Thực trạng về quản lý chất thải thông thường

Một phần của tài liệu pháp luật về môi trường ở việt nam liên quan đến quản lý chất thải (Trang 50 - 53)

Quản lý CTR

Công tác quản lý CTR ở Việt Nam hiện nay còn chưa tiếp cận được với phương thức quản lý tổng hợp trên quy mô lớn, chưa áp dụng đồng bộ các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế (3R) để giảm tỷ lệ chất thải phải chôn lấp. Hoạt động giảm thiểu phát sinh CTR, một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả nhất trong quản lý chất thải, còn chưa được chú trọng. Chưa có các hoạt động giảm thiểu CTR sinh hoạt. Ở quy mô công nghiệp, số cơ sở áp dụng sản xuất còn rất ít, khoảng 300/400.000 doanh nghiệp. Hoạt động phân loại tại nguồn chưa được áp dụng rộng rãi, chỉ mới được thí điểm trên quy mô nhỏ ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM. Tỷ lệ thu gom chất thải ở các vùng đô thị trung bình đạt khoảng 80 - 82%, thấp nhất là đô thị loại IV (65%), ở Hà Nội cao hơn (90%); ở các điểm dân cư nông thôn khoảng 40 – 50%. Khoảng 60% khu vực ở nông thôn chưa có dịch vụ thu gom chất thải, chủ yếu dựa vào tư nhân hoặc cộng đồng địa phương. Tỷ lệ thu gom, vận chuyển CTR tuy đã tăng dần song vẫn còn ở mức thấp, chủ yếu phục vụ cho các khu vực đô thị, chưa vươn tới khu vực nông thôn. Xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển CTR tuy đã được phát triển nhưng chưa rộng và chưa sâu, chủ yếu được hình thành ở các đô thị lớn. Năng lực trang thiết bị thu gom, vận chuyển còn thiếu và yếu, dẫn đến tình trạng một số đô thị đã thực hiện phân loại CTR tại nguồn nhưng khi thu gom, vận chuyển lại đem đổ chung làm giảm hiệu quả của việc phân loại. Tái sử dụng và tái chế chất thải mới chỉ được thực hiện một cách phi chính thức, ở quy mô tiểu thủ công nghiệp, phát triển một cách tự phát, không đồng bộ, thiếu định hướng và chủ yếu là do khu vực tư nhân kiểm soát. Công nghệ xử lý CTR chủ yếu vẫn là chôn lấp ở các bãi lộ thiên không đạt tiêu chuẩn môi trường với 82/98 bãi chôn lấp trên toàn quốc không hợp vệ sinh. Các lò đốt rác chủ yếu dành cho ngành y tế và chỉ đáp ứng 50% tổng lượng chất thải y tế nguy hại. Tình trạng đổ chất thải không đúng nơi quy định còn xảy ra, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.

46 Việt báo Việt Nam, Việt Nam còn “vô cảm” với chất thải y tế, Khánh Chi, http://vietbao.vn/vi/Khoa- hoc/Viet-Nam-con-vo-cam-voi-chat-thai-y-te/20670180/197 [truy cập ngày 20/6/2014].

Hoạt động tái chế chất thải

Hoạt động tái chế đã có từ lâu ở Việt Nam, các loại chất thải có thể tái chế như kim loại, đồ nhựa và giấy được các hộ gia đình bán cho những người thu mua đồng nát, sau đó chuyển về các làng nghề. Công nghệ tái chế chất thải tại các làng nghề hầu hết là cũ và lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở một số nơi. Một số làng nghề tái chế hiện nay đang gặp nhiều vấn đề môi trường bức xúc như Chỉ Đạo (Hưng Yên), Minh Khai (Hưng Yên), làng nghề sản xuất giấy Dương Ổ (Bắc Ninh)... Một số công nghệ đã được nghiên cứu áp dụng như trong đó chủ yếu tái chế chất thải hữu cơ thành phân vi sinh (SERAPHIN, ASC, Tâm Sinh Nghĩa) hay nguyên nhiên liệu (Thủy lực máy - Hà Nam) song kết quả áp dụng trên thực tế chưa thật khả quan. Nhìn chung hoạt động tái chế ở Việt Nam không được quản lý một cách có hệ thống, có định hướng mà chủ yếu do các cơ sở tư nhân thực hiện một cách tự phát.

Quản lý CTL

Theo báo cáo về quản lý môi trường tại các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long, hiện các doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã xả thải các chất ô nhiễm chưa qua xử lý như nước thải với trung bình 47 triệu lít nước thải/năm và 220.000 tấn/năm CTR; từ đó dẫn đến tình trạng ô nhiễm tại các đô thị thêm nghiêm trọng. Theo thống kê của Bộ TNMT, hiện tỷ lệ các khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm 66%. Nhiều khu công nghiệp đi vào hoạt động chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ hoặc có nhưng không vận hành, hay vận hành không hiệu quả hoặc xuống cấp. Báo cáo đánh giá, ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ khu chế xuất khu công nghiệp trong những năm gần đây là rất lớn, tốc độ gia tăng cao hơn rất nhiều so với tổng nước thải từ các khu vực khác. Nước thải từ khu công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu phát sinh từ các ngành công nghiệp chế biến như thủy sản, rau quả... Do đặc tính phức tạp cũng như nồng độ ô nhiễm cao, nước thải từ quá trình chế biến rau quả, thủy sản ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long hầu hết vẫn chưa được thu gom và xử lý triệt để tại trạm xử lý tập trung trước khi được xả thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận. Hiện tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn khoảng 75% khu công nghiệp và 85% cụm công nghiệp chưa có xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý nước thải chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định. Năm 2010, qua thanh tra 27 khu công nghiệp trên địa bàn 12 tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, thì có tới 25/27 khu công nghiệp có các hành vi vi phạm như không có báo cáo đánh

