CHUỒNG TRẠI VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung premix vitamin, khoáng vi lượng và axit amin vào khẩu phần của heo thịt trong giai đoạn sinh trưởng (2060 kg) và vỗ béo (60100 kg) (Trang 32)

2.4.1 Vai trò của chuồng trại trong chăn nuôi heo

Ảnh hưởng của các kiểu chuồng trại khác nhau đến môi trường tiểu khí hậu

Các kiểu chuồng trại khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến môi trường sống của vật nuôi, kiểu chuồng nuôi công nghiệp hiện nay đã góp phần giảm thiểu đáng kể hàm lượng khí độc chuồng nuôi.

Ảnh hưởng của chuồng trại đến năng suất chăn nuôi

Chuồng công nghiệp đã góp phần đáng kể trong việc cải tạo điều kiện khí hậu trong chuồng nuôi, đảm bảo duy trì môi trường sinh thái và tiểu khí hậu tối ưu cho heo. Theo dõi tác động của môi trường chuồng trại đến năng suất chăn nuôi heo, các nhà chăn nuôi đã cho thấy: Các giống heo ngoại cao sản nếu được nuôi trong chuồng trại công nghiệp sẽ có năng suất cao hơn rõ rệt: Số lứa đẻ/nái/năm tăng từ 1,85-2,10 lứa; số con sơ sinh sống/lứa tăng 0,95 con; số con cai sữa tăng 3,5%; số con 60 ngày tuổi/lứa tăng 8,5% đồng thời, đã góp phần tăng hiệu quả xã hội do việc giảm đáng kể mùi hôi từ khu vực chăn nuôi.

20

Giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Đối với chuồng nuôi công nghiệp, thường áp dụng 2 hệ thống chủ yếu, đó là hệ thống chuồng kín, sử dụng quạt hút gió và hệ thống chuồng 4 mái thông thoáng tự nhiên. Cả 2 kiểu chuồng này đều được thiết kế nhằm mục đích tạo độ thông thoáng tối đa, hạn chế ẩm độ và các khí độc trong chuồng, tạo môi trường thuận lợi nhất cho sinh trưởng, sinh sản của heo.

2.4.2 Những điều cần biết khi xây dựng chường trại 2.4.2.1 Địa điểm xây dựng 2.4.2.1 Địa điểm xây dựng

Theo Võ Văn Ninh (2003), trại nên xây dựng ở nơi có đường giao thông đi lại dễ dàng, gần nơi có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm (thịt, con giống…) để đảm bảo đầu ra không bị nghẽn hoặc phải tốn nhiều chi phí vận chuyển đi xa tiêu thụ, gần nơi có thức ăn cung cấp cho heo, từ đó giảm thiểu được chí phí đầu vào. Trại phải gần nơi có nguồn nước cung cấp, dễ dàng cho việc xử lý nước thải. Hơn nữa, địa điểm thành lập trại phải chọn nơi cao ráo, yên tĩnh, cách xa khu dân cư, ở cuối hướng gió nhưng phải thuận tiện giao thông

(Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).

2.4.2.2 Hướng chuồng

Chuồng nuôi heo cần có ánh sáng chiếu rọi vào buổi sáng, không bị hắt nắng vào buổi chiều, tránh mưa hắt và gió bấc lúc mùa rét. Nếu chuồng một dãy mặt trước hướng Đông - Nam, nếu chuồng hai dãy, trục chuồng xây theo hướng Đông bắc – tây nam. Chuồng có sân chơi hướng Đông dùng nuôi heo con, nái nuôi con và nái chửa. Chuồng cần ánh nắng buổi sáng (đến 9 giờ 30 phút sáng) vừa sát trùng ô chuồng vừa xúc tiến tạo Vitamin D3 giúp heo sinh trưởng, đồng hóa calci, phospho tốt. Nắng buổi chiều ngược lại làm heo mệt, thở nhiều, bị bệnh mềm xương, con đẻ ra chân yếu (vì nhiều tia tử ngoại), khác nắng buổi sáng (nhiều tia hồng ngoại).

