Phượng tiện khảo sát

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình và hệ thống quản lý chấtlượng haccp cho sản phẩm tôm thẻ (litopenaeus vannamei) iqf và đề xuất làm giảm chi phí sản xuất tại công ty minh phú – hậu giang (Trang 27)

3.1.1 Địa điểm và thời gian

Tại công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Phú- Hậu Giang. Thời gian bắt đầu từ tháng 09 đến tháng 12 năm 2012.

3.1.2 Nguyên vật liệu

Tôm thẻ tại công ty chế biên thủy sản Minh Phú –Hậu Giang.

3.1.3 Thiết bị và dụng cụ

Trang thiết bị tại nhà máy chế biến thủy sản Minh Phú – Hậu Giang.

3.1.4 Công nhân

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Quy trình chế biến tôm đông IQF tham khảo

Hình 3.1: Quy trình chế biến tôm đông IQF tham khảo (Nguyễn Thanh Trí , 2011)

Mục đích

Tìm hiểu và nắm rõ quy trình công nghệ, các thao tác thực hiện trong sản xuất. Tiếp cận thực tế và rèn luyện tay nghề. Ghi nhận thông số kỹ thuật tại từng công đoạn của quy trình tôm thẻđông IQF.

Cách tiến hành

Trực tiếp xuống tại công ty để thực hiện đề tài. Thực hiện theo đúng trình tự của quy trình sản xuất.

Tiếp xúc với phòng công nghệ và công nhân, trực tiếp sản xuất để học tập, tìm hiểu và thực hiện các thao tác trên quy trình sản xuất.

Quan sát và thực hiện các thao tác như:

Nguyên liệu: mục đích chọn nguyên liệu, cách tiến hành, yêu cầu

ệ GMP 5 GMP 10 GMP 9 GMP 8 GMP 6 GMP 7 GMP 1 GMP 2 GMP 3 GMP 4 Bao gói, bảo quản Rà kim loại Tiếp nhận nguyên liêu Rửa 1, cân 1 Sơ chế Rửa 2-cân 2 Phân cỡ,loại Rửa 3, cân 3 Ngâm phụ gia Cấp đông Mạ băng Tái đông Cân 4, vô túi PE

Rửa: mục đích rửa ,cách tiến hành, yêu cầu kỹ thuật.

Sơ chế: phương pháp xử lý nguyên liệu, mục đích, yêu cầu kỹ thuật, cách thức tiến hành.

Phân cỡ, phân loại: mục đích, cách thực hiện, các yêu cầu kỹ thuật. Cân: mục đích, cách thực hiện, các yêu cầu kỹ thuật.

Chờđông: mục đích, cách thực hiện, các yêu cầu kỹ thuật.

Đông IQF: mục đích, thông số kỹ thuật, phương pháp lạnh đông, cách thức thực hiện.

Mạ băng: mục đích, cách thực hiện, các yêu cầu kỹ thuật. Tái đông: mục đích, cách thực hiện, các yêu cầu kỹ thuật.

Bảo quản: mục đích, phương thức bảo quản, các yếu tốảnh hưởng.

Kết quả

Thu thập và ghi nhận số liệu thực tế hoạt động của công ty, xin thông tin từ phòng kỹ thuật để so sánh với kết quả thực tế.

3.2.2 Tìm hiểu hệ thống HACCP của công ty Mục tiêu

Tìm hiểu và nắm rõ các vấn đề liên quan đến việc áp dụng HACCP, các quy phạm GMP, SSOP cho sản phẩm tôm thẻđông IQF.

Cách tiến hành

Làm thực tế tại công ty, thu thập tài liệu, xác định CCP tại các công

đoạn trong quy trình, GMP trên từng công đoạn và SSOP trong quy trình sản xuất, tham khảo tài liệu mà công ty cung cấp.

3.2.3 Biện pháp làm giảm chi phí. Mục tiêu

Giảm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.

