Đối với tồn tại thứ nhất thì để thực hiện tốt công việc quản lý chất thải bằng pháp luật không chỉ có chính quyền địa phương hoạt động mà còn phải có sự hỗ trợ của các cấp quản lý ở Trung ương. Do đó, các cơ quan kiểm tra, giám sát ở Trung ương phải phát huy và phát triển những dự án về quản lý chất thải, BVMT. Không chỉ vậy, bắt nguồn từ tình trạng cơ sở vật chất và điều kiện kinh tế trong nước còn yếu kém, các cơ quan quản lý ở Trung ương có phải có phương hướng hỗ trợ chính quyền địa phương thu hút có hiệu quả các nguồn đầu tư nước ngoài về việc xây dựng công trình và các nhà máy xử lý chất thải tập trung với hình thức có thu hồi vốn và lợi nhuận khi nguồn vốn trong nước chưa đủ tiềm lực. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý này còn phải kiểm tra, giám sát, đôn đốc có hiệu quả việc thực hiện xây dựng hệ thống quản lý, xử lý chất thải tập trung ở các địa phương đồng thời có những biện pháp xử phạt thích đáng đối với những trường hợp có xảy ra quan liêu, gian dối, kéo dài thời gian với mục đích vụ lợi trong vấn đề trên. Một công việc cũng không kém phần quan trọng hàng đầu thuộc về trách nhiệm của các cơ quan quản lý ở Trung ương là rà soát, điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật các quy định mới để phù hợp và sát với thực tế trong vấn đề quản lý chất thải nói riêng, môi trường nói chung. Theo nghiên cứu và khảo sát của người viết ở các phần lý luận và thực tiễn thì hiện tượng các quy định của pháp luật còn lỗ hỏng làm lọt lưới vi phạm là không ít. Chẳng hạn, Luật BVMT năm 2005 vẫn còn những bất cập trong quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại; hình thức kỷ luật đối với cán bộ quản lý trong Khoản 2 Điều 127 Luật BVMT năm 2005 là quá nhẹ và không phù hợp với mức độ nghiêm trọng của vi phạm. Hiện nay, Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 vẫn chưa quy định trách nhiệm hình sự đối với tội phạm vi phạm quy định quản lý CTNH, tội phạm đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam là tổ chức; NĐ số 179/2013 quy định mức tiền trong xử phạt vi phạm hành chính tăng cao theo số lần vi phạm của đối tượng là không khả thi và không có tính răn đe, dễ tạo điều kiện cho doanh nghiệp vi phạm có thể lách luật. Vì vậy, người viết muốn kiến nghị các nhà làm luật hãy sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh những bất cập từ các văn bản luật nêu trên. Cụ thể là Quốc hội nên ban hành Luật
49
Tổng cục Môi trường, 90% doanh nghiệp ngành giấy không có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, Linh Nhi, http://vea.gov.vn/vn/quanlymt/Quanlychatthai-caithien/qlchatthai/Pages/90-doanh-nghiệp-ngành-giấy- không-có-hệ-thống-xử-lý-nước-thải-đạt-chuẩn.aspx [truy cập ngày 19/10/2014].
BVMT mới với những điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế hiện nay nhằm khắc phục những bất cập mà chúng tôi đã liệt kê như bổ sung thêm hình phạt thích đáng đối với người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức vi phạm pháp luật về môi trường. Đối với Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì phải bổ sung trách nhiệm hình sự đối với tổ chức vi phạm quy định về quản lý CTNH, tổ chức đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam đồng thời quy định rõ trách nhiệm hành chính sẽ bị chuyển thành trách nhiệm hình sự khi đối tượng cố ý vi phạm, tái phạm nhiều lần khi bị xử phạt vi phạm hành chính.
