Tình hình chung

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động phát hành và niêm yết chứng khoán ra nước ngoài (Trang 44 - 46)

Trong thời gian qua, hoạt động phát hành và niêm yết chứng khoán ra nước

ngoài diễn ra khá sôi nổi, chính bởi hoạt động này mang lại cho các doanh nghiệp

cũng như nền kinh tế của quốc gia phát hành nhiều cơ hội và tiềm lực phát triển. Thế nhưng khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải là không phải ít, do đó doanh nghiệp muốn

biến kế hoạch phát hành và niêm yết chứng khoán ra nước ngoài thành hiện thực thì

luôn biết cẩn trọng và có sự xem xét kĩ lưỡng khả năng thu hút các nhà đầu tư nước

ngoài đối với chứng khoán của doanh nghiệp, cũng như các tiêu chuẩn, chuẩn mực

chung của thế giới, tình hình kinh tế, xã hội của chính quốc gia có doanh nghiệp phát

hành và quốc gia nơi mà doanh nghiệp sẽ phát hành và niêm yết.

Nếu nhìn tổng thể về tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam và thế giới, thì có vẽ đây là thời điểm rất thuận để TTCK Việt nam có thể gia nhập vào TTCK thế giới,

hay nói cách khác doanh nghiệp Việt Nam có thể đạt được những thành công nhất định

nếu ngoài sự chuẩn bị kĩ lưỡng từ chính bản thân doanh nghiệp thì cần phải có sự tác động của các điều kiện khách quan trong nước và cả ở nước ngoài.

Cụ thể, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới

(WTO); Việt Nam trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tổ chức thành công APEC

2006; Việt Nam đang được đánh giá là một địa chỉ hấp dẫn đầu tư, với vị trị địa lý

thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các nước khu vực và trên toàn thế giới, với

những kết quả đạt được đáng nể của một thị trường chứng khoán mới nổi… Việt Nam đáp ứng được tất cả những điều kiện thuận lợi cần có để có thể đạt được thành công

khi phát hành, niêm yết chứng khoán ra nước ngoài. Bên cạnh đó, nền kinh tế của Việt

nam đang trên con đường hội nhập và phát triển, Việt Nam còn được thế giới biết đến như là một trong các quốc gia có tình hình chính trị- xã hội ổn định bậc nhất thế giới, sức hút của kinh tế Việt Nam còn ở tiềm năng tăng trưởng trong tương lai với lợi thế

về nguồn nhân lực, tài nguyên dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn... những lợi thế này không phải quốc gia đang phát triển nào cũng sở hữu. Điều đó sẽ tạo ra tâm lý tin tưởng, an tâm của nhà đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế của Việt Nam nói chung

và TTCK của Việt Nam nói riêng khi quyết định đầu tư. Nếu chúng ta tiến hành ở thời

điểm này thì rất tốt, tốt cho các bên tham gia thị trường và cho nền kinh tế Việt Nam. Đó là tạo điều kiện cho các bên thêm cơ hội hội nhập.

Bên cạnh đó, với tốc độ phát triển kinh tế trong thời gian gần đây, đa phần các

doanh nghiệp Việt Nam đều phát triển ở mức cao nên các chỉ tiêu về lợi nhuận, thu

nhập trên vốn cổ phần hay về cổ tức đều rất cao so với các công ty khác trong khu vực, đồng tiền Việt Nam cũng khá ổn định trong một thời gian dài nên có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào các chứng khoán của Việt Nam. Điều này không những làm tăng tính thanh khoản và tính hấp dẫn của chứng khoán Việt Nam mà còn giúp cho các chứng khoán này đạt được mức giá khi niêm yết trên thị trường nước

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu Trang 38

Năm 2011 còn là năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm 2011-2015 và chiến lược

2011-2020 với một nhiệm kỳ lãnh đạo mới. Đó sẽ là những yếu tố tích cực cho sự phát

triển kinh tế trong đó có thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, các tồn tại, hạn chế năm 2010 đã được nhìn nhận, đánh giá và sẽ có các giải pháp khắc phục tốt hơn trong năm tới từ vấn đề tăng trưởng, xử lý lạm phát, nhập siêu các chính sách tài chính, tiền

tệ, tỷ giá...25.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán có hiệu lực từ 1/7/2011 có điểm nổi bật nhất là tạo sự linh hoạt, chủ động cho cơ quan điều hành, với

quyền quy định những vấn đề phát sinh để phát triển thị trường. Luật cũng đã quy định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chặt chẽ hơn vấn đề công bố thông tin, quản trị công ty, bắt buộc doanh nghiệp phải đưa chứng khoán vào giao dịch trên thị trường chứng khoán có tổ chức, mở ra hành

lang pháp lý cho việc triển khai các loại chứng khoán mới sẽ tạo sự minh bạch hơn cho

thị trường. Tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận gần hơn với những

chuẩn mực chung của thế giới. Đây được xem như là một bước ngoặt lớn để hoạt động

phát hành và niêm yết chứng khoán ra sàn nước ngoài của Việt Nam thành công.

Những kết quả mà TTCK Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua cũng được xem như là những tiền đề, nền tản quan trọngđể TTCK Việt Nam có những bước phát

triển xa hơn, rộng hơn trong thời gian sắp tới. Cụ thể, theo thông kê của Ủy ban chứng khoán nhà nước, năm 2008, nước ngoài rút ra khoảng 1.9 tỷ USD, năm 2009 rút ra khoảng 230 triệu USD, năm 2010: vào 900 triệu USD.

Nếu như tất cả những lợi thế mà Việt Nam có được như đã nói ở phần trên, thì tình hình chung của nền kinh tế thế giới có những tác động không kém phần quan

trọng nếu như không muốn nói là mang tính chất quyết định đối với sự thành công của

hoạt động phát hành và niêm yết chứng khoán của Việt Nam ra TTCK nước ngoài. Thật vậy, tháng 11/2010, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) chính thức thông qua

kế hoạch bơm 600 tỷ USD bằng cách mua lại trái phiếu để thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Theo kế hoạch, mỗi tháng, FED mua vào khoảng 75 tỷ USD trái phiếu kho bạc

Mỹ trong thời gian từ nay tới hết tháng 6/2011. Như vậy, nguồn tiền này chính thức được giải ngân ra thị thường từ đầu năm 2011.

Mặc khác, Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng 12/2010 của

Ngân hàng Thế giới (WB) cũng khẳng định: sau khi đạt mức tăng trưởng GDP thực 5.3% trong năm 2009, 6.5% trong năm 2010, nền kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng

khoảng 7% trong năm 2011.

Bên cạnh đó, giá nhiều cổ phiếu hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam được

đánh giá là thấp hơn giá trị sổ sách. Các doanh nghiệp niêm yết trong năm 2010 vẫn

giữ được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, triển vọng thị trường chứng khoán

phục hồi trong năm 2011. Tất cả những yếu tố trên đây hứa hẹn năm 2011 Việt Nam

sẽ là thị trường trọng tâm thu hút các nguồn vốn FII (đầu tư gián tiếp nước ngoài) lớn

trên thế giới.

Mặt khác, trong thời kỳ hậu khủng hoảng, kinh tế thế giới gặp khó khăn và

thông thường tại những thị trường mới nổi, tiềm ẩn nhiều rủi ro thì dòng vốn ngoại có

25

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu Trang 39

xu hướng co cụm và rút tiền, nhưng diễn biến năm 2010 tại Việt Nam lại tăng lên, điều đó cho thấy một tín hiệu khả quan về luồng vốn nước ngoài sẽ vào năm 2011, hay ta

có nhiều yếu tố để khẳng định, nguồn vốn gián tiếp sẽ tăng trưởng mạnh trong năm

2011. Đó là các nguồn vốn kích thích kinh tế Mỹ sẽ chuyển đến khu vực Asean khá

mạnh sẽ giúp Việt Nam thu hút được một nguồn vốn đầu tư gián tiếp lớn. Theo số liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của Viện Tài chính quốc tế công bố tháng 11 năm 2010, tổng lượng vốn tư nhân đầu tư

vào các nền kinh tế mới nổi năm 2010 ước đạt 825 tỉ USD, tăng 47% so với năm trước

đó.

Và với sự phục hồi của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, EU..., dự kiến dòng vốn này sẽ "chảy" vào các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam mạnh mẽ hơn. Đây được kỳ vọng như đòn bẩy giúp thị trường trong nước thoát khỏi tình trạng dặm

tại chỗ kéo dài trong năm 2010. Mặc dù tăng mạnh vào cuối năm nhưng tổng kết cả năm 2010, dòng vốn gián tiếp vào Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Nếu Thái Lan nhận được khoảng 2 tỉ USD thì Việt Nam chỉ nhận được 980 triệu USD. Nguyên nhân là do dòng vốn này vẫn thận trọng trước các diễn biến kinh tế, chính trị, chính sách tỷ giá...

của Việt Nam. Tuy nhiên, bước qua năm 2011, sự ổn định vĩ mô, tập trung ưu tiên

nguồn lực vào các vùng kinh tế hiệu quả... của Chính phủ sẽ tạo được niềm tin cho

giới đầu tư nên khả năng dòng vốn gián tiếp vào Việt Nam sẽ tăng mạnh26.

Tóm lại, với những lợi thế mà Việt Nam có được trong giai đoạn hiện nay, sẽ

giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tự tin hơn nữa khi tiếp cận với thị trường vốn

quốc tế và có thể đạt được những thành công nhất định khi phát hành và niêm yết

chứng khoán ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động phát hành và niêm yết chứng khoán ra nước ngoài (Trang 44 - 46)