Ra đời và đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000, thị trường chứng khoán Việt Nam đã từng bước phát triển và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên,
quy mô của TTCK Việt Nam vẫn còn quá nhỏ bé, chưa đáp ứng được các yêu cầu của
sự phát triển chung của TTCK thế giới. Gần đây, Ủy ban Chứng khoán đã có những bước chuẩn bị về pháp lý, kỹ thuật và cả về tài chính để đưa chứng khoán Việt Nam ra
niêm yết trên các TTCK nước ngoài. Bởi lẽ, bên cạnh những lợi ích cơ bản mà doanh
nghiệp sẽ đạt được khi niêm yết chứng khoán như trên thì hoạt động này sẽ mang lại
rất nhiều lợi ích đặc thù mà đặc biệt là cho sự phát triển của TTCK Việt Nam trong
việc phát triển và hội nhập với TTCK thế giới.
Bên cạnh đó, Việt Nam là một vùng trũng về vốn của khu vực và thế giới, chúng ta đang rất cần vốn và giá vốn trong nước hiện nay cũng cao hơn nhiều so với
mặt bằng chung của khu vực. Như vậy việc huy động được vốn tài chính từ nước
ngoài về Việt Nam giúp ích rất nhiều cho bản thân doanh nghiệp và cho sự phát triển
chung của kinh tế đất nước. Trong khi đó, NYSE – sở giao dịch chứng khoán lớn nhất
thế giới với 2.764 công ty hàng đầu niêm yết theo những tiêu chuẩn khá nghiêm ngặt,
là AMEX – một trung tâm GDCK rất uy tín và là thị trường phái sinh lớn thứ 2 thế
giới. So với tổng giá trị thị trường của sàn NYSE thì con số vốn hóa của toàn TTCK Việt Nam chỉ là hạt muối bỏ biển. Trong một ngày bình thường, có khoảng 1.46 tỷ cổ
phiếu trị giá 46.1 tỷ USD được giao dịch tại NYSE. Với tiềm lực vốn mạnh và tính thanh khoản được đảm bảo, những doanh nghiệp niêm yết trên các sàn quốc tế như
NYSE có thể dễ dàng huy động được vốn một cách có lợi nhất từcác nhà đầu tư quốc
tế nhằm tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sẽ được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, tiếp cận được với các thị trường
vốn quốc tế, nhờ đó có thể sử dụng các phương thức huy động vốn như phát hành
thêm cổ phiếu, phát hành trái phiếu để thu hút vốn, đó là một trong những thuận lợi mà ta có thể tận dụng được khi niêm yết trên sàn giao dịch nước ngoài.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu Trang 27 Một lợi ích khác khi niêm yết sàn “ngoại” là có thể cải thiện giá trị ròng công ty. Giá trị của các công ty niêm yết trên sàn quốc tế thường cao hơn so với các công ty
cùng quy mô, cùng lĩnh vực nhưng niêm yết trên các sàn trong nước. Điển hình là khi
doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên sàn Mỹ thì giá trị của doanh nghiệp Việt Nam tăng lên rõ rệt, và nguyên nhân của hiện tượng này được lý giải như sau: Giá trị của
một doanh nghiệp phụ thuộc vào hai yếu tố: khả năng sinh lợi và chi phí vốn16. Doanh nghiệp niêm yết trên thị trường Mỹ có giá trị cao hơn có thể do khả năng sinh lợi tăng,
hoặc chi phí vốn giảm, hoặc đồng thời cả hai. Việc tăng khả năng khả năng sinh lời là có thể hiểu được do việc niêm yết trên thị trường chứng khoán lớn như Hoa Kỳ sẽ giúp tăng uy tín, mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao khả năng tăng trưởng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này cho thấy việc niêm yết
trên thị trường chứng khoán Mỹ còn có tác dụng giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp.
Ví dụ là China Finance Online (Mã chứng khoán: JRJC) khởi đầu với khoảng 35 triệu
USD, sau lần IPO trên sàn NASDAQ (tháng 10/2004) đã thu được 80 triệu USD và
đến nay giá trị doanh nghiệp của JRJC đã lên đến 750 triệu USD 17.