Cách tiến hành

Quan sát, tìm hiểu, ghi nhận quá trình làm việc và hoạt động của công ty. Kết quả cần đạt Tìm ra các giải pháp làm giảm chi phí sản xuất. 3.3 Kết hoạch thực hiện Theo dự kiến thì thực tập sẻ có 8 tuần như sau: Bảng 3.1: Kết hoạch thực hiện Tuần Vị trí thực tập Công việc thực tập

quyết của công ty thiết bị, nhân lực, dụng cụ chế biến 2 Tiếp nhận nguyên liệu, rửa 1, cân 1 Các thông số kỷ thuật, các yêu cầu, thao tác thực hiện, mục đích. 3 Sơ chế, rửa 2 phương pháp xử lý nguyên liệu, mục đích, yêu cầu kỷ thuật, cách thức tiến hành, các yếu tồảnh hưởng 4 Phân cở, phân loại, rửa 3 Mục đích, cách thực hiện, các yêu cầu kỷ thuật.

5 Cân, chờđông, cấp đông Mục đích, thông số kỷ

thuật, phương pháp lạnh

đông, cách thức thực hiện.

6 Mạ băng, tái đông, bao gói, bảo quản Mục đích, cách thực hiện, các yêu cầu kỷ thuật. 7 Đi lại cả quy trình công nghệ Nhìn nhận để tìm ra các giải pháp làm giảm chi phí. 8 Xin tài liệu và so sánh kết quả Tổng hợp số liệu và so sánh kết quả.

CHƯƠNG 4

KT QU VÀ THO LUN 4.1 Quy trình công nghệ tôm thẻ đông IQF tại công ty 4.1.1 Quy trình công nghệ và GMP tại các công đoạn

Hình 4.1: Quy trình công nghệ tôm thẻđông IQF tại công ty Minh Phú- Hậu Giang Giang

4.1.2 Thuyết minh quy trình

4.1.2.1 Tiếp nhận nguyên liệu (GMP 1, CCP 1) Mục đích Mục đích

Chọn được những nguyên liệu có phẩm chất tốt, đáp ứng được các yêu Cấp đông IQF GMP 9 GMP 15 GMP 11 GMP 12 GMP 1 GMP 2 GMP 3 GMP 8 Bảo quản Đóng thùng Tiếp nhận nguyên liêu Rửa 1, cân 1, bảo quản Sơ chế, lặt đầu Cân 2, Rửa 2 Phân cỡ, phân loại Sơ chế PTO, PD Cân 3, Rửa 3 Xử lý hóa chất Rửa 4 Mạ băng Tái đông Cân 4, vô túi PE

Rà kim loại GMP 4 GMP 5 GMP 6 GMP 7 GMP 10 GMP 13 GMP 14

Thao tác và yêu cầu

Nguyên liệu được chuyển đến công ty từ các vùng như: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre... Khi nguyên liệu được chuyển đến công ty thì các KCS tiến hành kiểm tra nguyên liệu như sau:

Trong quá trình vận chuyển thì nhiệt độ thân tôm phải ≤ 60C, đại lý phải cung cấp thông tin về nguyên liệu (vùng nuôi, khối lượng, phương tiện vận chuyển..)

Chỉ tiêu cảm quan: Các KCS tiến hành lấy mẩu đi hấp để đánh giá màu sắc, mùi, vị, trạng thái của nguyên liệu.

Chỉ tiêu tạp chất: Tiến hành kiểm tra các tạp chất tinh bột, agar, gelatin bằng các thuốc thử chuyên dụng.

Chỉ tiêu hóa học và kháng sinh: Dư lượng sulfite <10 ppm, ngoài ra công ty còn lấy mẩu để kiểm tra các kháng sinh cũng như các chất hóa học cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng có thể tồn lưu trong nguyên liệu như: Chloramphenicol, Nitrofural, enrofloxacin.

Chỉ tiêu vi sinh: E.coli, Samonella, Vibrio colerae…..

Quá trình giám sát được thể hiện trong CCP 1 tiếp nhận nguyên liệu tại phụ lục D.

Phân công trách nhiệm

Điều hành thu mua chịu trách nhiệm tổ chức và giám sát quy phạm này. Nhân viên KCS có trách nhiệm kiểm tra, chấn chỉnh việc thực hiện quy phạm này.

Lưu trữ hồ sơ

Các thông số về nguyên liệu và kết quả kiểm tra được ghi cẩn thận trong phiếu tiếp nhận nguyên liệu một cách đầy đủ.

