Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm

Một phần của tài liệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xây dựng nhà “siêu mỏng” thực trạng và giải pháp trên địa bàn quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 37 - 39)

5. Cấu trúc luận văn

2.4.3 Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm

UBND cấp xã ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ và tổ chức phá dỡ:

- Sau thời hạn 03 ngày (kể cả ngày nghỉ), kể từ khi ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng không phải lập phương án phá dỡ;

- Sau 10 ngày (kể cả ngày nghỉ), kể từ khi ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng phải lập phương án phá dỡ mà chủ đầu tư không tự thực hiện các nội dung ghi trong biên bản ngừng thi công xây dựng.

Chủ đầu tư phải chịu toàn bộ chi phí lập phương án phá dỡ và chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.

Đối với công trình xây dựng vi phạm mà do UBND cấp huyện hoặc Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng, trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi UBND cấp xã ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng, UBND cấp xã có trách nhiệm gửi hồ sơ lên Chủ tịch UBND cấp huyện. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ, Chủ tịch UBND cấp huyện phải ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ. Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức cưỡng chế phá dỡ.

Đối với trường hợp đình chỉ thi công xây dựng buộc chủ đầu tư phải xin cấp Giấy phép xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP thì thời hạn ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP. UBND cấp xã ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ và tổ chức thực hiện cưỡng chế phá dỡ. Chủ đầu tư phải chịu toàn bộ chi phí tổ chức thực hiện cưỡng chế phá dỡ.

Trường hợp chủ đầu tư vắng mặt hoặc cố tình vắng mặt thì quyết định cưỡng chế phá dỡ vẫn phải được tổ chức thực hiện.

Như vậy, nhà “siêu mỏng” tuy chưa được quy định cụ thể trong Luật, tuy nhiên với những quy định hiện tại và những quy định mới trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 121/2013/NĐ-CP cũng đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết một số khó khăn trong công tác xử lý nhà “siêu mỏng”.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ ĐỐI VỚI NHÀ “SIÊU MỎNG”

Trong chương 1 và chương 2 của đề tài đã nêu lên được lý luận chung các vấn đề về nhà “siêu mỏng”. Đồng thời, cũng hệ thống lại chế độ pháp luật về xử phạt nhà “siêu mỏng” theo quy định hiện hành. Trên thực tế các vấn đề trên được áp dụng như thế nào? Đó là những nội dung mà người viết mong muốn đạt được nhằm làm sáng tỏ đề tài hơn. Tuy nhiên, do việc nghiên cứu và phân tích đề tài chỉ trong thời gian cho phép nên đề tài dừng lại ở tình hình thực tế trong xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà “siêu mỏng” trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Ngoài việc nói lên thực tiễn áp dụng thì trong chương này người viết còn đề cập đến một số khó khăn, nguyên nhân dẫn đến khó khăn và nêu lên một số giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà “siêu mỏng”.

Một phần của tài liệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xây dựng nhà “siêu mỏng” thực trạng và giải pháp trên địa bàn quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)