5. Bố cục luận văn
2.2.2.2 Điều kiện được phép thuê nhà ở thương mại
Bên thuê nhà ở thương mại nếu đáp ứng các điều theo quy định pháp luật thì được phép thuê nhà ở thương mại:
Tổ chức, cá nhân trong nước không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, có quốc tịch Việt Nam, người gốc Việt Nam thuộc diện về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư, người có công đóng góp cho đất nước, nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt, mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam, người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống. Nếu các đối tượng nêu trên được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân 27 SVTH: Phan Văn Khoa
Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền thuê nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.
Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt nam cho đến ngày Luật Quốc Tịch Việt Nam 2008, có hiệu lực pháp luật ngày 01/7/2009, và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc Tịch Việt Nam 2008.
Người gốc Việt Nam là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài (theo khoản 4, điều 3, luật quốc tịch 2008).
Theo quy định tại khoản 3, điều 35, luật nhà ở 2005, “ Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở, được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại khoản 1 điều 125 và điều 131 của luật này. Như vậy, để có thể thuê nhà ở thì tổ chức, cá nhân nước ngoài phải được phép vào Việt Nam có thời hạn từ ba tháng liên tục trở lên.