PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung premix vitamin, khoáng vi lượng và axit amin vào khẩu phần của heo thịt trong giai đoạn sinh trưởng (2060 kg) và vỗ béo (60100 kg) (Trang 42)

3.2.1 Bố trí thí nghiệm

3.2.1.1 Giai đoạn 20-60 kg

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại (1 lần lặp lại là 1 ô gồm 4 heo).

Bảng 3.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm giai đoạn 20-60 kg Lặp lại Nghiệm thức

ĐC NT I NT2

1 - - -

2 - - -

3 - - -

ĐC: Thức ăn không có bổ sung Premix, NT1: thức ăn ĐC bổ sung 1‰ Aminovit, NT2: thức ăn ĐC bổ sung Embavit 2,5‰.

30

3.2.1.2 Giai đoạn 60-100 kg (xuất chuồng)

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại (1 lần gặp lại là 1 ô gồm 3 heo).

Bảng 3.6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm giai đoạn 60-100 kg Lặp lại Nghiệm thức

ĐC NT I NT2

1 - - -

2 - - -

3 - - -

ĐC: Thức ăn không có bổ sung Premix, NT1: thức ăn ĐC bổ sung 1‰ Aminovit, NT2: thức ăn ĐC bổ sung Embavit 2,5‰.

3.2.2 Qui trình chăm sóc

Sáng: 7 giờ 00: Thực hiện dọn vệ sinh các ô chuồng. 8 giờ 00: Cho ăn lần 1.

9 giờ 00: Cho ăn lần 2. 10 giờ 00: Cho ăn lần 3.

10 giờ 30: Kiểm tra trước khi nghỉ trưa. Chiều: 13 giờ 00: Dọn vệ sinh, tắm heo.

14 giờ 00: Cho ăn lần 4. 15 giờ 00: Cho ăn lần 5. 16 giờ 00: Cho ăn lần 6.

16 giờ 30: Kiểm tra heo trước khi nghỉ.

3.2.3 Phương pháp cho ăn và ghi số liệu

Heo được cho ăn chia làm 6 lần trong ngày. Cuối ngày cân lại số thức ăn còn dư. Qua ngày kế tiếp tiến hành thu gom lượng thức ăn thừa sau đó đem cân lại. Ghi số liệu thức ăn sử dụng vào sổ theo dõi.

3.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI 3.3.1 Khối lượng heo 3.3.1 Khối lượng heo

Thể trọng của heo thí nghiệm (kg) được cân ở đầu kỳ và cuối kỳ lúc kết thúc thí nghiệm. Heo được cân vào sáng sớm, trước khi cho heo ăn.

31

3.3.2 Sinh trưởng của heo thí nghiệm

Heo từng ô chuồng được cân vào đầu thí nghiệm và cuối của thí nghiệm. - Tăng trọng trong giai đoạn thí nghiệm được tính bằng công thức:

TT trong giai đoạn thí nghiệm = TL cuối kỳ (kg) - TL đầu kỳ (kg)

- Sinh trưởng tuyệt đối (STTĐ) (g/con/ngày) trong giai đoạn thí nghiệm được tính bằng công thức:

Tăng trưởng trong kỳ (g)

STTĐ (g/con/ngày) = x 1000

Thời gian nuôi

- Sinh trưởng tương đối (STTgĐ) (%) được tính bằng công thức:

Tăng trưởng trong kỳ

STTgĐ (%) = x 100 Trọng lượng đầu kỳ

3.3.3 Mức ăn, tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) và hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) (HSCHTĂ)

3.3.3.1 Mức ăn

Thức ăn của mỗi heo thí nghiệm được cân hằng ngày vào buổi sáng bằng cân đồng hồ. Mức ăn sử dụng trong ngày được tính bằng cách theo dõi lượng thức ăn cho heo ăn hằng ngày.

Cân lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày trừ đi lượng thức ăn thừa thu được ở ngày hôm sau ta tính được lượng thức ăn đã sử dụng trong ngày. Thức ăn thừa trong máng ăn của ô heo thí nghiêm được thu thập và cân lại vào mỗi buổi sáng hôm sau.

Thức ăn hằng ngày của mỗi lô thí nghiệm được ghi chép vào sổ theo dõi thức ăn thí nghiệm. Sau đó tính tổng thức ăn tiêu thụ toàn kỳ trong quá trình thí nghiệm.

