4.2.1 Giai đoạn 20-60 kg
4.2.1.1 Khối lượng heo
Kết quả về khối lượng heo thí nghiệm theo nghiệm thức được thể hiện qua bảng 4.1:
35
Bảng 4.1: Kết quả sinh trưởng của heo thí nghiệm theo nghiệm thức (20-60 kg) Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P
ĐC NT1 NT2
KL đầu TN (kg/con) 24,75 25,42 24,58 1,24 0,884 KL cuối TN (kg/con) 64,75 66,08 62,08 3,09 0,667 Tăng trọng (kg/con) 40 40,66 37,5 3,06 0,749 Tăng trọng bình quân ngày (g/con/ngày) 818,02 829,93 765,31 62,47 0,749 Tăng trọng tương đối 161,54 161,3 154,7 15,7 0,941
ĐC: Thức ăn không có bổ sung Premix, NT1: thức ăn ĐC bổ sung 1‰ Aminovit, NT2: thức ăn ĐC bổ sung Embavit 2,5‰.
Qua Bảng 4.1 cho thấy, khối lượng đầu kỳ khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), chứng tỏ heo được chọn nuôi thí nghiệm tương đối đồng đều về khối lượng. Khối lượng đầu kỳ của NT1 là cao nhất (25,42 kg) kế đến là nghiệm thức ĐC (24,75 kg) và NT2 là thấp nhất (24,58 kg).
Hình 4.3: Biểu đồ tăng trọng của heo thí nghiệm (20-60 kg)
Từ Bảng 4.1 và Hình 4.3 cho thấy tăng trọng (kg/con) của heo thí nghiệm cao nhất là NT1 (40,66 kg), kế đến là ĐC (40,0 kg) và thấp nhất là NT 2 (37,5 kg). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
36
Hình 4.4: Biểu đồ tăng trọng bình quân hàng ngày của heo thí nghiệm (20-60 kg)
Qua Bảng 4.1 và Hình 4.4, thấy tăng trọng bình quân (g/con/ngày) của heo thí nghiệm cao nhất ở NT1 là 829,93 g; kế đến là ở ĐC 818,02 g và thấp nhất là ở NT2 với 765,31 g.
Theo Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền (2000) thì heo trong giai đoạn này có khả năng tăng trọng quân là 800 g/ngày, so với heo trong thí nghiệm này thì kết quả trên thấp hơn ở NT1 và NT ĐC, nhưng cao hơn ở NT2.
Trần Văn Hòa và ctv (2002), heo trong giai đoạn này có tăng trọng bình quân là 920 g. So với kết quả trên thì heo trong thí nghiệm này thì có tăng trọng bình quân thấp hơn;
Lưu Kỷ và Đào Lệ Hằng (2008), heo trong giai đoạn này có tăng trọng bình quân là 666 g. Như vậy so với kết quả của thí nghiệm này thì heo trong thí nghiệm có tăng trọng cao hơn
. Còn theo 2 tác giả Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002), heo trong giai đoạn này có tăng trọng bình quân là 500-600 g, so với kết quả nghiên cứu trên thì heo trong thí nghiệm này có tăng trọng cao hơn.
Theo kết quả trên cũng cho thấy rằng NT1 với việc bổ sung thêm Premix Aminovit (1‰) đã giúp heo có khả năng chống chọi stress tốt hơn trước việc chuyển đổi môi trường nuôi và thức ăn, do đó duy trì được tăng trọng bình quân tốt hơn các heo không có bổ sung Premix này ở NT2 và NT ĐC. Tuy
37
tăng trọng của các nghiệm thức có sự chênh lệch, nhưng sai khác đó không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
4.2.2.2 Mức ăn, tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) và hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ)
a. Mức ăn
Mức ăn (kg/con/ngày) là khối lượng thức ăn heo tiêu thụ trong một ngày. Tùy từng giai đoạn, độ tuổi và tính năng sản xuất, heo có mức ăn khác nhau.
Dựa vào mức ăn mà người chăn nuôi xác định được thành phần và khối lượng dưỡng chất mà heo đã tiêu thụ để có những điều chỉnh phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau của heo.
Mức ăn hàng ngày của heo bị ảnh hưởng bởi yếu tố sinh lý, môi trường và thành phần dưỡng chất trong khẩu phần thức ăn.
Mức ăn của heo thí nghiệm được ghi nhận hằng ngày và được trình bày kết quả qua Bảng 4.2.