Nhận xét

Khi nguyên liệu đến công ty điều có các KCS kiểm tra, đánh giá sơ bộ

chất lượng nguyên liệu, nếu nguyên liệu có dấu hiệu hư hỏng, chất lượng kém thì các KCS tiến hành đánh giá cảm quan bằng cách hấp chín. Tuần xuất kiểm vi sinh mõi ngày, kháng sinh 1 lần/tuần. Thực tế cho thấy tuần xuất kiểm tra vi sinh từ 2-3 lần/ngày, kháng sinh 1 lần/tuần.

4.1.2.2 Rửa 1 (GMP 2) Mục đích

Loại bỏ tập chất, một số VSV bám trên nguyên liệu.

Thao tác

Sau khi tiếp nhận nguyên liệu xong thì tiến hành rửa nguyên liệu qua 2 máy rửa. Các công nhân cho từng thùng tôm nguyên liệu vào máy rửa 1, công nhân mở bơm đẩy, vòi nước, vòi tưới trên băng tải và khởi động băng tải để

Ở máy rửa số 2 công nhân cũng tiến hành mở bơm đẩy, vòi nước, vòi tưới. Sau khi tôm được rửa qua máy 2, tôm được hứng vào sọt để chuyển qua công đoạn tiếp theo.

Yêu cầu kỷ thuật

Bảng 4.1: các thông số kỹ thuật của 2 máy rửa

Yêu cầu kỷ thuật Máy rửa 1 Máy rửa 2

Thể tích (lít) 500 1000 Nồng độ chlorine (ppm) không 100 Tần xuất thay nước (kg/lần)

Hết lô, Trong quá trình rửa có thêm nước liên

tục

Hết lô, nêu lô lớn thì 500-700 kg nguyên liệu

thì tiến hành thay nước rửa

Nhiệt độ nước rửa (0C) ≤ 70C ≤ 7 0C

Phân công trách nhiệm

Điều hành bộ phận tiếp nhận chịu trách nhiệm tổ chức và giám sát quy phạm này.

Nhân viên KCS có trách nhiệm kiểm tra, chấn chỉnh việc thực hiện quy phạm này.

Tổ trưởng, công nhân tiếp nhận có trách nhiệm thực hiện quy phạm này.

Nhận xét

Công nhân thực hiện đúng theo yêu cầu kỷ thuật, xử lý tốt trong những tình huống thực tế tại công đoạn này. Các công nhân chỉ pha chlorine khi các khách hàng và thường thay nước khi hết lô. Các KCS pha chlorine trong nước rửa với nồng độ 100 ppm từ dung dịch chuẩn 10.000 ppm.

4.1.2.3 Cân 1 (GMP 2) Mục đích

Biết được khối lượng nguyên liệu đầu vào để tính định mức tiêu hao nguyên liệu tại các công đoạn sau, để đánh giá được chất lượng nguyên liệu, tay nghề công nhân và để thanh toán tiền cho đại lý.

Thao tác và yêu cầu

Tôm sau khi được rửa thì cho vào sọt và để gáo khoảng 5-7 phút. Công nhân tiến hành cân từng sọt (các công nhân thêm hoặc lấy bớt tôm để mỗi sọt

là 18 kg), nhân viên thống kê tiến hành ghi chép và lưu khối lượng để tính tiền cho đại lý và dùng số liệu để tính định mức.

Phân công trách nhiệm

Điều hành bộ phận tiếp nhận chịu trách nhiệm tổ chức và giám sát quy phạm này.

Tổ trưởng, nhân viên thống kê, công nhân tiếp nhận có trách nhiệm thực hiện quy phạm này.

Lưu trữ hồ sơ

Hồ sơ giám sát quá trình cân. Sổ ghi chép khối lượng cân. Hồ sơ lưu trữ trong 2 năm.

Nhận xét

Các công nhân và nhân viên thống kê thực hiện đúng yêu cầu của công ty đưa ra, điều hành và KCS lưu trữ số liệu rõ ràng, thuận lợi cho việc sử dụng khi cần thiết.

