CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung premix vitamin, khoáng vi lượng và axit amin vào khẩu phần của heo thịt trong giai đoạn sinh trưởng (2060 kg) và vỗ béo (60100 kg) (Trang 25 - 27)

CHẤT THỊT HEO

Quá trình sinh trưởng và phát triển của heo thịt chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố: P =G + E, trong đó:

P: là kiểu hình các tính trạng của heo G: là các yếu tố di truyền

E: là các yếu tố ngoại cảnh

Ảnh hưởng của yếu tố di truyền

Giống được coi là tiền đề, các giống khác nhau thì có năng suất và chất lượng thịt khác nhau.

Các giống heo ngoại có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh, chất lượng thịt tốt hơn các giống heo nội. Đối với điều kiện chăn nuôi ở nước ta cần phải phối hợp nhiều giống để có con lai có năng suất cao và phẩm chất thịt tốt, đồng thời có khả năng sử dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương, có khả năng chống đỡ bệnh tật cao.

Giới tính và cá thể

Nhiều kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước kết luận rằng: giới tính và các cá thể khác nhau thậm chí trong cùng một giống sẽ có năng suất và chất lượng thịt khác nhau. Khi được nuôi cùng mức dinh dưỡng thì tăng trọng hàng ngày của heo thiến cao hơn heo không thiến và heo cái. Heo thiến có mức tiêu tốn thức ăn cao hơn so với heo không thiến, bởi vì heo thiến có xu hướng tích luỹ mỡ nhiều hơn nạc (năng lượng dùng cho tích luỹ thịt nạc 15 MJDE/1kg

13

nạc ít hơn nhiều so với tích luỹ mỡ 50MJDE/1kg mỡ). Khi heo có khối lượng nhỏ hơn 45 kg, không có sự sai khác về tăng trọng giữa các giới tính khác nhau, nhưng ở giai đoạn 45-90 kg thì sự sai khác này càng rõ rệt.

Tuổi và khối lượng giết thịt

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất thịt. Thời gian nuôi dài heo có khối lượng cao nhưng tiêu tốn nhiều thức ăn, tốn nhiều công chăm sóc, chi phí chuồng trại và các chi phí khác cao, hệ số quay vòng thấp và chất lượng thịt kém (có heo tích nhiều mỡ). Ngược lại, thời gian nuôi ngắn khắc phục được nhược điểm trên nhưng đòi hỏi phải tập trung đầu tư dinh dưỡng cao.

Ngoài ra, khối lượng giết thịt còn ảnh hưởng đến chiều dài thân thịt, tỷ lệ mỡ, mùi vị trong thân thịt. Khi khối lượng giết thịt của heo lên 5 kg trong khoảng khối lượng từ 50-100 kg thì độ dày mỡ lưng tăng từ 0,1-0,5 mm, tỷ lệ thịt xẻ tăng từ 0,25-0,55%. Như vậy, khối lượng giết thịt có ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt xẻ; tuỳ theo điều kiện cụ thể mà chọn khối lượng giết thịt hợp lý để nâng cao được khả năng sản xuất và hiệu quả của việc sử dụng thức ăn.

Ảnh hưởng thức ăn

Trong khẩu phần của heo, hai yếu tố được quan tâm hàng đầu đó là năng lượng và protein. Khi khẩu phần thiếu protein thì tỷ lệ protein/năng lượng sẽ giảm thấp, heo có xu hướng tích luỹ mỡ. Tuy nhiên, trong khẩu phần mà protein quá cao cũng sẽ gây lãng phí vì cơ thể heo sẽ thải ra ngoài khi hàm lượng protein lớn hơn so với nhu cầu. Có nhiều tác giả cho rằng năng lượng và protein trong khẩu phần có ảnh hưởng đến lượng ăn vào của heo. Nếu tăng tỷ lệ giữa protein/năng lượng trong khẩu phần của heo đang sinh trưởng thì sẽ xúc tiến sự giảm sản sinh nhiệt và nâng cao sử dụng năng lượng để sinh ra sản phẩm. Ngoài ra, năng lượng trong khẩu phần bị hạn chế thì các axit amin sẽ được sử dụng cho việc cung cấp năng lượng hơn là cho việc sinh tổng hợp protein. Nếu chúng ta tăng năng lượng ăn vào mà không tăng lượng axit amin thì sẽ tăng quá trình tổng hợp lipid, kết quả sẽ làm tăng tỷ lệ mỡ trong thịt.

Heo ở giai đoạn từ 20-50 kg: Trong giai đoạn này cần phải tối đa hoá năng lượng ăn vào, điều này sẽ đồng nghĩa với việc làm gia tăng khả năng tăng trọng cũng như khả năng tích luỹ nạc.

14

Trong giai đoạn 50-90 kg: Đối với giống heo chưa cải tiến, trong giai đoạn này nếu nhu cầu ăn vào gấp 2,5- 3 lần so với nhu cầu duy trì thì khả năng tăng trọng, khả năng tích luỹ nạc cũng tăng lên. Tuy nhiên, khi năng lượng ăn vào tiếp tục được tăng lên nữa thì không có sự tăng lên của khả năng tích luỹ nạc mà làm tăng tích luỹ mỡ và tăng tiêu tốn thức ăn. Do vậy, trong giai đoạn này cần cho ăn một mức năng lượng thích hợp và ổn định.

Khí hậu và thời tiết

Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì heo ăn tốt, tỷ lệ tiêu hoá cao, tăng khả năng tích luỹ, sinh trưởng, phát triển nhanh, năng suất cao. Nếu khí hậu quá nóng thì heo ăn ít, giảm tăng trọng, còn nếu rét quá thì heo tiêu hao nhiều năng lượng cho chống rét, chi phí thức ăn cao.

Theo Võ Văn Ninh (2003), nhiệt độ 220C, độ ẩm 65%, tốc độ gió 7,6- 10,6 m/phút là thích hợp cho sự phát triển của heo thịt, tuy nhiên cần thiết có các nghiên cứu xác định nhiệt độ, độ ẩm tối ưu cho chăn nuôi heo ngoại ở điều kiện khí hậu nước ta. Khi tốc độ gió cao và nhiệt độ không khí cao >370C thì heo thịt sinh trưởng phát triển chậm và thậm chí không tăng trọng.

Phương thức cho ăn

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung premix vitamin, khoáng vi lượng và axit amin vào khẩu phần của heo thịt trong giai đoạn sinh trưởng (2060 kg) và vỗ béo (60100 kg) (Trang 25 - 27)