Hoạt động quản lý chất thải thông thường

Một phần của tài liệu pháp luật về môi trường ở việt nam liên quan đến quản lý chất thải (Trang 35)

2.2.2.1. Quản lý CTR

Quy hoạch quản lý CTR

Quy hoạch quản lý CTR là điều tra, đánh giá, dự báo các nguồn phát thải, thành phần, tính chất và tổng khối lượng các CTR thông thường và nguy hại; đánh giá khả năng phân loại tại nguồn và khả năng tái chế, tái sử dụng CTR; xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, trung chuyển, cơ sở xử lý và chôn lấp CTR; xác định phương thức thu gom, tuyến đường vận chuyển CTR; đề xuất các tiêu chí cần đạt được khi lựa chọn công nghệ xử lý CTR; xây dựng kế hoạch và nguồn lực thực hiện

để bảo đảm thống kê đầy đủ và xử lý triệt để tất cả các loại CTR.33 Quy hoạch quản

lý CTR điều quan trọng là phải xác định được hình thức bố trí cơ sở xử lý CTR và các công trình phụ trợ. Cơ sở xử lý CTR được bố trí theo nhiều hình thức khác nhau tùy theo công nghệ dự kiến và điều kiện thực tế của địa phương.

Dù quy hoạch xây dựng cơ sở quản lý CTR đã được quy định cụ thể, tuy nhiên khi triển khai thực hiện cũng còn những bất cập khó khăn, vì hiện nay các bãi rác tự phát thường xuất hiện ven sông, ven lộ, gần khu dân cư nông thôn... cũng chưa được xử lý triệt để được. Nguyên nhân có những bãi rác tự phát là do chủ thể quản lý chưa thực hiện tốt các yêu cầu về quy hoạch xây dựng cơ sở xử lý CTR và một phần cũng do ý thức của cộng đồng dân cư.

 Đầu tư quản lý CTR

Đầu tư quản lý CTR là đầu tư cho cơ sở xử lý và đầu tư cho hoạt động thu gom, vận chuyển CTR gồm đầu tư xây dựng toàn bộ hoặc từng hạng mục công trình

33 Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

thuộc cơ sở xử lý CTR; mua sắm công nghệ, trang thiết bị, vật tư phục vụ hoạt động xử lý CTR; đầu tư cho nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ xử lý CTR.

Bên cạnh các nội dung về đầu tư xây dựng cơ sở xử lý CTR nêu trên, thì dự án đầu tư xây dựng cơ sở xử lý CTR còn bao gồm các nội dung sau giải pháp công nghệ xử lý CTR, các biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành, kế hoạch và chương trình quan trắc môi trường, các đề xuất về ưu đãi đầu tư đối với dự án, nội dung về kinh tế - tài chính, trách nhiệm và những ưu đãi đầu tư cho dự án.

 Phân loại CTR

Đây là hoạt động đem lại nhiều lợi ích kinh tế và môi trường trong quản lý chất thải. Vì hoạt động phân loại CTR mang lại nhiều lợi ích, nên việc phân loại CTR đã được quy định là trách nhiệm đầu tiên khi tổ chức, cá nhân có hoạt động phát sinh CTR. CTR thông thường được phân loại thành hai nhóm chính chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng và chất thải phải tiêu hủy chôn lấp. Sau khi thực hiện phân loại CTR theo quy định, thì phải lưu giữ chúng trong các túi hoặc thùng được phân biệt bằng màu sắc theo quy định. Quy định tại Khoản 2 Điều 26 NĐ số 59/2007/NĐ-CP thì trách nhiệm trang bị thùng chứa, túi đựng CTR và hướng dẫn việc phân loại CTR tại nguồn sẽ do chủ thu gom, vận chuyển CTR tiến hành. Nhưng thực tế phần lớn việc phân loại, lưu giữ CTR chủ yếu là do các hộ gia đình tự thực hiện, tùy theo hiểu biết của từng người về việc phân loại CTR tại nguồn.

Việc phân loại chất thải tại nguồn gặp rất nhiều khó khăn do khả năng phân loại của người dân kém, lực lượng rác dân lập chưa đồng thuận với chương trình phân loại CTR tại nguồn, ý thức của người dân chưa cao.