Mức ăn hằng ngày được tính bằng công thức sau:

Thức ăn tiêu thụ toàn kỳ (kg) Mức ăn hằng ngày (kg)/ngày =

32

3.3.3.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ)

Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) của heo thí nghiệm:

Tổng tiêu tốn thức ăn toàn kỳ HSCHTĂ =

Tổng tăng trọng toàn kỳ 3.3.4 So sánh hiệu quả kinh tế của heo thí nghiệm

Hiệu quả kinh tế được tính trên 27 heo nuôi thí nghiệm trong giai đoạn 60-100 kg (xuất chuồng) gồm:

Chi phí thức ăn theo NT = (Tổng lượng TĂTT x Giá tiền thực liệu/kg thức ăn) + Giá tiền Premix trộn vào (nếu có).

Tổng thu = Tổng TL nghiệm thức x Giá heo thời điểm kết thúc TN

So sánh hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn.

Hiệu quả kinh tế = Tổng thu - Tổng chi phí thức ăn toàn TN 3.4 Phương pháp xử lí số liệu

Số liệu thu thập được ghi nhận suốt thí nghiệm và xử lí bằng phần mềm Excel và Minitab 16.

33

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT

Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện thuận lợi, con giống được tiêm phòng theo quy định của ngành thú y, chuồng trại được sát trùng định kỳ nên hạn chế được dịch bệnh và đảm bảo sức khỏe cho đàn heo thí nghiệm.

Quá trình thí nghiệm được tiến hành trên 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 20-60 kg: 36 heo thịt giống lai Landrace x Yorkshire. Nhiệt độ chuồng nuôi: 250C, ẩm độ: 75%

Mặc dù thời gian đầu thí nghiệm có khoảng 55% số heo ăn ít hoặc bỏ ăn do không thích nghi được nhanh với dãy chuồng nuôi mới và thức ăn mới. Nhưng sau thời gian ngắn heo đã kịp thích nghi và phát triển tốt; thời tiết tương đối thuận lợi tuy có những ngày mưa to hay nắng nóng nhưng diễn ra chỉ vài ngày nên không ảnh hưởng nhiều đến thí nghiệm.

34

- Giai đoạn 60-100 kg: 27 heo thịt giống lai Landrace x Yorkshire Nhiệt độ chuồng nuôi: 300C, ẩm độ: 60%.

Hình 4.2: Heo thí nghiệm giai đoạn 60-100 kg (xuất chuồng)

4.2 KẾT QUẢ SINH TRƯỞNG CỦA HEO THÍ NGHIỆM 4.2.1 Giai đoạn 20-60 kg 4.2.1 Giai đoạn 20-60 kg

4.2.1.1 Khối lượng heo

Kết quả về khối lượng heo thí nghiệm theo nghiệm thức được thể hiện qua bảng 4.1:

35

Bảng 4.1: Kết quả sinh trưởng của heo thí nghiệm theo nghiệm thức (20-60 kg) Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P

ĐC NT1 NT2

KL đầu TN (kg/con) 24,75 25,42 24,58 1,24 0,884 KL cuối TN (kg/con) 64,75 66,08 62,08 3,09 0,667 Tăng trọng (kg/con) 40 40,66 37,5 3,06 0,749 Tăng trọng bình quân ngày (g/con/ngày) 818,02 829,93 765,31 62,47 0,749 Tăng trọng tương đối 161,54 161,3 154,7 15,7 0,941

ĐC: Thức ăn không có bổ sung Premix, NT1: thức ăn ĐC bổ sung 1‰ Aminovit, NT2: thức ăn ĐC bổ sung Embavit 2,5‰.

Qua Bảng 4.1 cho thấy, khối lượng đầu kỳ khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), chứng tỏ heo được chọn nuôi thí nghiệm tương đối đồng đều về khối lượng. Khối lượng đầu kỳ của NT1 là cao nhất (25,42 kg) kế đến là nghiệm thức ĐC (24,75 kg) và NT2 là thấp nhất (24,58 kg).

