu mỏng” để rồi cứ tìm cách quản lý. Việc xây dựng các khu phố này phải được giao cho những nhà đầu tư có năng lực và được quản lý xây dựng một cách chặt chẽ. Nhà nước phải thay đổi quy định giải tỏa theo ranh giới dự án bằng quy định giải tỏa theo yêu cầu thực hiện dự án và chỉnh trang đô thị. Tuy chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng cho cả một diện tích không nhỏ nhưng Nhà nước có thể bán đấu giá, thu lại tiền phần diện tích đất giải tỏa thêm được. Bên cạnh đó, phải tuyên truyền để người sử dụng đất hiểu và nắm được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong vấn đề quy hoạch, chỉnh trang đô thị, phát triển kinh tế xã hội là trách nhiệm chung của toàn xã hội từ đó xách định việc di dời giải tỏa không phải vì lợi ích của riêng ai mà là vì lợi ích chung trong đó có mình.

Theo quan điểm của người viết, muốn ngăn chặn tình trạng nhà “siêu mỏng” thì nhiệm vụ đầu tiên của cơ quan chức năng là phải làm sao cho người mất đất không bị thiệt thòi hay đứng ngoài cuộc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Khác với Việt Nam, hầu hết các nước trên thế giới có nhiều phương thức bồi thường khác nhau

34 Phúc Yên, Nhà “siêu dị” xuất hiện tại Sài Gòn, http://dantri.com.vn/kinh-doanh/nha-sieu-di-xuat-hien-tai-sai- gon-770934.htm (truy cập ngày 26/8/2013).

nhằm đưa người mất đất trở thành người trong cuộc của quá trình đầu tư phát triển, bảo đảm được tính đồng thuận xã hội cao. Trong đó, điển hình là “Cơ chế góp đất và điều chỉnh lại đất đai”35 thường được hầu hết các nước áp dụng, phương pháp này rất khả thi nó khắc phục rất hiệu quả nhà “siêu mỏng”. Do đó, ngoài những giải pháp mang tính chỉ giải quyết hậu quả thì rất cần những cơ chế như trên để có thể ngăn chặn ngay từ đầu sự xuất hiện nhà “siêu mỏng” ở Việt Nam.

KẾT LUẬN

Luận văn là kết quả nghiên cứu của sinh viên trong quá trình tìm hiểu về xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà “siêu mỏng” trong thời gian qua. Qua tìm hiểu thực tế trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ người viết đã rút ra một số kết luận cơ bản sau đây:

 Một là, do luật không có định nghĩa về nhà “siêu mỏng”. Nên những đặc điểm về nhà “siêu mỏng” nếu được quy định trong luật thì cách xử lý nhà “siêu mỏng” sẽ trở nên đơn giản hơn.

 Hai là, nhà “siêu mỏng” xuất hiện do nguyên nhân chủ yếu là công tác quy hoạch, nâng cấp, mở rộng đường chỉ tập trung vào việc tính toán, thiết kế các thông số kỹ thuật của tuyến đường, mà không song hành cùng quy hoạch tuyến phố. Hầu hết những giải pháp đưa ra của các tỉnh thành là cưỡng chế, vận động dân hợp thửa hợp khối, thu hồi đất nhỏ lẻ ngay khi thực hiện dự án,… đều không phải là cách giải quyết triệt để đối với hiện trạng nhà “siêu mỏng”. Cần định hướng phát triển lâu dài cho tuyến phố dọc hai bên tuyến đường.

 Ba là, hầu hết những công trình nhà “siêu mỏng” bị phát hiện rất muộn, do sự lỏng lẻo trong công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng và ý thức tố giác trong nhân dân còn thấp. Nhà nước cần mở rộng đối tượng kiến nghị tố cáo, khuyến khích người dân tham gia tố cáo; tăng cường tuyên truyền năng cao ý thức của người dân. Bên cạnh đó, phải mở các lớp bồi dưỡng, tâp huấn cho cán bộ thanh tra kiểm tra. Cần kịp thời xây dựng quy chế phối hợp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Cùng một loại hành vi cụ thể Luật phải phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền xử lý của cơ quan nào.

 Bốn là, Nhà nước phải tính tới chuyện sinh nhai, cư ngụ của người dân đã nhường đất cho dự án. Nếu được đảm bảo được điều kiện sinh sống, thì tình trạng người dân xây dựng nhà “siêu mỏng” để phải sống trong những không gian chật hẹp và nguy hiểm sẽ không xảy ra.

Tóm lại, vấn đề nhà “siêu mỏng” không mới nhưng việc xử lý nó vẫn là một vấn đề rất khó khăn đối với các cơ quan chức năng. Do đó, cần có những biên pháp xử lý mang tính khả thi - ngăn chặn ngay từ đầu sự xuất hiện nhà “siêu mỏng”. Trong thực tế,

vì nguồn lực có giới hạn nên không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được tất cả các giải pháp được đề xuất, do đó địa phương cần phải chọn lọc biện pháp thích hợp cho mình. Song song đó, đòi hỏi sự kiên quyết, sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan chức năng. Hy vọng trong thời gian không xa tình trạng nhà “siêu mỏng” ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung sẽ được giải quyết dứt điểm, trả lại bộ mặt khang trang cho đô thị Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).

2. Luật Đất đai năm 2003. 3. Luật Xây dựng năm 2003.

4. Luật Nhà ở năm 2005 (sửa đổi và bổ sung năm 2009). 5. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

6. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai và được quy định cụ thể trong Nghị định số 197/2004/NĐ-CP Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ngày 03 tháng 12 năm 2004.

7. Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

8. Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.

9. Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ban hành ngày 27 tháng 02 năm 2009 Về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

10.Nghị định số 71/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở ngày 23/6/2010.

11.Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về cấp giấy phép xây dựng.

12.Nghị định số 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

dẫn thi hành Điều 121 của Luật Xây dựng hiện hành.

14.Thông tư số 24/2009/TT-BXD ngày 22 tháng 7 năm 2009 quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

15.Thông tư số 39/2009/TT-BXD, ngày 9 tháng 12 năm 2009 Hướng dẫn quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ.

16.Quyết định số 49/2009/QĐ-UBND của UBND thành phố Cần Thơ, ngày 07 tháng 9 năm 2009 Quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

17.Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

18.Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 06 tháng 05 năm 2011của UBND thành phố Hà Nội quy định xử lý các trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng đang tồn tại dọc theo các tuyến đường giao thông và nguyên tắc thực hiện các dự án đầu tư đường giao thông mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Sách, báo, tạp chí

1. Nguyễn Cảnh Quý: Một số nội dung của Luật Đất đai cần được tiếp tục sửa đổi bổ sung và hoàn thiện, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 15 (223) T8/2012, Tr. 23.

2. Phan Trung Hiền: Giáo trình Luật hành chính đô thị nông thôn, Nxb. Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, tháng 9 năm 2011, tr. 107 - tr. 108.

3. Phan Trung Hiền: Giáo trình Luật hành chính Việt Nam - Phần II Phương pháp quản lý nhà nước, Nxb. Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2011, Tr. 34.

Trang thông tin điện tử

1. Đài Loan, Cần 450 tỷ đồng để thu hồi 36 nhà siêu mỏng ở Hà Nội,

http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/can-450-ty-dong-de-thu-hoi-36-nha-sieu-mong-o-ha- noi-2857250.html (truy cập ngày 1/8/2013).

2. Đội pháp chế TKLS (PV11), Những điểm mới của luật xử lý vi phạm hành chính so với pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính,

http://conganhatinh.gov.vn/web/guest/9/-/vcmsview/qvgy/1506/1506/6170 (truy cập ngày 28/8/2013).

3. Gia Tuệ, Cần Thơ sắp mạnh tay với nhà “siêu mỏng”,

http://phapluattp.vn/20091128112521953p0c1085/can-tho-sap-manh-tay-voi-nha- sieu-mong.htm (truy cập ngày 19/7/2013).

4. Hoàng Vân, Đừng để người mất đất đứng ngoài cuộc,

http://phapluattp.vn/20130926125534335p0c1013/dung-de-nguoi-mat-dat-dung- ngoai-cuoc.htm (truy cập ngày 28/9/2013).