giá tác động môi trường, không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, không xây dựng công trình xử lý môi trường và thực hiện không đầy đủ nội dung

trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.47

Quản lý CTK

Trong số gần 400 doanh nghiệp được chọn để điều tra về việc xử lý nguồn khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, có đến 55% doanh nghiệp bị phát hiện không đầu tư hệ thống xử lý khí thải. Theo Phó giáo sư - Tiến sỹ Phùng Chí Sỹ, Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật nhiệt đới và BVMT cho biết thêm, cách tính về ô nhiễm khí thải của nước ta nói chung và TPHCM chưa đầy đủ. Hiện chỉ mới tập trung vào nguồn khí thải phát ra từ ống khói nhà máy. Còn những nguồn khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông, bay hơi dung môi hữu cơ từ hệ thống bồn chứa, bụi từ xưởng sản xuất, bụi từ hệ thống kho chứa hàng... chưa được tính đến. Do vậy, để có thể kiểm soát được nguồn thải gây ô nhiễm khí thải, cần phải dựa vào khả năng phát tán nguồn thải cao (ống khói, ống thải), nguồn thải thấp (bay hơi của hóa chất, bụi từ hoạt động sản xuất, giao thông, kho chứa...). Từ đó có những phương pháp đo thích hợp. Tuy nhiên, đại diện nhiều tỉnh thành cho rằng, cái khó của các địa phương không phải là việc phân loại nguồn thải gây ô nhiễm khí thải mà chính là trang thiết bị phục vụ cho hoạt động này. Hiện việc kiểm tra và xử lý khí thải tại TPHCM nói riêng và cả nước nói chung đều bị bỏ lửng vì không có trang thiết bị để đo đạc và xác định mức độ vi phạm của doanh nghiệp. Việc quản lý chủ yếu dựa vào kết quả báo cáo của doanh nghiệp mà kết quả này thì luôn luôn an toàn với môi trường. Trong trường hợp các cơ quan chức năng muốn thực hiện kiểm tra đối chứng thì cũng rất khó vì hiện nay chưa có văn bản nào quy định rõ hoạt động đo đạc là đo tại vị trí nào, thời gian nào sẽ phù hợp với từng loại ngành nghề. Đồng thuận với ý kiến trên, bà Dương Thị Minh Hằng cho biết, hiện TPHCM đã có kế hoạch xây dựng trung tâm quan trắc khí thải thay cho những trang thiết bị quan trắc vốn đã bị hư hỏng từ năm 2013. Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa được duyệt kinh phí để thực hiện. Những kết quả quan trắc hiện nay chủ yếu dựa vào phương pháp thủ công nên độ chính xác và tin cậy của kết quả không cao. Không chỉ vậy, việc tác nghiệp của đội ngũ thanh kiểm tra trong quá trình kiểm tra chất lượng khí thải của doanh nghiệp gặp không ít khó khăn nên thường bỏ khâu kiểm tra khí thải. Tuy nhiên, hiện nay để đạt được mục tiêu mà thành phố đã đặt ra là giảm 70% mức độ ô nhiễm

47 Tổng cục Môi trường, Hội thảo quản lý nước thải ở khu công nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long, http://vea.gov.vn/vn/hoptacquocte/tintuchoptac/Pages/Hội-thảo-quản-lý-nước-thải-ở-khu-công-nghiệp- ĐBSCL.aspx [truy cập ngày 15/8/2014].

không khí, tiếng ồn từ hoạt động sản xuất, 50% ô nhiễm không khí và tiếng ồn từ hoạt động giao thông vận tải, sở đang áp dụng nhiều giải pháp khác. Cụ thể như di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm; không cấp mới hoặc điều chỉnh giấy phép đầu tư ngành nghề gây ô nhiễm trong khu dân cư tập trung; hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu phát thải khí ô nhiễm... Cũng cần phải thừa nhận rằng, để có thể kiểm soát chất lượng môi trường một cách hiệu quả, nhất thiết phải được đầu tư hệ thống trang thiết bị phục vụ hoạt động quản lý, đo đạc và kiểm tra. Có như thế mới tạo điều kiện để tăng hiệu quả công tác thanh kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về BVMT. Đồng thời, xây dựng hệ thống dữ liệu đáng tin cậy để dự báo xu hướng diễn biến của chất lượng không khí. Từ đó, đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm cải thiện chất lượng không khí vốn đang bị ô nhiễm hết sức nghiêm trọng tại Việt

Nam nói chung và Thành phố nói riêng.48

Một phần của tài liệu pháp luật về môi trường ở việt nam liên quan đến quản lý chất thải (Trang 50 - 53)