Bảng 4.2: Kết quả mức ăn của heo thí nghiệm (20-60 kg)
Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P ĐC NT1 NT2
Mức ăn (kg/con/ngày) 2,05 2 1,89 0,09 0,514 Tổng TĂ tiêu tốn (kg/con) 100,3 98,23 92,58 4,63 0,514
HSCHTĂ 2,51 2,44 2,49 0,137 0,933
ĐC: Thức ăn không có bổ sung Premix, NT1: thức ăn ĐC bổ sung 1‰ Aminovit, NT2: thức ăn ĐC bổ sung Embavit 2,5‰.
Qua Bảng 4.2 cho thấy mức ăn (kg/con/ngày) của heo thí nghiệm cao nhất ở NT ĐC (2,05 kg), kế đến là NT1 (2,00 kg) và thấp nhất ở NT2 (1,89 kg). Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Theo Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002), heo trong giai đoạn này có mức ăn là 2,1 kg. So với heo trong thí nghiệm này thì kết quả trên cao hơn;
Theo Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền (2000), mức ăn của heo trong giai đoạn này là 2,16 kg, như vậy mức ăn của heo ở thí nghiệm này vẫn thấp hơn.
38
Nguyễn Thiện (2008), mức ăn của heo ở giai đoạn này là 2,1 kg. So với mức ăn của heo ở thí nghiệm này thì vẫn cao hơn.
Theo Lưu Kỷ và Đào Thị Lệ Hăng (2008), mức ăn của heo ở giai đoạn này là 1,5-1,9 kg. Như vậy mức ăn của heo ở thí nghiệm này cao hơn.
b.Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) và hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ)
TTTĂ (kg/con) là khối lượng thức ăn heo sử dụng trong cả thời gian thí nghiệm.
Dựa vào TTTĂ mà người chăn nuôi có thể xác định được HSCHTĂ và hiệu quả kinh tế của heo nuôi.
Cũng giống như mức ăn, TTTĂ của heo bị ảnh hưởng bởi yếu tố sinh lý, môi trường và thành phần dưỡng chất trong khẩu phần ăn.
Hình 4.5: Biểu đồ tiêu tốn thức ăn của heo thí nghiệm (20-60 kg)
Qua kết quả trình bày ở Bảng 4.2 thì TTTĂ (kg/con) của heo trong khoảng thời gian thí nghiệm của NT ĐC (100,30 kg) là cao nhất, kế đến là NT1 (98,23 kg) và thấp nhất là NT2 (92,58 kg). Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Qua Bảng 4.2 và Hình 4.6, cho thấy HSCHTĂ cao nhất ở NT ĐC (2,51), kế đến là NT2 (2,49) và thấp nhất là NT1 (2,44).
Theo Nguyễn Thiện và ctv (2004), HSCHTĂ của heo ở giai đoạn này là 2,71. So với HSCHTĂ của heo ở thí nghiệm này thì kết quả trên cao hơn.
39
Hình 4.6: Biểu đồ HSCHTĂ của heo thí nghiệm (20-60 kg)
4.2.2 Giai đoạn 60-100 kg (xuất chuồng) 4.2.2.1 Khối lượng heo 4.2.2.1 Khối lượng heo
Kết quả về khối lượng heo thí nghiệm theo nghiệm thức được thể hiện qua bảng 4.3:
Bảng 4.3: Kết quả sinh trưởng của heo thí nghiệm theo nghiệm thức (60-100 kg) Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P
ĐC NT1 NT2
KL đầu TN (kg/con) 68,17 68 66,3 1,05 0,431 KL cuối TN (kg/con) 97,22 97,33 102,44 2,02 0,195 Tăng trọng(kg/con) 29,05b 29,33b 36,14a 1,64 0,038 Tăng trọng bình quân ngày (g/con/ngày) 660,4b 666,7b 821,37a 37,43 0,038 Tăng trọng tương đối (%) 42,6 43,15 54,59 2,52 0,026
ĐC: Thức ăn không có bổ sung Premix, NT1: thức ăn ĐC bổ sung 1‰ Aminovit, NT2: thức ăn ĐC bổ sung Embavit 2,5‰.
