CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ BÌNH ĐỒ

Một phần của tài liệu Lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 55 - 58)

THIẾT KẾ BÌNH ĐỒ

2.1. Công tác chuẩn bị

Nghiên cứu kỹ hồ sơ báo cáo nghiên cứu dự án khả thi đã được duyệt và quyết định phê duyệt nhiệm vụ đầu tư của dự án. Nghiên cứu các tài liệu đã khảo sát trước và câp nhật đầy đủ những số liệu mới phát sinh từ các quy hoạch của trung ương và địa phương có liên quan đến tuyến đường.

Tìm hiểu các tài liệu về mốc cao độ và tọa độ tự nhiên, về khí tượng thủy văn của vùng.

2.2. Khảo sát tuyến

- Nghiên cứu chi tiết tuyến đã được duyệt trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật, có chỉnh lý những chỗ cá biệt

- Xác định và củng cố tuyến tại thực địa: các công việc như phóng tuyến, đo góc, rải cọc chi tiết

- Cao đạc

- Lập bình đồ cao độ những khu vực đặc biệt: trong khu vực có tuyến đi qua không có các khu vực đặc biệt như nền đất yếu, sụt lở đất, hiện tượng Castơ

- Thu thập các số liệu để thiết kế thoát nước như lượng mưa trung bình hàng năm và theo mùa

- Để tiện cho công tác tổ chức thi công đã tiến hành điều tra nhiệt độ và độ ẩm của vùng này

- Điều tra địa chất trong phạm vi xây dựng tuyến và những mỏ đất dùng để đắp nền đường bằng các lỗ khoan hoặc hố đào địa chất

Khảo sát tình hình địa chất

Trong đoạn từ KM2+550 đến Km3+550 bố trí 2 lỗ khoan địa chất và 1 hố đào trong đó 2 lỗ khoan trùng vào vị trí đặt cống và 1 hố đào bố trí trên nền thông thường.

Tầng lớp phủ là đất hữu cơ không sử dụng để đắp nền đường nên khi thi công phải đào đổ đi rồi đắp lại cho đến cao độ thiết kế.

Tầng á sét đáp ứng được tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật theo thiết kế nên được sử dụng để đắp nền đường.

Trong khu vực tuyến đi qua không có các khu sình lầy, không có các hiện tượng địa chất đặc biệt làm mất ổn định nền đường như : castơ, đá rơi, sụt lở, trượt…

2.3. Thiết kế tuyến trên bình đồ

Trên cơ sở phương án tuyến đã chọn ta tiến hành thiết kế kỹ thuật cho đoạn tuyến từ Km2+550 đến Km3+550

Bình đồ được vẽ trên giấy khổ giấy 297mm kéo dài, tỷ lệ bình đồ 1:1000, các đường đồng mức cách nhau 1.0m

Nếu như sơ bộ trên bình đồ chủ yếu là đưa ra hướng tuyến chung cho cả tuyến trong từng đoạn thì phần thiết kế kỹ thuật ta phải triển tuyến bám sát địa hình ,tiến

hành thiết kế thoát nước cụ thể xem có cần phải bố trí rãnh đỉnh, bậc nước hay không, sự phối hợp bình đồ trắc dọc trắc ngang và cảnh quan phải cao hơn.

Bình đồ tuyến phải tránh tổn thất cao độ một cách vô lý, trên bình đồ phải có các cọc Km, Hm, cọc chi tiết 20m một cọc (ở những nơi bố trí đoạn thẳng và những nơi bán kính cong lớn hơn 500m). Trong đường cong phải bổ sung cọc chi tiết : với R= 125m÷500m thì 10m cắm một cọc.

Bảng cắm cọc kỹ thuật thể hiện ở (phụ lục bảng 3.2.1) 2.4. Tính toán cắm đường cong chuyển tiếp dạng clothoide

Đường cong P5 : R = 300 ; isc = 2%, Lct = 50 m

2.4.1. Tính toán các yếu tố cơ bản của đường cong tròn

R=300m ; α= 23º3’40’’

T= R.tg(α/2)= 61,20 m ; D = R.α = 127,72 m ; p= R×(1/cos(α/2)-1)= 6,18m

2.4.2. Xác định thông số đường cong

A= L.R = 50.300=122,47m 2.4.3. Tính góc kẹp 0 L 50 2R 2.300 φ = = =0,0833rad (4º46’31’’) Kiểm tra α > 2ϕ0 ⇒ Thoả mãn.

2.4.4. Xác định tọa độ của điểm cuối đường cong chuyển tiếp X0, Y0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tọa độ các điểm trong đường cong chuyển tiếp được xác định từ công thức :

5 9 4 8 3 7 11 2 6 10 s s X s 40.A 3456.A s s s Y

6.A 336.A 42240.A

 = − +    = − +  (CT 2.1)

Điểm cuối đường cong có s= 50m, A122,47m suy ra 0 0 X 49,99m Y 1,39m =   = 

2.4.5. Xác định các chuyển dịch p và trị số đường tang phụ t

(t là khoảng cách từ đầu đường cong tròn cơ bản tới đầu đường cong chuyển tiếp) p = Y0 - R(1- cosϕ0) = 1,39 – 300x(1 - cos(4º46’31’’)) = 0,349m

Kiểm tra: p = 0,349m < R/100 = 300/100 =3 m ⇒ Thoả mãn t = X0 – Rsinϕ0 ≈ L

2 = 25m.

2.4.6. Xác định phần còn lại của đường cong tròn K0

(ứng với góc α0= α - 2ϕ0= 12º51’32’’) K0= 0 0 π.R.(α 2 ) 180 φ − = 134,66 m Tương tự tính toán cho các đường cong (phụ lục bảng 3.2.2) 2.5. Xác định tọa độ các cọc trong đường cong nằm

Tọa độ các cọc chính trong đường cong được xác định dựa vào hệ tọa độ giả định XOY với trục X có hướng trùng với phương Bắc, trục Y hướng vuông góc với phương Bắc. Bảng tọa độ các cọc chính được thể hiện ở bảng phụ lục.

Tọa độ các cọc chi tiết được xác định dựa vào tọa độ các cọc chính như sau: + Các cọc trong đoạn từ NĐ đến TĐ sử dụng hệ tọa độ giả định X1O1Y1 Tọa độ các cọc được xác định từ công thức ( CT2.1)

+ Các cọc trong đoạn từ TĐ đến TC sử dụng hệ tọa độ giả định X2O2Y2 Tọa độ các cọc được xác định từ công thức 2

2X R.sinα X R.sinα Y R.(1 cosα) =   = −  Trong đó : R - bán kính đường cong α - là góc chắn cung

+ Các cọc trong đoạn từ NC đến TC sử dụng hệ tọa độ giả định X3O3Y3 Tọa độ các cọc được xác định từ công thức (CT2.1)

y2 x2 ND1 TD1 P1 TC1 NC1 y1 x1 y3 x3

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 55 - 58)