4.1.2.4 Bảo quản (GMP 2) Mục đích

Khi nguyên liệu chưa chuyển qua khâu sơ chế được thì tiến hành bảo quản nguyên liệu. Giúp giữ được nhiệt độ thân tôm ≤ 60C tránh làm hư hỏng phẩm chất của nguyên liệu.

Thao tác và yêu cầu

Cho một lớp đá xay hoặc đá viên vào thùng cách nhiệt để chuẩn bị chứa tôm 1 lớp dày khoảng 10cm. Sau đó cho một lớp nguyên liệu vào thùng (từ

4÷5 sọt) tiếp theo cho tiếp lớp đá dày khoảng 10cm, công nhân tiến hành như

thế đến khi bơ chứa nguyên liệu đầy. Lớp bề mặt phải là lớp đá dày khoảng 10÷20cm để giử được nhiệt độ thân tôm theo quy định. Mỗi thùng tôm phải

được ghi phiếu thông tin của nguyên liệu và dán trên thành miệng của thùng.

Phân công trách nhiệm

Điều hành bộ phận tiếp nhận chịu trách nhiệm tổ chức và giám sát quy phạm này.

Nhân viên KCS có trách nhiệm kiểm tra,chấn chỉnh việc thực hiện quy phạm này.

Tổ trưởng, công nhân tiếp nhận có trách nhiệm thực hiện quy phạm này.

Nhận xét

Công nhân chỉ làm đúng các thao tác khi các lô tôm phải bảo quản lâu do chuyển ca hoặc nguyên liệu quá nhiều. Các lô tôm có thời gian chờ ngắn thì công nhân chỉ cho lớp đá ở đáy, giữa, và mặt thùng nguyên liệu, do thời gian chờ ngắn nên không ảnh hưởng đến chất lượng của nguyên liệu.

4.1.2.5 Sơ chế (GMP 3) Mục đích Loại bỏ các bộ phận không sử dụng trong chế biến thành phẩm, loại một phần VSV có trong tôm. Thao tác

Tôm được cho vào bồn băng tải, sau đó

được băng tải chuyển lên bàn sơ chế. Công nhân tiến hành lặt đầu và tách bỏ

chân hàm, sau đó dùng dao để loại bỏ nội tạng, gạch và phân dính ở thit hàm.

Ở cuối băng tải luôn có vòi nước phun để rửa sạch các tạp chất còn sót lại.

Yêu cầu kỹ thuật

Tổ trưởng kiểm tra chuẩn bị các dụng cụ phục vụ chế biến: đá, thau, rổ, dao…sau đó bật công tắt cho băng tải hoạt động.

Phải ướp đá nguyên liệu trong quá trình sơ chế đảm bảo nhiệt độ thân tôm phải ≤ 60C .

Các thao tác phải ở dưới vòi nước chảy, nhiệt độ nước ≤ 100C . Tôm rớt phải được rửa lại bằng nước có pha chlorine 50 ppm.

Thao tác phải loại sạch phần gạch, phân ở đầu tôm và hạn chế đứt thịt

hàm.

Phân công trách nhiệm

Điều hành bộ phận chế biến chịu trách nhiệm tổ chức và giám sát quy phạm này.

Nhân viên KCS có trách nhiệm kiểm tra, chấn chỉnh việc thực hiện quy phạm này.

Tổ trưởng, công nhân chế biến có trách nhiệm thực hiện quy phạm này.

Nhận xét

Đây là công đoạn quan trọng ảnh hưởng đến định mức sản phẩm vì thế

các KCS kiểm tra cũng như theo dõi các thao tác rất kỹ. Các công nhân hầu hết đều thực hiện đúng theo yêu cầu kỹ thật. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp chạy theo năng suất nên đốt cháy giai đoạn trong thao tác nhưng chỉ

chiếm tỷ lệ thấp. Công nhân thường ít ướp đá trong quá trình sơ chế.

4.1.2.6 Cân 2 (GMP 4) Mục đích

Biết được khối lượng hao hụt của công đoạn sơ chế, đánh giá được năng suất của công nhân, lấy số liệu để sử dụng cho các công đoạn sau.

Thao tác

Sau khi sơ chế tôm được đưa lên băng tải, qua vòi phun nước sau đó Hình 4.2: Khâu sơ chế

lượng và lưu trữ. Sau khi cân xong tôm được cho vào thùng và lấp đá, các thông tin của lô tôm được ghi đầy đủ và dán trên bơ tôm để chuẩn bị qua công

đoạn tiếp theo.

