4.2.2.1 Khối lượng heo
Kết quả về khối lượng heo thí nghiệm theo nghiệm thức được thể hiện qua bảng 4.3:
Bảng 4.3: Kết quả sinh trưởng của heo thí nghiệm theo nghiệm thức (60-100 kg) Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P
ĐC NT1 NT2
KL đầu TN (kg/con) 68,17 68 66,3 1,05 0,431 KL cuối TN (kg/con) 97,22 97,33 102,44 2,02 0,195 Tăng trọng(kg/con) 29,05b 29,33b 36,14a 1,64 0,038 Tăng trọng bình quân ngày (g/con/ngày) 660,4b 666,7b 821,37a 37,43 0,038 Tăng trọng tương đối (%) 42,6 43,15 54,59 2,52 0,026
ĐC: Thức ăn không có bổ sung Premix, NT1: thức ăn ĐC bổ sung 1‰ Aminovit, NT2: thức ăn ĐC bổ sung Embavit 2,5‰.
Qua Bảng 4.3, cho thấy khối lượng đầu kỳ khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), chứng tỏ heo được chọn nuôi thí nghiệm tương đối đồng đều về khối lượng. Khối lượng đầu kỳ của nghiệm thức ĐC là cao nhất (68,17 kg) kế đến là NT2 (66,3 kg), NT1 là thấp nhất (68,0 kg).
40
Hình 4.7: Biểu đồ tăng trọng của heo thí nghiệm (60-100 kg)
Từ Bảng 4.3 và Hình 4.7 cho thấy tăng trọng (kg/con) của heo thí nghiệm cao nhất là NT2 (36,14 kg), kế đến là NT1 (29,33 kg) và thấp nhất là NT ĐC (29,05 kg). Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Hình 4.8: Biểu đồtăng trọng bình quân của heo thí nghiệm (60-100 kg)
Qua Bảng 4.3 và Hình 4.8, cho thấy tăng trọng bình quân (g/con/ngày) hằng ngày của heo thí nghiệm cao nhất ở NT2 là 821,37; kế đến là ở NT1 666,7 và thấp nhất là ở NT ĐC với 660,4.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), heo trong giai đoạn này có tăng trọng bình quân là 820. So với kết quả của 2 tác giả này thì kết quả tăng
b P<0,05 b a b b a
41
trọng bình quân của heo trong thí nghiệm ở NT ĐC và NT1 thì thấp hơn, nhưng kết quả ở NT2 thì lại cao hơn.
Theo Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền (2000), tăng trọng bình quân của heo giai đoạn nuôi vỗ béo là 850 g thì tăng trọng bình quân của heo ở trong cả 3 nghiệm thức của thí nghiệm này đều thấp hơn.
Theo Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002), tăng trọng bình quân của heo trong giại đoạn nuôi vỗ béo (60-100 kg) là 750 (g/ngày) thì tăng trọng của heo ở NT2 trong thí nghiệm này cao hơn, nhưng ở NT1 và NT ĐC thấp hơn.
Theo Lưu Kỷ và Đào Lệ Hằng (2008), thì tăng trọng của giai đoạn 68-92 kg là 800 (g/ngày); thì kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm này vẫn cao hơn ở NT2 và thấp hơn ở NT1 và NT ĐC.
Theo kết quả trên cũng cho thấy rằng với việc bổ sung thêm Premix Embavit 7 (2,5‰) đã giúp heo ở NT2 có tăng trọng bình quân tốt hơn các heo không có bổ sung NT1 và NT ĐC. Tăng trọng của các nghiệm thức có sự chênh lệch, sai khác đó có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Hình 4.9: Biểu đồ tăng trọng tương đối của heo thí nghiệm (60-100 kg)
b b
42
4.2.2.2 Mức ăn, tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) và hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ)
a. Mức ăn
Mức ăn của heo thí nghiệm được ghi nhận hằng ngày và được trình bày kết quả qua Bảng 4.4.
Bảng 4.4: Kết quả mức ăn của heo thí nghiệm (60-100 kg)
Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P ĐC NT1 NT2
Mức ăn (kg/con/ngày) 2,51 2,51 2,6 0,01 0,337 Tổng TĂ tiêu tốn (kg/con) 110,2 110,26 114,96 4,36 0,692 HSCHTĂ 3,83 3,76 3,3 0,14 0,068
ĐC: Thức ăn không có bổ sung Premix, NT1: thức ăn ĐC bổ sung 1‰ Aminovit, NT2: thức ăn ĐC bổ sung Embavit 2,5‰.
Qua Bảng 4.4 cho thấy mức ăn (kg/con/ngày) của heo thí nghiệm cao nhất ở NT2 (2,6 kg), kế đến là NT1 (2,51 kg) và thấp nhất ở NT ĐC (2,51 kg). Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này cao hơn so với mức ăn của heo ở giai đoạn vỗ béo (2,54 kg) của NRC (1998).
Theo Nguyễn Thiện (2008), mức ăn của heo ở giai đoạn này là 2,8 kg, như vậy heo ở thí nghiệm này có mức ăn thấp hơn. Theo Trương Lăng và Nguyễn Hiền (2000), mức ăn của heo ở giai đoạn này là 3,07 kg. So với mức ăn của heo ở thí nghiệm này thì kết quả trên cao hơn.
b. Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) và hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ)
Qua kết quả trình bày ở Bảng 4.3 thì TTTĂ (kg/con) của heo trong khoảng thời gian thí nghiệm của NT 2 (114,96 kg) là cao nhất, kế đến là NT1 (110,26 kg) và thấp nhất là NT ĐC (110,20 kg). Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
43
Hình 4.10: Biểu đồ HSCHTĂ của heo thí nghiệm (60-100 kg)
Qua bảng 4.4 và Hình 4.10 cho thấy HSCHTĂ của NT ĐC cao nhất (3,83), kế đến là NT1 (3,76) và thấp nhất là NT2 (3,30). Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Theo Nguyễn Thiện và ctv (2004),thìHSCHTĂ của heo ở giai đoạn 50- 110 kg là 3.1. So với các kết quả nghiên cứu này thì HSCHTĂ của heo trong thí nghiệm này cao hơn.
4.2.2.3 So sánh hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được tính theo từng nghiệm thức và được trình bày ở Bảng 4.5:
Bảng 4.5: So sánh hiệu quả kinh tế giữa các nghiệm thức
NT ĐC NT1 NT2
Thức ăn sử dụng (kg) 991,8 992,3 1034,6 Giá thành thức ăn (đ/kg) 9000 9233 9092 Tiền thức ăn (VNĐ) 8.926.200 9.161.906 9.406.583 Tiền thu do tăng trọng (VNĐ) 11.506.440 11.616.000 14.311.440 Chênh lệch thu chi (VNĐ) 2.580.240 2.454.094 4.904.857
ĐC: Thức ăn không có bổ sung Premix, NT1: thức ăn ĐC bổ sung 1‰ Aminovit, NT2: thức ăn ĐC bổ sung Embavit 2,5‰.
44
Hình 4.11: Biểu đồ hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức thí nghiệm (60-100 kg)