Đối với tồn tại thứ hai thì các cơ quan chức năng nên kết hợp chặt chẽ với giới truyền thông tổ chức những chương trình truyền hình gắn với BVMT, quản lý chất thải để nâng cao ý thức người dân. Hơn thế nữa, phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích tham gia vào các hoạt động phân loại tại nguồn, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế sử dụng túi nilon, không đổ rác bừa bãi… tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi CP về quản lý chất thải. Trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, một số Viện Trường ở Việt Nam đã liên kết với các Viện Trường nước ngoài để biên soạn các tài liệu giảng dạy và quản lý tổng hợp chất thải, trong đó có xem xét cụ thể đến điều kiện của từng quốc gia. Bên cạnh, thông qua sinh hoạt của các tổ chức quần chúng ở cơ sở, tạo phong trào thi đua, xây dựng nếp sống mới trong khu dân cư tại các đô thị và khu công nghiệp; xuất bản và phổ biến sâu rộng các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn BVMT nói chung và công tác quản lý chất thải nói riêng phù hợp với từng đối tượng và từng địa bàn. Cần đưa chương trình giáo dục môi trường vào các cấp học mầm non, phổ thông, đại học và các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của các tổ chức chính trị, xã hội, các hội nghề nghiệp. Đặc biệt, củng cố, tăng cường năng lực cho các trường, các cơ sở đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chất thải. Hiện nay ngày càng có nhiều thủ đoạn rất tinh vi nhằm che giấu hành vi phạm tội liên quan đến hoạt động quản lý chất thải. Cần nhanh chóng phát hiện, xử phạt đúng người, đúng tội và nghiêm khắc mọi hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT nói chung và trong quản lý chất thải nói riêng nhằm tuyên truyền, giáo dục pháp luật BVMT và răn đe những hành vi vi phạm pháp luật. Có như vậy thì công tác quản lý chất thải, BVMT mới được thực hiện trên diện rộng.
Đối với tồn tại thứ ba thì để có thể khắc phục những khó khăn nêu trên thì phải tiến tới xử lý, thải bỏ chất thải tồn tại trong môi trường một cách an toàn thông qua các quy trình đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật để BVMT và sức khỏe con người. Không
dừng lại ở đó, Nhà nước phải thúc đẩy các nghiên cứu khoa học có liên quan để phục vụ hiệu quả công tác quản lý tổng hợp các loại chất thải. Ngoài ra, việc sử dụng các chất liệu phế thải để tái chế thành những vật dụng sinh hoạt, sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đã và đang là xu hướng được nhiều quốc gia trên thế giới khuyến khích thực hiện. Vì vậy, nước ta nên có nhiều quy định liên quan đến tái chế các chất liệu phế thải để sử dụng cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Và đội ngũ nhân viên Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú (Nha Trang) đang trở thành một điển hình kiểu mẫu trong việc biến phế thải thành những tác phẩm độc đáo, mang thông điệp BVMT tới mọi người. Tại khu vực bến tàu du lịch Đá Chồng (xã Vĩnh Lương, TP. Nha Trang), du khách không khỏi ngỡ ngàng với hình ảnh cỗ xe ngựa được làm từ chai nhựa bởi có rất nhiều người đứng chụp hình lưu niệm bên tác phẩm này. Ông Lê Dũng Lâm - Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú cho biết: “Chúng tôi luôn khuyến khích nhân viên trong Công ty suy nghĩ và tìm cách tái chế các vật liệu phế thải thành những sản phẩm hữu ích phục vụ cộng đồng. Bởi
chúng tôi quan niệm, rác thải không có nghĩa là đồ bỏ đi.” 50 Tóm lại, muốn áp dụng
các công nghệ kỹ thuật hiện đại vào hoàn thiện pháp luật thì một mặt cần phát huy nội lực và một mặt cần kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ cả về nhân lực và vật lực của các quốc gia hiện đại trên thế giới. Hơn nữa, nếu chúng ta biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào các hoạt động quản lý chất thải thì sẽ đem lại hiệu quả rất cao.
Hiện nay, thực tế cho thấy số lượng thanh tra viên tại các địa phương khá đông nhưng điều bất cập là số lượng thanh tra viên chuyên ngành môi trường lại còn quá
ít.51 Do đó, các cơ quan quản lý cần tăng cường lực lượng thanh tra chuyên ngành
môi trường tại các địa phương để kiểm tra, giám sát việc thực hiện xả chất thải đúng quy định của pháp luật đồng thời cần dựa trên mức độ ô nhiễm do các chất thải tại địa bàn mà tăng cường hơn số lần thanh tra thường xuyên, thanh tra theo kế hoạch đã được lên kế hoạch trước cũng như nên tăng số lần thanh tra đột xuất trong tháng. Và các cơ quan quản lý về môi trường cũng phải công bố đường dây nóng để nhân dân có thể mạnh dạn, chủ động tố cáo những sai phạm trong vấn đề trên. Không chỉ vậy, các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải thống kê, tổng kết từ những bất cập nảy sinh từ thực tiễn đồng thời cũng phải khảo sát, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có những bất cập nào cần được kiện toàn. Sau đó có kiến nghị
50 Tổng cục Môi trường, Biến rác thải thành những sản phẩm độc đáo, Minh Phương,
http://vea.gov.vn/vn/quanlymt/Quanlychatthai-caithien/caithienmt/Pages/Biến-rác-thải-thành-những-sản- phẩm-độc-đáo-aspx [truy cập ngày 10/5/2014].