Thu gom, lưu giữ, vận chuyển CTR

Theo quy định tại Điều 24 NĐ số 59/2007/NĐ-CP của CP như sau việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển CTR thông thường do các công ty dịch vụ, hợp tác xã dịch vụ hoặc hộ gia đình thông qua hợp đồng thực hiện dịch vụ. CTR thông thường tại các đô thị phải được thu gom theo tuyến và theo các phương thức phù hợp với quy hoạch quản lý CTR đã được phê duyệt. Trên các trục phố chính, các khu thương mại, các công viên, quảng trường, các điểm tập trung dân cư, các đầu mối giao thông và các khu vực công cộng khác phải bố trí các phương tiện lưu giữ CTR. Dung tích các thùng lưu giữ chất thải bên trong công trình phải được bảo đảm kích cỡ phù hợp với thời gian lưu giữ. Các thùng lưu giữ tại các khu vực công cộng phải phù hợp với tiêu chuẩn và bảo đảm tính mỹ quan. Thời gian lưu giữ CTR không được quá 02 ngày. Các phương tiện vận chuyển CTR phải là phương tiện chuyên dụng, bảo đảm các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn, đã được kiểm định và

được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành. Trong quá trình vận chuyển CTR, không được làm rò rĩ, rơi vãi chất thải, gây phát tán bụi, mùi.

 Xử lý CTR

Xử lý CTR là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTR, thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong CTR. Các công nghệ xử lý CTR thông thường như công nghệ đốt rác tạo nguồn năng lượng, chế biến phân hữu cơ, chế biến khí biogas...

2.2.2.2. Quản lý CTL

 Thu gom, xử lý nước thải

Các đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và

nước thải, trước khi đưa vào môi trường thì nước thải sinh hoạt phải được xử lý.34

Đối với nước thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải được thu gom và xử lý. Công tác thu gom, tiêu thoát nước mưa được thực hiện thông qua hệ thống thoát nước mưa. Hệ thống này bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hòa, các công trình đầu mối (trạm bơm, cửa xả...) và phụ trợ khác.35 Không những thế, các hệ thống thoát nước thải cũng được xây dựng để thu gom, tiêu thoát, xử lý nước thải. Thành phần của hệ thống này bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hòa, các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà

máy xử lý, cửa xả...) và phụ trợ khác.36 Đặc biệt, các loại nước thải này không phải

xử lý cho có là xong mà phải đạt tiêu chuẩn môi trường. Hơn nữa, nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, từ các hộ thoát nước đơn lẻ xả ra nguồn tiếp nhận phải bảo đảm các quy chuẩn môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Nước thải cũng phải quản lý theo quy định của pháp luật, cụ thể bùn thải xử lý nước thải được quản lý theo quy định về quản lý CTR; còn nước thải, bùn thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về CTNH.

Bên cạnh đó, tại Điều 6 Luật Tài nguyên nước năm 2012 quy định các tổ chức, cá nhân đầu tư dự án trong đó có hoạt động xả nước thải vào nguồn nước nếu gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của nhân dân trên địa bàn thì phải có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành các hoạt động sau: “Lấy ý

34 Khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005. 35

Khoản 11 Điều 2 Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định về thoát nước khu đô thị và công nghiệp.

36 Khoản 12 Điều 2 Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định về thoát nước khu đô thị và công nghiệp.

kiến cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn bị ảnh hưởng về những nội dung liên quan đến xả nước thải vào nguồn nước của dự án, công khai thông tin về những nội dung liên quan đến xả nước thải vào nguồn nước của dự án và những ảnh hưởng có thể gây ra trước khi triển khai thực hiện, kinh phí thực hiện hoạt động xả nước thải vào nguồn nước do tổ chức, cá nhân dầu tư dự án chi trả.” Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp xả nước thải vào nguồn nước được quy định tại Điều 16 Nghị định 201/2013 của CP không phải đăng ký, không phải xin phép.

