Trách nhiệm dân sự

Một phần của tài liệu pháp luật về môi trường ở việt nam liên quan đến quản lý chất thải (Trang 43 - 44)

Trách nhiệm dân sự về quản lý chất thải được xác định chung trong chế tài quy định trách nhiệm dân sự về ô nhiễm môi trường. Với việc dành riêng năm điều cho các quy định về bồi thường thiệt hại (từ Điều 130 đến Điều 134 Mục 2 Chương XIV), Luật BVMT năm 2005 đã thể hiện một bước tiến đáng kể trong quá trình “hiện thực hóa” nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền - một nguyên tắc được

xem là đặc trưng của lĩnh vực môi trường.42 Theo Khoản 1 Điều 127 Luật BVMT

năm 2005 có quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, thì cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi. Cũng theo Điều 130 Luật BVMT năm 2005 thì thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm:

Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;

Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, thiệt hại về tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.”

Việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường sẽ được dựa trên Điều 131 Luật BVMT năm 2005 về mức độ ô nhiễm (Khoản 1 Điều 131), xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích (Khoản 2 Điều 131), xác định các thành phần môi trường bị suy giảm (Khoản 3 Điều 131).

Theo tinh thần trên, ta thấy thiệt hại xảy ra khi đối tượng có hành vi làm ô nhiễm môi trường và quản lý không tốt các loại chất thải. Mức độ, căn cứ thiệt hại và các loại thiệt hại sẽ được xác định dựa trên Điều 130, Điều 131 Luật BVMT năm 2005 và NĐ số 113/2010 của CP quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường bao gồm thu thập dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường, tính

42 Vũ Thu Hạnh, Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái về môi trường, Tạp chí khoa học pháp luật, số 3, 2007.

toán thiệt hại đối với môi trường và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra. NĐ số 113/2010 của CP được áp dụng và điều chỉnh cho loại thiệt hại thứ nhất “thiệt hại đối với môi trường tự nhiên”. Luật BVMT năm 2005 xác định có ba mức độ của sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, đó là có suy giảm, suy giảm nghiêm trọng, suy giảm đặc biệt nghiêm trọng (Khoản 1 Điều 131). Để xác định mức độ thiệt hại về môi trường phải thông qua việc xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích có lẽ là quy định bất cập nhất trong số các quy định về thiệt hại môi trường. Theo Khoản 2 Điều 131, việc xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích gồm có xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng lõi bị suy giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; xác định giới hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm; xác định giới hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng đệm. Việc sử dụng các thuật ngữ vùng lõi, vùng đệm để chỉ mức độ khác nhau của sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường rất có thể gây cho người đọc sự nhầm lẫn giữa nội dung pháp lý của những thuật ngữ này với thuật ngữ vùng lõi, vùng đệm trong các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Số lượng thành phần môi trường, loại hình hệ sinh thái, giống loài bị suy giảm và mức độ thiệt hại của từng loại cũng là một trong những căn cứ để xác định mức độ thiệt hại đối với môi trường (Khoản 3 Điều 131).

Không chỉ vậy, khi khảo sát thực tế về thiệt hại do ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm do các chất thải nói riêng, ta thấy rõ là từ thiệt hại thứ nhất (Khoản 1 Điều 130 Luật BVMT năm 2005) thì tất yếu sẽ dẫn đến thiệt hại thứ hai (Khoản 2 Điều 130). Mức độ thiệt hại của loại thiệt hại thứ nhất nặng hay nhẹ tất yếu sẽ tác động rất lớn đến mức độ của loại thiệt hại thứ hai.

Về vấn đề giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường, theo Điều 133 của

Luật quy định “Tự thỏa thuận của các bên, yêu cầu trọng tài giải quyết, khởi kiện

tại Tòa án”, ta thấy luật không quy định là các đối tượng phải tiến hành việc giải quyết bồi thường thiệt hại theo trình tự ưu tiên giữa các cách cho nên ta có thể hiểu là các bên có quyền thực hiện việc giải quyết bồi thường thiệt hại theo lựa chọn của mình với điều kiện tuân theo hướng dẫn của Điều 133 trong Luật BVMT năm 2005.

Một phần của tài liệu pháp luật về môi trường ở việt nam liên quan đến quản lý chất thải (Trang 43 - 44)