Qua Bảng 4.3, cho thấy khối lượng đầu kỳ khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), chứng tỏ heo được chọn nuôi thí nghiệm tương đối đồng đều về khối lượng. Khối lượng đầu kỳ của nghiệm thức ĐC là cao nhất (68,17 kg) kế đến là NT2 (66,3 kg), NT1 là thấp nhất (68,0 kg).
40
Hình 4.7: Biểu đồ tăng trọng của heo thí nghiệm (60-100 kg)
Từ Bảng 4.3 và Hình 4.7 cho thấy tăng trọng (kg/con) của heo thí nghiệm cao nhất là NT2 (36,14 kg), kế đến là NT1 (29,33 kg) và thấp nhất là NT ĐC (29,05 kg). Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Hình 4.8: Biểu đồtăng trọng bình quân của heo thí nghiệm (60-100 kg)
Qua Bảng 4.3 và Hình 4.8, cho thấy tăng trọng bình quân (g/con/ngày) hằng ngày của heo thí nghiệm cao nhất ở NT2 là 821,37; kế đến là ở NT1 666,7 và thấp nhất là ở NT ĐC với 660,4.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), heo trong giai đoạn này có tăng trọng bình quân là 820. So với kết quả của 2 tác giả này thì kết quả tăng
b P<0,05 b a b b a
41
trọng bình quân của heo trong thí nghiệm ở NT ĐC và NT1 thì thấp hơn, nhưng kết quả ở NT2 thì lại cao hơn.
Theo Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền (2000), tăng trọng bình quân của heo giai đoạn nuôi vỗ béo là 850 g thì tăng trọng bình quân của heo ở trong cả 3 nghiệm thức của thí nghiệm này đều thấp hơn.
Theo Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002), tăng trọng bình quân của heo trong giại đoạn nuôi vỗ béo (60-100 kg) là 750 (g/ngày) thì tăng trọng của heo ở NT2 trong thí nghiệm này cao hơn, nhưng ở NT1 và NT ĐC thấp hơn.
Theo Lưu Kỷ và Đào Lệ Hằng (2008), thì tăng trọng của giai đoạn 68-92 kg là 800 (g/ngày); thì kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm này vẫn cao hơn ở NT2 và thấp hơn ở NT1 và NT ĐC.
Theo kết quả trên cũng cho thấy rằng với việc bổ sung thêm Premix Embavit 7 (2,5‰) đã giúp heo ở NT2 có tăng trọng bình quân tốt hơn các heo không có bổ sung NT1 và NT ĐC. Tăng trọng của các nghiệm thức có sự chênh lệch, sai khác đó có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Hình 4.9: Biểu đồ tăng trọng tương đối của heo thí nghiệm (60-100 kg)
b b
42
4.2.2.2 Mức ăn, tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) và hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ)
a. Mức ăn
Mức ăn của heo thí nghiệm được ghi nhận hằng ngày và được trình bày kết quả qua Bảng 4.4.
Bảng 4.4: Kết quả mức ăn của heo thí nghiệm (60-100 kg)
Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P ĐC NT1 NT2
Mức ăn (kg/con/ngày) 2,51 2,51 2,6 0,01 0,337 Tổng TĂ tiêu tốn (kg/con) 110,2 110,26 114,96 4,36 0,692 HSCHTĂ 3,83 3,76 3,3 0,14 0,068
ĐC: Thức ăn không có bổ sung Premix, NT1: thức ăn ĐC bổ sung 1‰ Aminovit, NT2: thức ăn ĐC bổ sung Embavit 2,5‰.
Qua Bảng 4.4 cho thấy mức ăn (kg/con/ngày) của heo thí nghiệm cao nhất ở NT2 (2,6 kg), kế đến là NT1 (2,51 kg) và thấp nhất ở NT ĐC (2,51 kg). Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này cao hơn so với mức ăn của heo ở giai đoạn vỗ béo (2,54 kg) của NRC (1998).
Theo Nguyễn Thiện (2008), mức ăn của heo ở giai đoạn này là 2,8 kg, như vậy heo ở thí nghiệm này có mức ăn thấp hơn. Theo Trương Lăng và Nguyễn Hiền (2000), mức ăn của heo ở giai đoạn này là 3,07 kg. So với mức ăn của heo ở thí nghiệm này thì kết quả trên cao hơn.
b. Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) và hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ)
Qua kết quả trình bày ở Bảng 4.3 thì TTTĂ (kg/con) của heo trong khoảng thời gian thí nghiệm của NT 2 (114,96 kg) là cao nhất, kế đến là NT1 (110,26 kg) và thấp nhất là NT ĐC (110,20 kg). Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
43
Hình 4.10: Biểu đồ HSCHTĂ của heo thí nghiệm (60-100 kg)
Qua bảng 4.4 và Hình 4.10 cho thấy HSCHTĂ của NT ĐC cao nhất (3,83), kế đến là NT1 (3,76) và thấp nhất là NT2 (3,30). Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Theo Nguyễn Thiện và ctv (2004),thìHSCHTĂ của heo ở giai đoạn 50- 110 kg là 3.1. So với các kết quả nghiên cứu này thì HSCHTĂ của heo trong thí nghiệm này cao hơn.
4.2.2.3 So sánh hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được tính theo từng nghiệm thức và được trình bày ở Bảng 4.5:
Bảng 4.5: So sánh hiệu quả kinh tế giữa các nghiệm thức
NT ĐC NT1 NT2
Thức ăn sử dụng (kg) 991,8 992,3 1034,6 Giá thành thức ăn (đ/kg) 9000 9233 9092 Tiền thức ăn (VNĐ) 8.926.200 9.161.906 9.406.583 Tiền thu do tăng trọng (VNĐ) 11.506.440 11.616.000 14.311.440 Chênh lệch thu chi (VNĐ) 2.580.240 2.454.094 4.904.857
ĐC: Thức ăn không có bổ sung Premix, NT1: thức ăn ĐC bổ sung 1‰ Aminovit, NT2: thức ăn ĐC bổ sung Embavit 2,5‰.
44
Hình 4.11: Biểu đồ hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức thí nghiệm (60-100 kg)
4.2.3 So sánh 2 giai đoạn ( 20-60 kg và 60-100 kg)
Theo NRC (1998) ở giai đoạn 20-60 kg nhu cầu dinh dưỡng của heo về vitamin, khoáng vi lượng và axit amin cao nhưng nuôi ở chuồng kín, nhiệt độ được kiểm soát ở mức thấp (250C), bổ sung các loại Premix vitamin và Premix khoáng lại không ảnh hưởng có ý nghĩa đến các chỉ tiêu khảo sát. Điều này chứng tỏ, ở nhiệt độ thấp với khẩu phần ăn thí nghiệm thì heo đã được cung cấp đủ nhu cầu về vitamin, khoáng vi lượng và axit amin.
Trong khi đó, giai đoạn vỗ béo (60-100 kg), có nhu cầu về vitamin, khoáng, axit amin thấp hơn. Khi nuôi ở chuồng hở, có nhiệt độ luôn duy trì ở mức cao (300C) việc bổ sung các loại Premix vitamin, Premix khoáng lại ảnh hưởng có ý nghĩa đến các chỉ tiêu khảo sát. Chứng tỏ khi nuôi ở nhiệt độ môi trường cao sẽ có ảnh hưởng đến nhu cầu về vitamin, khoáng vi lượng và axit amin của heo.
45
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện đề tài ở Trại Thực nghiệm công ty Vemedim, với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng trên cùng một giống heo thí nghiệm. Chúng tôi có một số nhận định sau:
Giai đoạn 20-60 kg heo nuôi chuồng kín các chỉ tiêu tăng trọng có sự chênh lệch, nhưng khoảng sai khác không có y nghĩa thống kê (P>0,05). Nên việc bổ sung Premix Aminovit vào khẩu phần nuôi heo ở giai đoạn này là không cần thiết.
Giai đoạn 60-100 kg (xuất chuồng) heo nuôi chuồng hở các chỉ tiêu tăng trọng có sự chênh lệch, khoảng sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Nên việc bổ sung Premix Embavit 7 vào khẩu phần nuôi heo ở giai đoạn này là cần thiết và đã mang lại hiệu quả kinh tế.
5.2 ĐỀ NGHỊ
Nuôi heo thịt giai đoạn 60-100 kg (vỗ béo đến xuất chuồng) nên bổ sung Premix Embavit 7 với mức độ 2,5‰ trong khẩu phần góp phần nâng cao khả năng tăng trọng của heo thịt và gia tăng hiệu quả chăn nuôi.
Cần tiếp tục tiến hành thí nghiệm này trên quy mô lớn và ở nhiều địa phương khác nhau để số liệu thu thập được càng chính xác hơn.