51Báo điện tử Đại Biểu Nhân Dân, Tăng cường năng lực thanh tra chuyên ngành về môi trường, Thu Trang, http://daibieunhandan.vn [truy cập ngày 5/10/2014].
lên trên về việc ban hành và hướng dẫn việc xử lý vi phạm bằng các văn bản pháp luật cụ thể, chặt chẽ, đồng bộ cũng như bổ sung những văn bản quy phạm mới với những chế tài mới nhằm xử phạt những hiện tượng vi phạm mới phát sinh sau này.
KẾT LUẬN
Môi trường là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗi dân tộc và mỗi quốc gia. Nó là nền tảng của sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội, bất cứ hoạt động gì của con người diễn ra thì đều có những tác động nhất định tới môi trường. Hiện nay với sự bùng nổ dân số và tốc độ công nghiệp hóa cao đã gây ra những tổn thất to lớn cho cuộc sống mà đặc biệt là hiện tượng ô nhiễm. Những tổn thất này đang là mối đe dọa cho toàn nhân loại bởi nó đang từng ngày uy hiếp và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cộng đồng. Chính vì vậy một trong những vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay là những biện pháp bảo vệ hiệu quả môi trường của Trái Đất. Việt Nam cũng không thể tránh khỏi những vấn đề nan giải về môi trường. Trong đó, vấn đề quản lý chất thải là một vấn đề bức thiết và rất khó khăn hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp giải quyết cho phù hợp. Xuất phát từ tầm quan trọng của chất thải, Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này. Không những thế, vấn đề này đang được sự quan tâm của tất cả mọi người và được các ngành, các cấp tuyên truyền rộng rãi trong cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của những quy định về quản lý chất thải thì không thể tránh khỏi những bất cập, những thiếu sót. Đầu tiên, những quy định của pháp luật về lĩnh vực này chưa được kiện toàn và áp dụng triệt để, hiệu quả. Hầu như những tồn tại về quản lý chất thải đều xoay quanh cái trục chính là do pháp luật còn nhiều bất cập, có những vấn đề còn bỏ ngõ và công tác thực thi pháp luật chưa được nghiêm túc. Bên cạnh, nhận thức và ý thức tự giác của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hạn chế chất thải chưa được nâng cao. Không những thế, do điều kiện kinh tế còn yếu kém nên hiện nước ta chưa hoàn thiện tối ưu các hệ thống xử lý các loại chất thải cũng như chưa áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào quản lý chất thải. Từ những vấn đề trên, ta thấy được việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải nói riêng, BVMT nói chung là vô cùng quan trọng. Ngoài Luật BVMT 2005 làm cơ sở thì các văn bản luật và dưới luật khác về phát hiện, xử phạt hành chính, hình sự, dân sự, kỷ luật cũng cần được kiện toàn và bổ sung để việc thực thi pháp luật được tốt hơn. Hơn thế, cần phải tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân và khuyến khích tham gia các hoạt động phân loại chất thải, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế cũng như không đổ rác bừa bãi... Và đặc biệt, phải nghiên cứu và áp dụng khoa học kỹ thuật trong quản lý chất thải cũng như thường xuyên đổi mới khoa học công nghệ hiện đại. Tóm lại, nếu các loại chất thải được quản lý tốt thì đời sống người dân sẽ được nâng cao và đất nước sẽ ngày càng phát triển hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
2. Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
3. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
4. Luật Viên chức năm 2010.
5. Luật Tài nguyên nước năm 2012.
6. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
7. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về
quản lý chất thải rắn.
8. Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy
định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
9. Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy
định về thoát nước khu đô thị và công nghiệp.
10. Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về
phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
11. Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy
định về xác định thiệt hại đối với môi trường.
12. Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy
định về xử lý kỷ luật đối với công chức.
13. Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
14. Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải.
15. Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
16. Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy
17. Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
18. Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
19. Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất thải, rác tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
20. Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
21. Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ về
hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức