Những tác động tiêu cực khi doanh nghiệp niêm yết chứng khoán ra nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động phát hành và niêm yết chứng khoán ra nước ngoài (Trang 36 - 39)

gian để truyền thông tin tới cộng đồng đầu tư quốc tế sẽ rất quý báu với doanh nghiệp để kịp có các động thái chuẩn bị cần thiết và hợp lý.

Tóm lại, có thể thấy các doanh nghiệp có rất nhiều lợi ích khi doanh nghiêp có

chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài như huy động nguồn

vốn, tăng uy tín và giá trị doanh nghiệp, hoàn thiện hệ thống quản lý doanh nghiêp,

minh bạch hóa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh... Tất nhiên, để đáp ứng đủ các

tiêu chuẩn niêm yết của thị trường nước ngoài mà nhất là các quốc gia phát triển cũng

không phải là đơn giản. Doanh nghiệp Việt Nam cần phải nổ lực nhiều hơn nữa thì mới có thể biến như cơ hội thành hiện thực được.

1.3.2.5 Những tác động tiêu cực khi doanh nghiệp niêm yết chứng khoán ra nước ngoài ngoài

Niêm yết trên sàn GDCK nước ngoài là vấn đề không hề mới, bởi lẽ nó đã được

đề cập tới từ năm 2006, với sự kiện Cavico – Công ty đầu tiên niêm yết trên TTCK Mỹ thông qua hoạt động sáp nhập ngược (5.2006), rồi ATIP (Công ty dầu khí ATIP

thuộc nhóm công ty Kỹ Nghệ Mỹ Việt), ATIP niêm yết trên sàn chứng khoán NYSE - Euronext tại Pháp (7.2006), 3 quỹ đầu tư của Vina Capital đã tham gia giao dịch tại thị trường đầu tư lựa chọn của TTCK London (LSE) - AIM trong năm 2006. Tiếp theo

những sự kiện đó, doanh nghiệp Việt Nam không ngừng nhận được những lời mời

chào từ phía các trung tâm GDCK của Malaysia, Singapore, Hồng Kông với rất nhiều

ưu đãi và thuận lợi, cơ hội để TTCK Việt Nam hội nhập với TTCK khu vực là quá rõ

ràng, nhưng cho đến nay kết quả mà doanh nghiệp Việt Nam đạt được từ chính những cơ hội đó là không đáng kể. Và nguyên nhân chính là do doanh nghiệp Việt Nam vẫn

còn cân nhắc kĩ lưỡng giữa những gì doanh nghiệp sẽ được và sẽ mất, cũng như với

khả năng của doanh nghiệp Việt Nam thì sẽ gặp những bất lợi gì khi niêm yết chứng khoán ra nước ngoài

Thứ nhất, nhìn chung khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam với các doanh

nghiệp khác niêm yết trên cùng sàn GDCK nước ngoài còn yết kém.Trong khi đó, khi

doanh nghiệp chấp nhận niêm yết trên sàn nước ngoài thì đồng nghĩa với việc doanh

nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh. Điều này sẽ mang đến tác động hai mặt, giống như đã nêu ở phần trên là cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện khả năng

quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp hơn, thế nhưng nó sẽ là tác động tiêu cực, dẫn đến bị đào thải nếu như các doanh nghiệp không kịp thích ứng và hoàn thiện mình, vì

TTCK nước ngoài sẽ là thị trường có những cạnh tranh gay gắt hơn rất nhiều so với TTCK trong nước.

TTCK Việt Nam là một thị trường chứng khoán mới nổi, chỉ mới đi vào hoạt

động được hơn 10 năm, so với các quốc gia khác, TTCK Việt Nam còn quá non trẻ. Chính vì thế mà hoạt động niêm yết chứng khoán ra nước ngoài tỏ ra còn khá mới mẽ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp phải bước từng bước chậm rãi

và đầy khó khăn để có thểđem chứng khoán của doanh nghiệp mình niêm yết trên sàn

GDCK nước ngoài. Và khi đã đạt được những thành công nhất định, chứng khoán của doanh nghiệp đã được phép niêm yết trên sàn nước ngoài thì hoạt động huy động vốn từcác nhà đầu tư nước ngoài là điều không hề dễ dàng. Bởi lẽ, ngoài Việt Nam, có rất nhiều doanh nghiệp của các quốc gia khác tham gia niêm yết. Đó là các doanh nghiệp

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu Trang 30 kinh doanh hiệu quả, kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, sự minh bạch, công khai trong hoạt động sản xuất kinh doanh cao hơn các doanh nghiệp Việt Nam, thêm vào đó

họđa phần các doanh nghiệp nhiều kinh nghiệm, với nhiều năm niêm yết chứng khoán

để tiếp cận thu hút nguồn vốn nước ngoài. Trong khi đây lại là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư cân nhắc khi đi đến quyết định có đầu tư vốn của mình vào doanh nghiệp đó hay không, chỉ có sự minh bạch mới tạo ra tâm lý tin tưởng, an tâm từ các

nhà đầu tư nước ngoài nhưng đây là những vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam tỏ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ra còn yếu kém. Vấn đề này tồn tại ngay chính khảnăng quản trị từ các doanh nghiệp Việt Nam đó là tính liêm chính của Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, kiểm soát nội bộ,

năng lực quản trị... còn kém, thiếu tính minh bạch, công khai trong hoạt động quản lý. Ví dụ, như theo pháp luật Singapore quy định rất chặt chẽ về quản trị doanh nghiệp nhất là những người có lợi ích liên quan. Khi niêm yết trên sàn Singapore phải đáp ứng có ít nhất 1/3 thành viên Hội đồng quản trị là độc lập, Hội đồng quản trị không

được tham gia quyết định mức thù lao của chính mình, trong khi các doanh nghiệp Việt nam khó đáp ứng được yêu cầu này. Ngoài ra, hoàn thành sớm các báo cáo tài chính định kì cũng là một trong các vấn đề mà doanh nghiệp trong nước khó đáp ứng.

Và để các nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận những khuyết điểm trên là điều không dễ dàng. Trong khi đó, các tiêu chuẩn về báo cáo tài chính cũng như những quy định về

công bố thông tin, về mô hình quản trị công ty là khá khắc nghiệt đối với thực tế hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam để doanh nghiệp được phép niêm yết ở nước ngoài. Cụ thể, khi doanh nghiệp Việt Nam muốn niêm yết trên TTCK Singapore, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về vốn và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất

kinh doanh như quy định phải có lợi nhuận trước thuế tích luỹ ít nhất 7.5 triệu USD

trong 3 năm tài chính gần nhất và kèm theo hàng loạt các quy định về quản trị

khác…18.

Chính vì thế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp là không cao khi đem chứng

khoán của doanh nghiệp mình niêm yết trên sàn GDCK nước ngoài. Và nếu không thật sự có đầy đủ năng lực thì đây được xem là hành động doanh nghiệp đào mồ để chôn chính mình.

Thứ hai, Chi phí niêm yết ra nước ngoài là khá tốn kém đối với các doanh nghiệp trong nước. Đây là vấn đề được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm và cân nhắc rất

nhiều khi có ý định niêm yết trên sàn chứng khoán nước ngoài. Theo bà Jane Zhu,

Trưởng ban châu Á - Thái Bình Dương, Sở Giao dịch Chứng khoán London (Anh),

cho biết là khoảng 30.000 USD/năm phí niêm yết. Tính ra chỉ khoảng 500 triệu đồng

Việt Nam, một mức mà nhiều doanh nghiệp trong nước có thể chịu được. Nhưng đó

chỉ là một phần nhỏ trong nhiều chi phí khác phải chuẩn bị. Vì thế, có rất nhiều doanh

nghiệp phải cân nhắc rất kĩ giữa những cái được và mất trước khi đưa ra quyết định

niêm yết trên sàn chứng khoán nước ngoài.

Thứ ba, doanh nghiệp tham gia niêm yết trên TTCK quốc tế - nhất là một số doanh

nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực còn nhiều sự bảo trợ của Nhà nước như dệt - may,

nông - thuỷ hải sản, năng lượng... phải chấp nhận mất đi những ưu đãi về thuế quan

hay phải đáp ứng những yêu cầu về sở hữu trí tuệ, các trách nhiệm pháp lý về sản

18

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu Trang 31 phẩm và hợp đồng bảo hiểm, hiệu quả giải ngân và chi trả các khoản nợ, phải có tổ

chức bảo trợ (Ví dụ như TTCK Hồng Kông)...

Thứ tư, Chịu nhiều nghĩa vụ công bố thông tin và các ràng buộc khác: khi niêm yết

chứng khoán, doanh nghiệp ra nước ngoài doanh nghiệp phải công bố ra bên ngoài các

thông tin như số lượng chứng khoán do các nhân vật chủ chốt nắm giữ; thông tin về

tình hình tài chính, doanh thu, chi phí, định hướng, chiến lược phát triển... điều này đòi hỏi nguồn lực về tài chính và con người. Mặt khác, chính việc công bố này đôi khi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cũng bất lợi cho doanh nghiệp, khi đối thủ cạnh tranh nắm được thông tin, mà nhất là

các đối thủ cạnh tranh lại là các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ năm, đó là sự khác nhau về chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt

Nam, mặc dù trong thời kì hội nhập như hiện nay, những chuẩn mực kế toán Việt Nam

(VAS) cũng xây dựng dựa trên hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Khác biệt lớn nhất là theo IAS thì giá trị tài sản được ghi nhận theo giá thị trường, còn theo VAS giá trị tài sản lại được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc; do đó, các doanh

nghiệp Việt Nam - đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh - thường được định giá

thấp hơn giá thị trường khi tiến hành cổ phần hóa liên quan đến vấn đề sở hữu và phạm vi quyền sử dụngđất tập thể, đất của Nhà nước...

Và quy định này tỏra không đồng nhất với những nội dung tương tự trong biểu cam kết dịch vụ vì danh từcông ty đại chúng trong văn bản dùng để gọi chung cho các doanh nghiệp đạt được tỉ lệ vốn hóa và tỉ lệlưu hành vốn nhất định trên thịtrường chứ

không hàm chứa những thuộc tính mang tính chất chuyên nghành của Luật Chứng khoán Việt Nam. Và quy định về việc phải đảm bảo tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp khi niêm yết ở sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài là một rào cản đáng kể.Trong khi phần lớn các doanh nghiệp có ý định muốn niêm yết cổ

phiếu ở nước ngoài đều là những doanh nghiệp đang niêm yết trong nước và đã khẳng

định vị thế của mình đồng thời có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài khá cao, nhiều trường hợp thậm chí đã chiếm hết tỉ lệđược phép. Do đó, vấn đềở đây là không

còn hoặc không đủ số cổ phiếu cần thiết đáp ứng điều kiện mà các SGDCK nước

ngoài đưa ra.

Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư nước ngoài và các chuyên gia, với quy mô doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ hơn với mức bình quân trong khu vực và trên thế

giới, việc giới hạn phổ biến như vậy sẽảnh hưởng tới khảnăng quản lý danh mục đầu

tư của nhà đầu tư nước ngoài19.

Thứ sáu, đây được xem là một trong những quan trọng những vấn đề lớn, khó giải quyết mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải, đó là các rào cản về pháp lý khi doanh

nghiệp thực hiện niêm yết trên TTCK nước ngoài. Việt Nam chưa có khung pháp lý

hoàn chỉnh và chưa đủ các văn bản hướng dẫn chi tiết nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế. Đó là chưa kể đến những hạn chế khi doanh nghiệp phải làm quen và tuân thủ luật pháp của nước sở tại, pháp luật có nhiều điểm khác biệt với pháp luật Việt Nam, các điều kiện và yêu cầu về mặt thủ tục của các Sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài khá cao. Nhiều sàn giao dịch chứng

19

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế Giới, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Hội nghị thường niên nhóm tư vấn các nhà tài trợ năm 2008, Hà nội, năm 2008.

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu Trang 32

khoán nước ngoài tuy đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước trong việc hướng dẫn chi tiết niêm yết chứng khoán trên sàn của quốc gia hợp tác

nhưng lộ trình triển khai các công việc để cụ thể hoá những thỏa thuận đó lại diễn ra khá chậm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn về các loại giấy phép, chính sách kiểm soát ngoại hối - chuyển ngoại tệ ra vào khi phát hành cổ phần hoặc chi trả cổ tức, quy định về tỉ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài đối với từng lĩnh

vực cụ thể. Ta có thể lấy ví dụ, hiện có một số doanh nghiêp Việt Nam đáp ứng được

các yêu cầu để niêm yết trên TTCK như FPT, KDC, VNM, STB... thì lại vướng quy

định về tỉ lệ của nhà đầu tư nước ngoài, do đây là những cổ phần được các nhà đầu tư nước ngoài ưa thích nên gần như đã hết chỗ - muốn đưa cổ phiếu niêm yết ra nước ngoài (tối thiểu 20% số cổ phần - theo quy định của Singapore) cũng rất khó, đòi hỏi phải có những điều chỉnh lớn20.

Cuối cùng là doanh nghiệp là nên cho niêm yết toàn bộ hay từng phần, nếu

niêm yết song song (niêm yết tại cả hai TTCK Việt Nam và TTCK nước ngoài) thì phải có giải pháp cho vấn đề liên kết giữa hai thị trường để bảo đảm sự thống nhất về giá và các điều kiện giao dịch khác, để có thể đảm bảo sự công bằng giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Những khó khăn về tỷ giá, lãi suất và các quy định về thuế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thu nhập cũng là mối lo cần được giải quyết của doanh nghiệp khi muốn thực hiện

hoạt động niêm yết chứng khoán ra nước ngoài.

Sự thành công của việc niêm yết chứng khoán phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: điều kiện chung của nền kinh tế, luật pháp, chính sách... đặc biệt là trạng thái

hay xu hướng của TTCK. Khi TTCK đang lên, việc niêm yết rất thuận lợi và giá chứng khoán tăng cao. Ngược lại, trong trường hợp thị trường đang đi xuống, việc niêm yết sẽ gặp những khó khăn nhất định và khả năng doanh nghiệp huy động được vốn qua kênh này trở nên rất khó khăn. Đôi khi, chính doanh nghiệp chủ động tạm dừng niêm yết để chờ tín hiệu tích cực từ thị trường, thậm chí một số doanh nghiệp đã

được cấp phép niêm yết còn chần chừchưa muốn lên sàn.

Có thể thấy, khi so sánh giữa ý muốn được niêm yết tại thị trường chứng khoán

nước ngoài và khả năng thực hiện, cũng như số lượng doanh nghiệp hiện đang niêm yết trên sàn giao dịch nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn là một khoảng

cách khá xa. Và khoảng cách này chỉ có thể được rút lại khi có sự nổ lực, mà nỗ lực đầu tiên phải từ cơ quan quản lý nhà nước, và sau đó là sự nỗ lực hết mình từ các

doanh nghiệp Việt Nam trong việc chuẩn hóa các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng các yêu

cầu theo pháp luật trong nước cũng như pháp luật nước ngoài, xóa bỏ, vượt qua những

rào cản mà doanh nghiệp gặp phải. Có như thế thì hoạt động phát hành và niêm yết

chứng khoán ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam sẽ phổ biến hơn, tạo điều kiện

cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng hội nhập và phát

triển cùng với TTCK thế giới.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động phát hành và niêm yết chứng khoán ra nước ngoài (Trang 36 - 39)