Hình 4.3: Biểu đồ tăng trọng của heo thí nghiệm (20-60 kg)

Từ Bảng 4.1 và Hình 4.3 cho thấy tăng trọng (kg/con) của heo thí nghiệm cao nhất là NT1 (40,66 kg), kế đến là ĐC (40,0 kg) và thấp nhất là NT 2 (37,5 kg). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

36

Hình 4.4: Biểu đồ tăng trọng bình quân hàng ngày của heo thí nghiệm (20-60 kg)

Qua Bảng 4.1 và Hình 4.4, thấy tăng trọng bình quân (g/con/ngày) của heo thí nghiệm cao nhất ở NT1 là 829,93 g; kế đến là ở ĐC 818,02 g và thấp nhất là ở NT2 với 765,31 g.

Theo Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền (2000) thì heo trong giai đoạn này có khả năng tăng trọng quân là 800 g/ngày, so với heo trong thí nghiệm này thì kết quả trên thấp hơn ở NT1 và NT ĐC, nhưng cao hơn ở NT2.

Trần Văn Hòa và ctv (2002), heo trong giai đoạn này có tăng trọng bình quân là 920 g. So với kết quả trên thì heo trong thí nghiệm này thì có tăng trọng bình quân thấp hơn;

Lưu Kỷ và Đào Lệ Hằng (2008), heo trong giai đoạn này có tăng trọng bình quân là 666 g. Như vậy so với kết quả của thí nghiệm này thì heo trong thí nghiệm có tăng trọng cao hơn

. Còn theo 2 tác giả Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002), heo trong giai đoạn này có tăng trọng bình quân là 500-600 g, so với kết quả nghiên cứu trên thì heo trong thí nghiệm này có tăng trọng cao hơn.

Theo kết quả trên cũng cho thấy rằng NT1 với việc bổ sung thêm Premix Aminovit (1‰) đã giúp heo có khả năng chống chọi stress tốt hơn trước việc chuyển đổi môi trường nuôi và thức ăn, do đó duy trì được tăng trọng bình quân tốt hơn các heo không có bổ sung Premix này ở NT2 và NT ĐC. Tuy

37

tăng trọng của các nghiệm thức có sự chênh lệch, nhưng sai khác đó không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

4.2.2.2 Mức ăn, tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) và hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ)

a. Mức ăn

Mức ăn (kg/con/ngày) là khối lượng thức ăn heo tiêu thụ trong một ngày. Tùy từng giai đoạn, độ tuổi và tính năng sản xuất, heo có mức ăn khác nhau.

Dựa vào mức ăn mà người chăn nuôi xác định được thành phần và khối lượng dưỡng chất mà heo đã tiêu thụ để có những điều chỉnh phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau của heo.

Mức ăn hàng ngày của heo bị ảnh hưởng bởi yếu tố sinh lý, môi trường và thành phần dưỡng chất trong khẩu phần thức ăn.

Mức ăn của heo thí nghiệm được ghi nhận hằng ngày và được trình bày kết quả qua Bảng 4.2.

Bảng 4.2: Kết quả mức ăn của heo thí nghiệm (20-60 kg)

Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P ĐC NT1 NT2

Mức ăn (kg/con/ngày) 2,05 2 1,89 0,09 0,514 Tổng TĂ tiêu tốn (kg/con) 100,3 98,23 92,58 4,63 0,514

HSCHTĂ 2,51 2,44 2,49 0,137 0,933

ĐC: Thức ăn không có bổ sung Premix, NT1: thức ăn ĐC bổ sung 1‰ Aminovit, NT2: thức ăn ĐC bổ sung Embavit 2,5‰.

Qua Bảng 4.2 cho thấy mức ăn (kg/con/ngày) của heo thí nghiệm cao nhất ở NT ĐC (2,05 kg), kế đến là NT1 (2,00 kg) và thấp nhất ở NT2 (1,89 kg). Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Theo Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002), heo trong giai đoạn này có mức ăn là 2,1 kg. So với heo trong thí nghiệm này thì kết quả trên cao hơn;

Theo Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền (2000), mức ăn của heo trong giai đoạn này là 2,16 kg, như vậy mức ăn của heo ở thí nghiệm này vẫn thấp hơn.

38

Nguyễn Thiện (2008), mức ăn của heo ở giai đoạn này là 2,1 kg. So với mức ăn của heo ở thí nghiệm này thì vẫn cao hơn.

Theo Lưu Kỷ và Đào Thị Lệ Hăng (2008), mức ăn của heo ở giai đoạn này là 1,5-1,9 kg. Như vậy mức ăn của heo ở thí nghiệm này cao hơn.

b.Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) và hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ)

TTTĂ (kg/con) là khối lượng thức ăn heo sử dụng trong cả thời gian thí nghiệm.