 Hệ thống xử lý nước thải

Các đối tượng như khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; khu, cụm công nghiệp làng nghề; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung phải có hệ thống xử lý nước thải.37 Cụ thể, tại

Khoản 1 Điều 37 Luật Tài nguyên nước quy định như sau “Quy hoạch đô thị, khu

đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trụng, làng nghề phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải phù hợp với quy mô xả nước thải, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước và phải được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền chấp thuận trước khi trình phê duyệt.” Bên cạnh, các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có hạng mục đầu tư xây dựng hệ thống thu gom tách riêng nước mưa, nước thải, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống tiêu thoát, dẫn nước thải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Pháp luật quy định hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu tại Khoản 2 Điều 82 Luật BVMT 2005. Các chủ quản lý hệ thống xử lý nước thải phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý. Bộ TNMT quy định cụ thể việc

quan trắc, giám sát tài nguyên nước.38 Những số liệu quan trắc sẽ được lưu giữ làm

căn cứ để kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.

2.2.2.3. Quản lý CTK

 Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải

Khoản 1 Điều 83 Luật BVMT năm 2005 quy định “Tổ chức, cá nhân hoạt

động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải có trách nhiệm kiểm soát và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường.” CTK sẽ được quản lý chủ yếu dựa trên cơ sở tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Tiêu chuẩn môi trường được hiểu là gới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải

37 Khoản 1 Điều 82 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005. 38 Khoản 2 Điều 28 Luật Tài nguyên nước năm 2012.

được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và BVMT.39

Thành phần của tiêu chuẩn môi trường về khí thải bao gồm nhóm tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp, khí thải từ các thiết bị dùng để xử lý, tiêu hủy chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và từ hình thức xử lý khác đối với chất thải; nhóm tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị chuyên dụng. Còn quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để BVMT. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải bao gồm các nhóm quy chuẩn kỹ thuật về khí thải của các nguồn di động và cố định. Hạn chế việc sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu, thiết bị, phương tiện thải khí độc hại ra môi trường. Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng có phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường, có thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường. Bụi, khí thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý CTNH.

 Quản lý khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô zôn

Bộ TNMT có trách nhiệm thống kê khối lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong phạm vi cả nước nhằm thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Việc chuyển nhượng, mua bán hạn ngạch phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính của Việt Nam với nước ngoài do TTCP quy định. Nhà nước khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính. Cấm sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hợp chất làm suy giảm tầng ô zôn

theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.40

Tóm lại, các hành vi nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức sẽ bị nghiêm cấm theo quy định tại Khoản 9 Điều 7 Luật BVMT năm 2005.

2.3. Xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến quản lý chất thải

Chất thải là nguồn tiềm ẩn lây lan bệnh tật gây ô nhiễm môi trường, tác động đến môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, nguồn chất thải cần được quản lý nghiêm ngặt và xử lý đạt yêu cầu của tiêu chuẩn môi trường quy định.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn xảy ra những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, bên cạnh Nhà nước còn đặt ra hệ thống các chế tài xử lý vi phạm nhằm mục đích đưa hoạt động quản lý chất

39 Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005. 40 Điều 84 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005.

thải vào khuôn khổ nhất định gồm các chế tài hành chính, hình sự, dân sự và kỷ luật. Theo đó, bất cứ chủ thể nào vi phạm quy định pháp luật về quản lý chất thải sẽ chịu trách nhiệm tương ứng.

Hình thức xử lý vi phạm được quy định tại Điều 127 Luật BVMT năm 2005 tuỳ theo mức độ vi phạm luật có những chế tài xử phạt từ hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể:

2.3.1. Xử phạt vi phạm hành chính

Theo Điều 4 NĐ số 179/2013 của CP thì những cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT nói chung và quản lý chất thải nói riêng thì bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền. Bên cạnh hình phạt chính, đối tượng vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng có thời hạn đối với Giấy phép quản lý CTNH; Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).

Các đối tượng này không chỉ bị áp dụng hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung mà còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả tùy thuộc vào hành động vi phạm mà đối tượng đã gây ra. Cũng theo NĐ này, thẩm quyền xử phạt thuộc về Chủ tịch UBND các cấp (Điều 50), Công an nhân dân (Điều 51), Thanh tra chuyên ngành (Điều 52). Một số chủ thể khác cũng có thẩm quyền xử phạt như trên là Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Quản lý thị trường, Thuế, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa.

Như vậy, so với trách nhiệm hình sự thì trách nhiệm hành chính được quy định chi tiết, cụ thể hơn cũng như mặc nhiên trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn. Cụ thể,

Một phần của tài liệu pháp luật về môi trường ở việt nam liên quan đến quản lý chất thải (Trang 35)