Yêu cầu kỹ thuật

Các nhân viên thống kê ghi chép khối lượng tôm cẩn thận, rỏ ràng. Tôm được cân xong được cho vào thùng cách nhiệt và ướp đá để đảm bảo nhiệt độ thân tôm ≤ 60C.

Phân công trách nhiệm

Điều hành bộ phận sơ chế chịu trách nhiệm tổ chức và giám sát quy phạm này.

Nhân viên thống kê, công nhân tại bộ phận sơ chế có trách nhiệm thực hiện quy phạm này.

Lưu trữ hồ sơ

Hồ sơ giám sát quá trình cân. Sổ ghi chép khối lượng cân. Hồ sơ lưu trữ trong 2 năm.

Nhân xét

Các công nhân và nhân viên thống kê thực hiện đúng theo yêu kỷ thuật. Số liệu trong quá trình cân được nhân viên thống kê ghi chép cẩn thận dể tìm kiếm khi cần sử dụng.

4.1.2.7 Rửa 2 (GMP 4) Mục đích

Loại bỏ VSV và tập chất bám trên tôm.

Thao tác

Công nhân sút từng rổ tôm nhúng vào 2 bồn nước rửa, dùng tay đảo

đều tôm trong rổ rồi lấy ra cho lên kệ chuẩn bị phân cỡ.

Yêu cầu kỷ thuật

Bồn 1 có pha chlorine 20÷50 ppm, có thể tích 100 lít, nhiệt độ nước rửa

≤ 70C, tần suất thay nước rửa 60÷80 kg/lần hoặc khi thấy nước rửa bịđục. Bồn 2 là nước sạch có thể tích 100 lít, nhiệt độ nước rửa ≤ 70C, tần suất thay nước rửa 60÷80 kg/lần hoặc khi thấy nước rửa bịđục.

Khối lượng tôm/rổ là 3÷5 kg.

Phân công trách nhiệm

Điều hành bộ phận chế biến chịu trách nhiệm tổ chức và giám sát quy phạm này.

Nhân viên KCS có trách nhiệm kiểm tra, chấn chỉnh việc thực hiện quy phạm này.

Tổ trưởng, công nhân sơ chế có trách nhiệm thực hiện quy phạm này.

Nhận xét

Công nhân thực hiện đúng theo yêu cầu thao tác, nhưng tần suất thay nước rửa ít, công nhân chỉ cho vòi nước chảy liên tục vào bồn 2 nên thường ít thay nước trong bồn.

4.1.2.8 Phân cỡ, Phân loại (GPM 5) Mục đích

Phân loại tôm một cách đồng đều về khối lượng, để tạo ra sản phẩm đồng đều đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Thao tác và yêu cầu

Tôm bán thành phẩm từ các thùng được sút ra rổ để ráo trên kệ inox. Sau đó tôm được đưa lên trên máng ở 2 bên băng chuyền của máy phân cỡ. Tại đây, công nhân rải từng con tôm vào các ô trên băng tải nạp.

Ở công đoạn này KCS có nhiệm vụ vận hành máy, bo cân, nhập số

gram cho từng tay gạt.

Sau khi phân cỡ xong tôm được cho vào thùng theo từng cỡ và tiến hành ướp đá để chuyển qua phân cỡ tay. Mục đích phân cỡ tay để chọn ra các nguyên liệu có chất lượng và màu sắc tốt để đi các mặt hàng vỏ và các mặt hàng cần có màu sắc đồng đều theo yêu cầu của khách hàng.

Tôm được đưa lên bàn phân cỡ theo yêu cầu của điều hành, KCS hoặc tổ trưởng, tránh trường hợp lẫn lộn giữa các lô.

Tôm được đổ lên bàn riêng từng lô và từng loại để tránh làm lẫn lộn,

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình và hệ thống quản lý chấtlượng haccp cho sản phẩm tôm thẻ (litopenaeus vannamei) iqf và đề xuất làm giảm chi phí sản xuất tại công ty minh phú – hậu giang (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)