Dựa vào TTTĂ mà người chăn nuôi có thể xác định được HSCHTĂ và hiệu quả kinh tế của heo nuôi.

Cũng giống như mức ăn, TTTĂ của heo bị ảnh hưởng bởi yếu tố sinh lý, môi trường và thành phần dưỡng chất trong khẩu phần ăn.

Hình 4.5: Biểu đồ tiêu tốn thức ăn của heo thí nghiệm (20-60 kg)

Qua kết quả trình bày ở Bảng 4.2 thì TTTĂ (kg/con) của heo trong khoảng thời gian thí nghiệm của NT ĐC (100,30 kg) là cao nhất, kế đến là NT1 (98,23 kg) và thấp nhất là NT2 (92,58 kg). Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Qua Bảng 4.2 và Hình 4.6, cho thấy HSCHTĂ cao nhất ở NT ĐC (2,51), kế đến là NT2 (2,49) và thấp nhất là NT1 (2,44).

Theo Nguyễn Thiện và ctv (2004), HSCHTĂ của heo ở giai đoạn này là 2,71. So với HSCHTĂ của heo ở thí nghiệm này thì kết quả trên cao hơn.

39

Hình 4.6: Biểu đồ HSCHTĂ của heo thí nghiệm (20-60 kg)

4.2.2 Giai đoạn 60-100 kg (xuất chuồng) 4.2.2.1 Khối lượng heo 4.2.2.1 Khối lượng heo

Kết quả về khối lượng heo thí nghiệm theo nghiệm thức được thể hiện qua bảng 4.3:

Bảng 4.3: Kết quả sinh trưởng của heo thí nghiệm theo nghiệm thức (60-100 kg) Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P

ĐC NT1 NT2

KL đầu TN (kg/con) 68,17 68 66,3 1,05 0,431 KL cuối TN (kg/con) 97,22 97,33 102,44 2,02 0,195 Tăng trọng(kg/con) 29,05b 29,33b 36,14a 1,64 0,038 Tăng trọng bình quân ngày (g/con/ngày) 660,4b 666,7b 821,37a 37,43 0,038 Tăng trọng tương đối (%) 42,6 43,15 54,59 2,52 0,026

ĐC: Thức ăn không có bổ sung Premix, NT1: thức ăn ĐC bổ sung 1‰ Aminovit, NT2: thức ăn ĐC bổ sung Embavit 2,5‰.

Qua Bảng 4.3, cho thấy khối lượng đầu kỳ khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), chứng tỏ heo được chọn nuôi thí nghiệm tương đối đồng đều về khối lượng. Khối lượng đầu kỳ của nghiệm thức ĐC là cao nhất (68,17 kg) kế đến là NT2 (66,3 kg), NT1 là thấp nhất (68,0 kg).

40

Hình 4.7: Biểu đồ tăng trọng của heo thí nghiệm (60-100 kg)

Từ Bảng 4.3 và Hình 4.7 cho thấy tăng trọng (kg/con) của heo thí nghiệm cao nhất là NT2 (36,14 kg), kế đến là NT1 (29,33 kg) và thấp nhất là NT ĐC (29,05 kg). Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Hình 4.8: Biểu đồtăng trọng bình quân của heo thí nghiệm (60-100 kg)

Qua Bảng 4.3 và Hình 4.8, cho thấy tăng trọng bình quân (g/con/ngày) hằng ngày của heo thí nghiệm cao nhất ở NT2 là 821,37; kế đến là ở NT1 666,7 và thấp nhất là ở NT ĐC với 660,4.

Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), heo trong giai đoạn này có tăng trọng bình quân là 820. So với kết quả của 2 tác giả này thì kết quả tăng

b P<0,05 b a b b a

41

trọng bình quân của heo trong thí nghiệm ở NT ĐC và NT1 thì thấp hơn, nhưng kết quả ở NT2 thì lại cao hơn.

Theo Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền (2000), tăng trọng bình quân của heo giai đoạn nuôi vỗ béo là 850 g thì tăng trọng bình quân của heo ở trong cả 3 nghiệm thức của thí nghiệm này đều thấp hơn.

Theo Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002), tăng trọng bình quân của heo trong giại đoạn nuôi vỗ béo (60-100 kg) là 750 (g/ngày) thì tăng trọng của heo ở NT2 trong thí nghiệm này cao hơn, nhưng ở NT1 và NT ĐC thấp hơn.

