Hình 3.1 Giản đồ DMTA của mẫu màng tinh bột nhiệt dẻo (hàm lượng chất hóa dẻo là 20% glycerol và 10% monoglyceride lỏng)
Hình 3.2 Đồ thị modul tích (G’) của các mẫu hỗn hợp (thay đổi tỷ lệ PP/màng tinh bột nhiệt dẻo) và mẫu trắng
SVTH: Lê Thị Mộng Tuyền 44
Nhận xét
Ta có modulus tích G’ là đặc trưng cho độ cứng của vật liệu. Tg của vật liệu là điểm uốn của đường cong này.
Hình 3.2 cho thấy modul của các mẫu hỗn hợp đều lớn hơn modulus của mẫu nhựa PP ở nhiệt độ bé hơn Tg, độ cứng này tăng khi tăng hàm lượng màng tinh bột nhiệt dẻo. Điều này có thể giải thích là do (ở vùng nhiệt độ bé hơn Tg) modulus của mẫu màng tinh bột nhiệt dẻo (khoảng 4,2.10-9 Pa, hình 3.1) có giá trị lớn hơn mẫu nhựa PP (khoảng 3,6.10-9 Pa, hình 3.2), nên khi trộn lại với nhau thì modul của hỗn hợp tăng và tăng theo lượng màng tinh bột trộn vào.
Ở vùng nhiệt độ lớn hơn Tg thì nhựa PP lại cứng hơn hỗn hợp là do hỗn hợp có phần màng tinh bột đã được hóa dẻo nên modul giảm. Tuy nhiên ở vùng nhiệt độ lớn hơn 30oC thì sự chênh lệch độ cứng này không đáng kể, cho thấy khả năng ứng dụng của vật liệu này trong thực tiễn là khá cao.
Hình 3.3 Đồ thị modul thoát (G”) của các mẫu hỗn hợp (thay đổi tỷ lệ PP/màng tinh
SVTH: Lê Thị Mộng Tuyền 45 Hình 3.4 Đồ thị tan(δ) của các mẫu hỗn hợp (thay đổi tỷ lệ PP/màng tinh bột nhiệt
dẻo) và mẫu trắng
Nhận xét
Theo như đồ thị hình 3.3 và 3.4 thì Tg (là đỉnh của đường G”, tan(δ)) của mẫu nhựa PP là khoảng 0oC, còn các mẫu hỗn hợp PP/màng tinh bột nhiệt dẻo thì xuất hiện hai Tg lệch về phía vùng nhiệt độ âm so với mẫu trắng là nhựa PP. Điều này chứng tỏ phụ gia (PP-g-Ma và PE-g-MA) đã giúp cho màng tinh bột nhiệt dẻo có thể tương hợp với nhựa PP trong quá trình trộn nóng chảy. Ở đây Tg của các mẫu hỗn hợp đều bé hơn Tg của nhựa PP là do trong hỗn hợp có màng tinh bột đã được hóa dẻo nên làm giảm Tg.
So sánh các mẫu hỗn hợp với nhau ta thấy Tg giảm khi tăng lượng nhựa từ 50% - 70% (giống nhau ở cả hình 3.3 và 3.4). Điều này có thể giải thích là do khi tăng lượng nhựa tức là lượng phụ gia PP-g-MA và PE-g-MA bị giảm so với lượng nhựa (vì lượng phụ gia sử dụng cho các mẫu là giống nhau) nên độ khâu mạng sẽ giảm, tức là độ mềm dẻo tăng nên Tg giảm.
Nhận xét chung
Phụ gia (PP-g-Ma và PE-g-MA) đã giúp cho màng tinh bột nhiệt dẻo có thể tương hợp với nhựa PP trong quá trình trộn nóng chảy.
SVTH: Lê Thị Mộng Tuyền 46