46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc và Dương Duy Đồng, 2002. Thức ăn và dinh dưỡng động vật. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. TP. Hồ Chí Minh. Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002 .Thức ăn và nuôi dưỡng lợn. Nhà xuất
bản Nông nghiệp. Hà Nội. 268 trang.
Lê Hồng Mận, 2006. Kỹ thuật mới về chăn nuôi heo ở nông hộ.trang trại và phòng chữa bệnh thường gặp. Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội. Hà Nội. 252 trang.
Lê Thị Mến, 2010. Kỹ thuật chăn nuôi Heo. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. TP. Hồ Chí Minh. 188 trang.
Lưu Kỷ và Đào Lệ Hằng, 2008. Hỏi đáp kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt ở hộ gia đình. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ. Hà Nội. 159 trang. Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000. Kỹ thuật chăn nuôi heo. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. TP. Hồ Chí Minh. 322 trang.
Nguyễn Nhựt Xuân Dung, 2005. Giáo trình Bệnh dinh dưỡng gia súc. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.
Nguyễn Thiện và ctv, 2004. Chăn nuôi lợn ở gia đình và trang trại. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. 404 trang.
Nguyễn Thiện, 2008. Giống lợn năng suất cao, kỹ thuật chăn nuôi hiệu quả. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. 182 trang.
Nhiều tác giả, 2002. Cẩm nang dành cho người nuôi heo. Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc. Hà Nội. 311 trang.
NRC, 1998. Nhu cầu dinh dưỡng của heo. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội.
47
Trần Văn Hòa (Chủ biên), 2002. Kỹ thuật nạc hóa đàn heo. Nhà xuất bản Trẻ. TP. Hồ Chí Minh. 122 trang.
Trương Chí Sơn và Lê Thị Mến. 2000. Giáo trình chăn nuôi heo A. Đại học Cần Thơ. Cần thơ.
Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền, 2000. Nuôi lợn siêu nạc. Tái bản lần thứ 3. Nhà xuất bản Đà Nẵng. Đà Nẵng. 194 trang.
Võ Trọng Hốt, 2000. Giáo trình chăn nuôi lợn. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội.
Võ Văn Ninh, 2001. Kinh nghiệm nuôi heo. Nhà xuất bản Trẻ. TP. Hồ Chí Minh. 215 trang.
Võ Văn Ninh, 2001. Kỹ thuật chăn nuôi heo. Nhà xuất bản Trẻ. TP.Hồ Chí Minh. 135 trang.
Võ Văn Ninh, 2003. Những điều cần biết khi xây dựng chuồng trại. Nhà xuất bản Trẻ. TP. Hồ Chí Minh. 83 trang.
48
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ GIAI ĐOẠN THÍ NGHIỆM 20-60 KG ————— 11/16/2013 9:45:17 AM ————————————————————
Descriptive Statistics: TL Đầu kỳ, TL P2, TĂ sử dụng(k, TA SD thí ng, ...
Variable Nghiệm thức N N* Mean SE Mean StDev Minimum TL Đầu kỳ Đối chứng 3 0 24.75 1.18 2.05 22.50 NT1 3 0 25.417 0.928 1.607 24.250 NT2 3 0 24.58 1.54 2.67 21.50 TL P2 Đối chứng 3 0 64.75 4.40 7.63 56.00 NT1 3 0 66.08 2.68 4.64 61.25 NT2 3 0 62.08 1.45 2.50 59.50
TĂ sử dụng(kg/lô) Đối chứng 3 0 401.2 27.7 47.9 352.9
NT1 3 0 392.9 13.0 22.5 367.1
NT2 3 0 370.33 9.77 16.93 352.90
TA SD thí nghiẹm ( kg/co Đối chứng 3 0 100.30 6.91 11.98 88.22 NT1 3 0 98.23 3.25 5.63 91.78 NT2 3 0 92.58 2.44 4.23 88.22 TA SD (kg/con/ngày) Đối chứng 3 0 2.047 0.141 0.244 1.801 NT1 3 0 2.0048 0.0663 0.1149 1.8730 NT2 3 0 1.8895 0.0499 0.0864 1.8005
Tăng trọng (kg/lô) Đối chứng 3 0 160.3 13.5 23.5 134.0
NT1 3 0 162.7 13.9 24.1 136.0
NT2 3 0 150.00 8.50 14.73 134.00
Tăng trọng (kg/con) Đối chứng 3 0 40.08 3.39 5.86