Theo Lưu Kỷ và Đào Lệ Hằng (2008), thì tăng trọng của giai đoạn 68-92 kg là 800 (g/ngày); thì kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm này vẫn cao hơn ở NT2 và thấp hơn ở NT1 và NT ĐC.

Theo kết quả trên cũng cho thấy rằng với việc bổ sung thêm Premix Embavit 7 (2,5‰) đã giúp heo ở NT2 có tăng trọng bình quân tốt hơn các heo không có bổ sung NT1 và NT ĐC. Tăng trọng của các nghiệm thức có sự chênh lệch, sai khác đó có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Hình 4.9: Biểu đồ tăng trọng tương đối của heo thí nghiệm (60-100 kg)

b b

42

4.2.2.2 Mức ăn, tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) và hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ)

a. Mức ăn

Mức ăn của heo thí nghiệm được ghi nhận hằng ngày và được trình bày kết quả qua Bảng 4.4.

Bảng 4.4: Kết quả mức ăn của heo thí nghiệm (60-100 kg)

Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P ĐC NT1 NT2

Mức ăn (kg/con/ngày) 2,51 2,51 2,6 0,01 0,337 Tổng TĂ tiêu tốn (kg/con) 110,2 110,26 114,96 4,36 0,692 HSCHTĂ 3,83 3,76 3,3 0,14 0,068

ĐC: Thức ăn không có bổ sung Premix, NT1: thức ăn ĐC bổ sung 1‰ Aminovit, NT2: thức ăn ĐC bổ sung Embavit 2,5‰.

Qua Bảng 4.4 cho thấy mức ăn (kg/con/ngày) của heo thí nghiệm cao nhất ở NT2 (2,6 kg), kế đến là NT1 (2,51 kg) và thấp nhất ở NT ĐC (2,51 kg). Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này cao hơn so với mức ăn của heo ở giai đoạn vỗ béo (2,54 kg) của NRC (1998).

Theo Nguyễn Thiện (2008), mức ăn của heo ở giai đoạn này là 2,8 kg, như vậy heo ở thí nghiệm này có mức ăn thấp hơn. Theo Trương Lăng và Nguyễn Hiền (2000), mức ăn của heo ở giai đoạn này là 3,07 kg. So với mức ăn của heo ở thí nghiệm này thì kết quả trên cao hơn.

b. Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) và hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ)

Qua kết quả trình bày ở Bảng 4.3 thì TTTĂ (kg/con) của heo trong khoảng thời gian thí nghiệm của NT 2 (114,96 kg) là cao nhất, kế đến là NT1 (110,26 kg) và thấp nhất là NT ĐC (110,20 kg). Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

43

Hình 4.10: Biểu đồ HSCHTĂ của heo thí nghiệm (60-100 kg)

Qua bảng 4.4 và Hình 4.10 cho thấy HSCHTĂ của NT ĐC cao nhất (3,83), kế đến là NT1 (3,76) và thấp nhất là NT2 (3,30). Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Theo Nguyễn Thiện và ctv (2004),thìHSCHTĂ của heo ở giai đoạn 50- 110 kg là 3.1. So với các kết quả nghiên cứu này thì HSCHTĂ của heo trong thí nghiệm này cao hơn.

4.2.2.3 So sánh hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế được tính theo từng nghiệm thức và được trình bày ở Bảng 4.5:

Bảng 4.5: So sánh hiệu quả kinh tế giữa các nghiệm thức

NT ĐC NT1 NT2

Thức ăn sử dụng (kg) 991,8 992,3 1034,6 Giá thành thức ăn (đ/kg) 9000 9233 9092 Tiền thức ăn (VNĐ) 8.926.200 9.161.906 9.406.583 Tiền thu do tăng trọng (VNĐ) 11.506.440 11.616.000 14.311.440 Chênh lệch thu chi (VNĐ) 2.580.240 2.454.094 4.904.857

ĐC: Thức ăn không có bổ sung Premix, NT1: thức ăn ĐC bổ sung 1‰ Aminovit, NT2: thức ăn ĐC bổ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung premix vitamin, khoáng vi lượng và axit amin vào khẩu phần của heo thịt trong giai đoạn sinh trưởng (2060 kg) và vỗ béo (60100 kg) (Trang 42)