THIẾT KẾ CHI TIẾT CONG NẰM P

Một phần của tài liệu Lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 63 - 65)

(Từ Km3+110,90đến Km3+510,84) 5.1. Số liệu thiết kế

Bán kính đường cong nằm R=300 m

Chiều dài đoạn nối siêu cao, chuyển tiếp Lct,nsc = 50m Độ dốc siêu cao isc = 2% Dốc ngang mặt đường in = 2% Dốc ngang lề gia cố là 2% Dốc ngang lề đất là 6% Độ mở rộng Etr = Ep = 0m Góc ngoặt α= 7º17’52” Bề rộng phần xe chạy là : 2 × 3,0m Bề rộng lề gia cố là : 2 × 1,0m Bề rộng lề đất là : 2 × 0,5m

5.2. Phương pháp cấu tạo siêu cao

Quay mái mặt đường và lề gia cố bên lưng đường cong quanh tim đường cho mặt đường trở thành một mái tối thiểu in= 2%

Trong quá trình quay siêu cao, độ dốc lề đất được giữ nguyên là 6%

5.3. Tính toán

Từ độ dốc ngang là -2% nâng lên độ dốc siêu cao 2% trên một đoạn Lct = 50m, có tổng số siêu cao cần nâng là 2% - (-2%) = 4%. Từ đó ta tính được độ dốc siêu cao cần đạt được sau 1m là: 4/50 ≈ 0,08%. Hay để đạt được độ dốc siêu cao là 1% thì cần một đoạn là: 1,0/0,08= 12,5m

Cao độ thiết kế của các mặt cắt ngang đặc trưng: cao độ thiết kế của 2 mép lề đường, hai mép phần xe chạy và của tim đường ở các mặt cắt ngang đặc trưng được xác định dựa vào mặt cắt dọc thiết kế và độ dốc ngang của từng bộ phận mặt cắt ngang đặc trưng; đối với các mặt cắt trung gian ( rải đều với cự ly 10m ), các cao độ trên được xác định bằng cách nội suy.

(4) là cao độ tại tim đường được xác định trên trắc dọc (3) và (5) là cao độ của mép phần xe chạy phía lưng và bụng (3) = (4) + ilưng×b/2 ; (5) = (4) + ibụng×b/2

(2) và (6) là cao độ của mép phần lề gia cố ở lưng và ở bụng đường cong (2) = (3) + ilưng×bgc ; (6) = (5) + ibụng×bgc

(1) và (7) là cao độ của mép lề đất ở phía lưng và ở bụng đường cong (1) = (2) + iđ lưng×bđ ; (7) = (6) + iđ bụng×bđ

Trong đó:

Độ dốc đi lên lấy dấu (+) và đi xuống lấy dấu (–) ; dốc tính so với tim đường b là bề rộng phần xe chạy, b= 6m

bgc là bề rộng lề gia cố, bgc = 1,0m bđ là bề rộng lề đất, bđ = 0,5

PHẦN 4

Một phần của tài liệu Lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 63 - 65)