5. Khánh Khoa, Thành phố yêu cầu giải quyết nhà siêu mỏng, siêu méo trong quý III,

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Kinh-te/597215/thanh-pho-yeu-cau-giai-quyet- nha-sieu-mong-sieu-meo-trong-quy-iii(truy cập ngày 1/8/2013).

6. Lê Xuân Thủy, Sắp xếp lại lực lượng thanh tra xây dựng,

http://www.nhandan.com.vn/kinhte/tin-%20tuc/item/20517702.html (truy cập ngày 27/08/2013).

7. Nguyễn Thắng Lợi, Thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực THADS,

http://www.moj.gov.vn/TongCucThiHanhAn/News/Lists/TuThucTien/View_Deta il.aspx?ItemID=166, (truy cập ngày 27/08/2013).

8. Nguyễn Hưng, Nhà siêu mỏng ở Hà Nội là đương nhiên,

http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/nha-sieu-mong-o-ha-noi-la-duong-nhien- 2159744.html (truy cập ngày 1/8/2013).

9. Phúc Yên, Nhà “siêu dị” xuất hiện tại Sài Gòn,

http://dantri.com.vn/kinh-doanh/nha-sieu-di-xuat-hien-tai-sai-gon-770934.htm

(truy cập ngày 26/8/2013).

10.P.P.H, Mỗi tháng mọc lên một đô thị,

http://diaoc.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=419539&ChannelID=204 (truy cập ngày 28/08/2013).

11.Quốc Anh, Hướng giải quyết nhà siêu mỏng ở Cần Thơ.

http://chuyentrang.tuoitre.vn/TTC/Index.aspx?ArticleID=389820&ChannelID=3

(truy cập ngày 1/8/2013).

12.Trần Trọng Tân, Ph. Angwghen sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của chúng ta, http://www.sggp.org.vn/chinhtri/nam2005/thang11/78333/ (truy cập ngày 28/08/2013).

13.TS. KTS. Nguyễn Thanh Bình, Nhà siêu mỏng, siêu méo: Những vấn đề bên trong,

http://hanoi.org.vn/publiccity/vi/2011/01/nha-sieu-m%E1%BB%8Fng-sieu-meo- nh%E1%BB%AFng-v%E1%BA%A5n-d%E1%BB%81-ben-trong/ (truy cập ngày 11/8/2013).

14.Theo Vietnamnet, Tái xuất hiện nhà "siêu mỏng, siêu méo" ở Hà Nội,

http://vietbao.vn/Xa-hoi/Tai-xuat-hien-nha-sieu-mong-sieu-meo-o-Ha- Noi/20878231/157/ (truy cập ngày 1/8/2013).

15.Thiện Khiêm, Những tuyến đường làm đẹp thành phố,

http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&id=129534 (truy cập ngày 20/07/2013).

16.Trần Lưu, Cần Thơ: Ngổn ngang nhà siêu mỏng,

http://laodong.com.vn/Bat-dong-san/Can-Tho-Ngon-ngang-nha-sieu- mong/24736.bld (truy cập ngày 8/5/2013).

17.Tri thức Việt, Quận Ninh Kiều,

http://mobile.vietgle.vn/detail.aspx?key=qu%E1%BA%ADn+Ninh+Ki%E1%BB %81u&type=A0 (truy cập ngày 1/11/2013).

PHỤ LỤC

Một số căn nhà “siêu mỏng” điển hình trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Hình 1:

Căn nhà “siêu mỏng” chỉ có 2,43m2 ở số 60A, đuờng Mậu Thân, phường An Phú, quận Ninh Kiều, được rao bán với giá 500 triệu

Hình 2:

Một căn nhà “siêu mỏng” tại đường Trần Hưng Đạo, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Ảnh chụp ngày 30/7/2013

Hình 3:

Một căn nhà “siêu mỏng” tại đường Trần Phú, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Ảnh chụp ngày 30/7/2013

Hình 4:

Một căn nhà “siêu mỏng” trên đường 30/4 phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Ảnh chụp ngày 30/7/2013

Hình 5:

Hai căn nhà “siêu mỏng” nằm kề nhau tại đường Lê Lợi, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Ảnh chụp ngày 30/7/2013

Một phần của tài liệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xây dựng nhà “siêu mỏng” thực trạng và giải pháp trên địa bàn quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 50 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)