Trục dọc dãy chuồng nên chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam hoặc chạy theo hướng Đông Tây là có thể tránh được gió lạnh Đông Bắc thổi vào chuồng, tránh được mưa và gió Tây Nam, tránh nắng Đông buổi sáng, tránh nắng Tây buổi chiều rọi thẳng vào chuồng. Nếu trục dọc dãy chuồng chạy theo các hướng thích hợp trên thì hai đầu hồi (2 tường chắn đầu dãy) của chuồng, hoặc sẽ hướng về Đông Bắc - Tây Nam, hoặc hướng về Đông và Tây ngăn cản các luồng gió, luồng mưa và các tia nắng gay gắt bất lợi cho vật nuôi. (Võ Văn Ninh, 2003)

21

Riêng ở đồng bằng sông Cửu Long nên chọn theo hướng Đông - Tây, mặt tiền quay hướng Nam. Khi chọn hướng chuồng cần phải có ánh sáng dọi trực tiếp vào buổi sáng, không bị nắng hắt buổi chiều, tránh mưa tạt vào từ phía Tây và gió lùa vào lúc mùa rét đến.

2.4.2.3 Mái chuồng

Thường được lợp bằng lá, giấy dầu, tole tráng kẽm, tole fibrocement, ngói, cũng có thể lợp bằng tranh hay rạ... Mái chuồng nên lợp xuôi chiều để nước mưa không ứ đọng, mái không cao quá dễ bị mưa gió làm lạnh, cũng không nên lợp thấp quá làm chuồng bị nóng, tối và ngạt. Chuồng có thể xây theo kiểu chuồng 1 mái hay 2 mái tùy thuộc vào điều kiện và quy mô đàn heo

(Võ Văn Ninh, 2001).

2.4.2.4 Tiểu khí hậu chuồng nuôi heo a. Nhiệt độ

Heo có ít tuyến mồ hôi, ngoài ra da và lớp mỡ dưới da khá dày nên heo rất nhạy cảm với nóng. Khi heo sống trong cùng nhiệt độ trung hòa thì nhiệt sản xuất đủ để bù trừ cho nhiệt bị mất và heo không bị stress nhiệt. Vùng nhiệt độ trung hòa là khoảng nhiệt độ của không khí mà trong khoảng đó thì tốc độ biến dưỡng của cơ thể xảy ra ở mức tối thiểu, ổn định và không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ không khí. Vùng nhiệt độ này gồm hai mức: Nhiệt độ tới hạn trên và nhiệt độ tới hạn dưới, chúng thay đổi tùy theo trọng lượng heo, mức gió lùa, ẩm độ, kết cấu chuồng và chất lót chuồng. Thú bị stress nhiệt khi nhiệt độ chuồng nuôi cao hơn mức nhiệt độ tới hạn trên. Khi ẩm độ 60-70 %, tốc độ gió 0,1-0,5 m/s thì các mức nhiệt độ sau đầy đủ để tạo thoải mái cho heo (Võ Văn Ninh, 2003). Nhiệt độ thích hợp để nuôi heo con 26-300C, heo lứa 22-260C và heo lớn 18-200C (Lê Thị Mến, 2010).

b. Ẩm độ tương đối

Theo Nguyễn Ngọc Tuân, Trần Thị Dân (2000)Lê Thị Mến (2010), heo có thể chịu đựng ẩm độ cao (60-90 %), ẩm độ tốt nhất là 60-70 %, với ẩm độ như thế thì có thể hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên ẩm độ cao làm tăng tác động bất lợi của nhiệt độ đối với khả năng tiêu thụ thức ăn của heo trong khi ẩm độ thấp làm phổi dễ bị nhiễm trùng hơn. Trong điều kiện nóng ẩm của nước ta, heo thường bị stress nhiệt và vi sinh vật gây bệnh dễ phát triển, cho nên heo ăn ít, dễ mắc bệnh và sức sản xuất thấp. Vì vậy, cần có

22

biện pháp làm giảm độ ẩm và tạo sự thông thoáng chuồng nuôi như nóc chuồng nuôi có lỗ thông hơi, xây dựng chuồng sàn hở.

c. Độ thông thoáng

Độ thông thoáng thích hợp cho heo nái nuôi con là 34 m3/giờ trong mùa đông và 272 m3/giờ trong mùa hè (Nguyễn Thiện và ctv, 2005).

