Áp dụng trong các bài toán chuyển động đều

Một phần của tài liệu Phương pháp giả thiết tạm trong giải toán ở tiểu học (Trang 33 - 36)

HỆ THỐNG CÁC BÀI TẬP ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP GIẢ THIẾT TẠM

3.1.1Áp dụng trong các bài toán chuyển động đều

a) Kiến thức cơ bản cần nhớ : - Công thức tính s, v, t cụ thể : S = v.t, v = s t , t = s v

- Chuyển động ngược chiều : Hai động tử chuyển động ngược chiều với vận

tốc là v1 và v2, xuất phát cùng một lúc và ở cách nhau một đoạn s thì thời gian

để chúng gặp nhau là : tgn =

1 2

( )

s

v v

Trong đó : tgn : thời gian gặp nhau của hai động tử

s : khoảng cách giữa hai động tử khi chúng xuất phát cùng một lúc

34

v1 v2

- chuyển động cùng chiều : hai động tử cùng chuyển động với vận tốc là v1 và

v2 (v1 > v2), xuất phát cùng một lúc và cách nhau một đoạn s thì thời gian để

chúng đuổi kịp nhau là : tgn =

1 2

( )

s

v v

Trong đó : tgn là thời gian để hai động tử gặp nhau

s là khoảng cách giữa hai động tử khi chúng xuất phát cùng một lúc

v1 v2

b) Bài toán tham khảo

Bài toán1 :

Anh đi từ nhà đến trường hết 10 phút. Em đi từ nhà đến trường hết 20 phút. Hỏi ai đi nhanh hơn? Nếu em đi học mà đi trước anh 5 phút thì anh có đuổi kịp em không? Nếu có thì đuổi kịp ở chỗ nào?

Giải

Ta thấy 10 phút < 20 phút nên anh đi nhanh hơn em.

Vì 20 phút – 10 phút = 10 phút nên : “Nếu em đi trước anh 10 phút thì anh sẽ đuổi kịp em ở cuối quãng đường (tức ở trường)”.

Nhưng thực tế thì em đi trước anh 5 phút, tức là một nửa của 10 phút; nên anh sẽ đuổi kịp em ở chính giữa quãng đường (tức ở một nửa quãng đường từ nhà đến trường).

s

35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài toán 2:

Một người đi bộ khởi hành lúc 6 giờ 40 phút từ xã A đi đến xã B, quãng đường dài 24 km, vận tốc 4 km/giờ. Ngày hôm sau, lúc 8 giờ 10 phút, người đó đi theo đường cũ từ B về A với vận tốc 5 km/giờ. Cả lúc đi lẫn lúc về, người đó đều đi qua nhà văn hóa huyện vào cùng một thời điểm trong ngày. Hay tình thời điểm đó?

Giải

Giả sử rằng có hai người đi cùng vào một ngày, ngược chiều nhau, từ hai xã A và B cách nhau 24 km. Thời gian khởi hành chênh lệch nhau:

8 giờ 10 phút – 6 giờ 40 phút = 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ

O 4km/h 5km/h B

A

Lúc 8 giờ 10 phút thì người đi từ A đã tới điểm O, cách A: 4 x 1,5 = 6 (km)

Lúc đó hai người cách nhau:

24 – 6 = 18 (km) Tổng hai vận tốc là :

4 + 5 = 9 (km/giờ)

Thời gian để họ đi cho đến lúc gặp nhau (kể từ 8 giờ 10 phút) là: 18 : 9 = 2 (giờ)

Họ gặp nhau lúc:

8 giờ 10 phút + 2 giờ = 10 giờ 10 phút

Suy ra người đó đi qua nhà văn hóa huyện lúc 10 giờ 10 phút. Đáp số: 10 giờ 10 phút

36

Kết luận: Khi giải bài toán chuyển động đều bằng phương pháp gải thiết tạm

ta thường “giả thiết tạm” để đưa bài toán về dạng quen thuộc đã biết cách giải như hai chuyển động ngược chiều, hai chuyển động cùng chiều.

Một phần của tài liệu Phương pháp giả thiết tạm trong giải toán ở tiểu học (Trang 33 - 36)