Chuồng có độ thông thoáng tốt sẽ có tác dụng điều hòa nhiệt độ, ẩm độ, làm giảm các khí độc như NH3, H2S, CO, bụi bặm,... Độ thông thoáng ảnh hưởng đến sự khuyết tán của nhiệt độ trong chuồng, trên da và cả hơi nước trên da heo.

d. Nồng độ các chất khí và bụi bặm trong chuồng heo

Bốn loại khí độc phổ biến trong chuồng nuôi gồm NH3, H2S, CO2 và CO được tạo ra do sự biến dưỡng của heo và sự phân hủy của phân và nước tiểu. Nếu nồng độ các chất khí này trong chuồng cao có thể gây hại cho heo cũng như sức khỏe con người và làm giảm năng suất trong chăn nuôi (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).

Bảng 2.10: Hàm lượng khí độc tối đa được phép trong chuồng

Chất khí Hàm lượng khí trong chuồng (ppm)

H2S 10 NH3 10 CO2 100 CO 3000 (Võ Văn Ninh, 2003) 2.5 PREMIX

Là hỗn hợp các chất giàu dinh dưỡng có hoạt tính sinh học cao được trộn sẵn dùng bổ sung vào thức ăn hỗn hợp nhằm cân đối các chất dinh dưỡng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi.

Trong thực tế sản xuất, người ta thường dùng Premix khoáng, Premix vitamin; đôi khi trộn thêm một vài loại kháng sinh với hàm lượng thấp để phòng ngừa một số bệnh dễ lây lan ở heo. Trong thành phần của Premix thường có chất đệm (còn gọi là chất mang) không làm mất cân bằng dinh dưỡng, có cùng kích thước và khối lượng như các hoạt chất trong Premix làm

23

cho vitamin hay khoáng vi lượng... dễ dàng được trộn đồng đều trong hỗn hợp. Chất đệm cần có tỉ lệ nước dưới 8%, tỉ lệ chất béo thấp hơn 6% và độ pH từ 5,6-7,5 (tuỳ loại Premix) để không làm giảm hoạt tính của Premix.

Các Premix vitamin có hàm lượng vitamin biến đổi tuỳ theo loại heo, nhưng phần lớn chúng đều chứa các vitamin A, D, E, K, B2, B12, PP, niaxin, cholin, biotin và folax.

Thành phần Premix khoáng gồm canxi (Ca), photpho (P), sắt (Fe), đồng (Cu), kẽm (Zn), mangan (Mn), coban (Co), magie (Mg), iot (I)... các nguyên tố này ở dạng muối với lượng không gây độc và dễ hấp thụ cho vật nuôi.

Cả hai loại Premix trên đều không dự trữ được lâu (3-4 tháng) vì vitamin và các chất khoáng dễ bị oxi hoá làm giảm hoạt tính của Premix. Ở Việt Nam, tiêu chuẩn Nhà nước TCVN-3142-79 quy định chất lượng các loại Premix

vitamin cho gà, heo các loại và các lứa tuổi. Tiêu chuẩn TCVN-3143-79 quy định 7 loại Premix khoáng dùng cho gà, heo và trâu bò.

24

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM

3.1.1 Địa điểm và thời gian

Địa điểm: Trại Thực nghiệm Công ty Vemedim, ấp Thới Hòa C, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, Tp. Cần Thơ.

Hình 3.1: Sơ đồ địa điểm thực hiện thí nghiệm

Thời gian thực hiện được chia làm 2 giai đoạn: từ tháng 5/2013 đến tháng 7/2013 và từ tháng 09/2013 đến tháng 11/2013.

3.1.2 Đối tượng thí nghiệm

Heo thí nghiệm:

- Giai đoạn 20-60 kg: 36 heo, giống lai Yorkshire x Landrace. Khối lượng đầu TN trung bình 25±1,24 kg.

- Giai đoạn 60-100 kg (xuất chuồng): 27 heo, giống lai Yorkshire x Landrace. Khối lượng đầu TN trung bình 68±0,15 kg.

3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm

25

thông thủy – bộ (sông ngòi và gần quốc lộ 91A), rất dễ dàng cho vận chuyển thức ăn đầu vào và xuất bán sản phẩm. Trại có diện tích khoảng 4,6 ha bao gồm: Nhà ở, ao nuôi cá, vườn cây và khu vực chăn nuôi.

Chuồng trại được xây dựng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. * Trong giai đoạn 20-60 kg:

Kiểu chuồng được thiết kế theo kiểu chuồng kín. Có sử dụng hệ thống quạt làm mát. Heo được nuôi trên chuồng nuôi heo con sau cai sữa. Diện tích 9 m2. Nền được lót bằng tấm lót hở hoàn toàn.

Máng ăn được sử dụng bằng thùng nhựa. Tất cả các ô chuồng đều dùng núm uống tự động gắn cố định vào vách chuồng.

* Trong giai đoạn 60-100 kg (xuất chuồng):

Kiểu chuồng được thiết kế theo kiểu chuồng hở. Heo được nuôi trên chuồng nuôi heo thịt. Nền tráng bê tông. Diện tích 16 m2.

Máng ăn được xây bằng bê tông. Tất cả các ô chuồng cũng dùng núm uống tự động gắn cố định vào vách chuồng.

3.1.4 Phương tiện và dụng cụ thí nghiệm

Hai cân đồng hồ: một 20 kg, một 60 kg để cân thức ăn hàng ngày.

Một cân bàn điện tử để cân trọng lượng heo qua các giai đoạn (cân vào đầu kỳ và cuối kỳ)

Sổ ghi chép số liệu, máy tính và một số dụng cụ thú y khác. Một số loại thuốc thú y thường sử dụng ở trại:

Lincoseptryl Điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp IM 1ml/10 kg BW.

Vimikat Tăng sức đề kháng, hỗ trợ miễn dịch, IM 1ml/10 kg BW.

Vimectin Trị nội - ngoại ký sinh, IM 1ml/35 kg BW. Vimelinspec Trị viêm khớp, IM 1ml/7 kg BW.

3.1.5 Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm

Thức ăn được phối trộn theo công thức riêng của trại. Sử dụng một công thức khẩu phần cho cả 2 giai đoạn thí nghiệm.

26

Bảng 3.1: Công thức phối trộn thức ăn thí nghiệm

Thực liệu, kg ĐC NT1 NT2 Bắp 693,61 689,61 688,11 Tấm 50 50 50 Cám gạo 50 50 50 BD nành 46 172,6 172,6 172,6 Lysin 0,765 0,765 0,765 Vitamin E 0,425 0,425 0,425 Bột xương 20,2 20,2 20,2 Bột sò mịn 10,9 10,9 10,9 Muối ăn 1,5 3 3 Sulfat kẽm 1,5 1,5 Embavit 7 2,5 Aminovit 1 Tổng số (kg) 1000 1000 1000

ĐC: Thức ăn không có bổ sung Premix, NT1: thức ăn ĐC bổ sung 1‰ Aminovit, NT2: thức ăn ĐC bổ sung Embavit 2,5‰.

(Công ty Vemedim)

Bảng 3.2: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm Giá trị dinh dưỡng

ME (Kcal) 3049,52 CP (%) 14,69 Lysine (%) 0,75 Methionine + Cystine (%) 0,51 Ca (%) 0,8 P (%) 0,43 (Công ty Vemedim VN)

3.1.6 Premix dùng trong thí nghiệm

27

Embavit 7 bao gồm các loại khoáng vi lượng, vitamin, axit amin, chất kích thích tăng trọng giúp cho heo mau lớn, phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn gây ra, đặc biệt là bệnh tiêu chảy ở heo con.

Bảng 3.3: Thành phần Premix Embavit 7 dùng cho heo.

Thành phần Đơn vị tính Số lượng Vit A IU 2.000.000 D3 IU 400 E g 8 Nicotinic axit g 4,8 Calcium D Pantothenate g 4 B2 g 1,2 B12 mg 6 K3 mg 200 Zn2+ g 40 Cu2+ g 40 Fe2+ g 16 Mn2+ g 12,8 I+ mg 160 Co2+ mg 160 Se4+ mg 24 Kháng sinh g 0 Bột ngũ cốc vừa đủ kg 1 (Công ty Vemedim VN)

Aminovit có tác dụng ngăn ngừa và trị các chứng bệnh về dinh dưỡng, tăng sức đề kháng bệnh, giúp vật nuôi thích ứng với biến động về môi trường và tăng sản lượng.

Một cách tổng quát Aminovit dùng khi có sự thay đổi khẩu phần, trợ lực trong điều trị bệnh và nhiễm ký sinh trùng, vỗ béo, tăng sản lượng trứng, sữa.

28

Bảng 3.4: Thành phần Premix Amonovit dùng cho heo.

Thành phần Đơn vị tính Số lượng Vit A IU 10.670.000 D3 IU 7.000.000 E IU 20 Calcium D Pantothenate g 20 B1 g 24 B2 g 6 B6 g 8 B12 g 160 C g 10 K g 4 Zn2+ g 1.13 Cu2+ mg 256 Fe2+ mg 988 Mn2+ mg 852 Co2+ mg 210 Folic axit mg 1 Sodium Na mg 13 DL Methionin mg 35 Lysine mg 30 Gutamic mg 5 Lactose vừa đủ kg 1 (Công ty Vemedim VN)

29

Quy cách đóng gói sản phẩm của Premix sử dụng trong thí nghiệm

Hình 3.2: Premix Embavit 7 và Aminovit

3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.2.1 Bố trí thí nghiệm 3.2.1 Bố trí thí nghiệm

3.2.1.1 Giai đoạn 20-60 kg

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại (1 lần lặp lại là 1 ô gồm 4 heo).

Bảng 3.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm giai đoạn 20-60 kg Lặp lại Nghiệm thức

ĐC NT I NT2

1 - - -

2 - - -

3 - - -

ĐC: Thức ăn không có bổ sung Premix, NT1: thức ăn ĐC bổ sung 1‰ Aminovit, NT2: thức ăn ĐC bổ sung Embavit 2,5‰.

30

3.2.1.2 Giai đoạn 60-100 kg (xuất chuồng)

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại (1 lần gặp lại là 1 ô gồm 3 heo).

Bảng 3.6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm giai đoạn 60-100 kg Lặp lại Nghiệm thức

ĐC NT I NT2

1 - - -

2 - - -

3 - - -

ĐC: Thức ăn không có bổ sung Premix, NT1: thức ăn ĐC bổ sung 1‰ Aminovit, NT2: thức ăn ĐC bổ sung Embavit 2,5‰.

3.2.2 Qui trình chăm sóc

Sáng: 7 giờ 00: Thực hiện dọn vệ sinh các ô chuồng. 8 giờ 00: Cho ăn lần 1.

9 giờ 00: Cho ăn lần 2. 10 giờ 00: Cho ăn lần 3.

10 giờ 30: Kiểm tra trước khi nghỉ trưa. Chiều: 13 giờ 00: Dọn vệ sinh, tắm heo.

14 giờ 00: Cho ăn lần 4. 15 giờ 00: Cho ăn lần 5. 16 giờ 00: Cho ăn lần 6.

16 giờ 30: Kiểm tra heo trước khi nghỉ.

3.2.3 Phương pháp cho ăn và ghi số liệu

Heo được cho ăn chia làm 6 lần trong ngày. Cuối ngày cân lại số thức ăn còn dư. Qua ngày kế tiếp tiến hành thu gom lượng thức ăn thừa sau đó đem cân lại. Ghi số liệu thức ăn sử dụng vào sổ theo dõi.

3.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI 3.3.1 Khối lượng heo 3.3.1 Khối lượng heo

Thể trọng của heo thí nghiệm (kg) được cân ở đầu kỳ và cuối kỳ lúc kết thúc thí nghiệm. Heo được cân vào sáng sớm, trước khi cho heo ăn.

31

3.3.2 Sinh trưởng của heo thí nghiệm

Heo từng ô chuồng được cân vào đầu thí nghiệm và cuối của thí nghiệm. - Tăng trọng trong giai đoạn thí nghiệm được tính bằng công thức:

TT trong giai đoạn thí nghiệm = TL cuối kỳ (kg) - TL đầu kỳ (kg)

- Sinh trưởng tuyệt đối (STTĐ) (g/con/ngày) trong giai đoạn thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung premix vitamin, khoáng vi lượng và axit amin vào khẩu phần của heo thịt trong giai đoạn sinh trưởng (2060 kg) và vỗ béo (60100 kg) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)