Hơn nữa, con đường niêm yết tại sàn nước ngoài sẽ góp phần quan trọng để cải
thiện uy tín và thương hiệu của công ty, tăng cường quảng bá hình ảnh công ty và nhãn hiệu sản phẩm trong cũng như ngoài nước, nhất là có ảnh hưởng rất lớn khi mà Việt
Nam tham gia AFTA và WTO. Khi chứng khoán của công ty được niêm yết trên các
sàn quốc tế, uy tín và thương hiệu của công ty trên thị trường sẽ được nâng lên một
tầm mới. Bởi lẽ, để được phép niêm yết trên sàn nước ngoài doanh nghiệp phải đáp
ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật nước ngoài chứ không chỉ là đơn thuần là đáp ứng các quy định pháp luật trong nước
khi niêm yết trong nước. Khi đó, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như
các sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được sự lưu ý của nhiều nhà đầu tư trong cũng như
ngoài nước. Điều này mang đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều
khách hàng lớn và nhà cung cấp mạnh khắp thế giới, doanh nghiệp có cơ hội dể mở
rộng thị trường. Từ đó, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng cải thiện và
phát triển, doanh nghiệp ngày một chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp mình.
Một khía cạnh nữa là khi niêm yết ở nước ngoài, công ty sẽ dễ dàng thực hiện
việc mua bán – sáp nhập công ty khác. Với lợi thế là cổ phiếu được niêm yết trên các thị trường lớn như Mỹ, Anh… công ty có khả năng thực hiện các vụ mua bán, sáp
nhập các doanh nghiệp khác hay các đối thủ một cách dễ dàng hơn, tạo điều kiện mở
rộng doanh nghiệp.
Niêm yết trên sàn nước ngoài sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, mở rộng
mạng lưới cổ đông, cổ đông của doanh nghiệp lúc này không chỉ là các nhà đầu tư trong nước mà còn được mở rộng ra cả các nhà đầu tư nước ngoài. Khi đó, giá trị cổ
16
Một số lợi ích đối với các công ty nước ngoài khi niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ, Trần Đức
Nam, www.sdcc.vn/template/3046_1.doc
17
Sàn ngoại “Tại sao không”, Thanh Thủy, Nguyễn Ni, Tạp chí Thị Trường Chứng Khoán tháng 8 năm
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu Trang 28 phiếu của doanh nghiệp sẽ được tăng lên, giúp doanh nghiệp phân tán rủi ro cho chính bản thân doanh nghiệp cũng như giảm đi ghánh nặng về mặt kinh tế của Việt Nam.
Hơn nữa, niêm yết trên các thị trường nước ngoài, nhất là các quốc gia phát
triển như Anh, Mỹ… sẽ tạo ra các cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam hoàn thiện bộ
máy hoạt động, cơ cấu, cũng như các công tác quản trị đều hành doanh nghiệp mình
ngày càng trở nên phù hợp hơn với các chuẩn mực chung của thế giới từ việc học hỏi
kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp nước ngoài. Từ đó áp dụng cho chính doanh
nghiệp mình để doanh nghiệp ngày càng kinh doanh có hiệu quả hơn. Vì những vấn đề
này là những vấn đề còn khá mới mẽ với các doanh nghiệp Việt Nam, mà chắc có lẽ
chỉ có sự tiếp xúc thực tế thì các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể học hỏi được.
Mặc khác, niêm yết ở thị trường nước ngoài cũng giúp doanh nghiệp nâng cao tính
minh bạch hoá trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp áp dụng được các chuẩn
mực quản trị tiên tiến trên thế giới, minh bạch hơn theo chuẩn quốc tế. Vì đây được
xem là những yêu cầu tiên quyết mà doanh nghiệp phải kiện toàn nếu như muốn hòa nhập ngày càng sâu rộng vào TTCK trong khu vực và trên toàn thế giới. Từ đó, cơ
quan quản lý nhà nước có cơ hội để tiếp cận kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên thế
giới, học hỏi có chọn lọc cách quản lý, điều hành của nước ngoài, sau đó áp dụng tại
Việt Nam để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Mặc khác, các nhà đầu tư trong nước
cũng có điều kiện để hội nhập thông qua việc tiếp cận các thông tin đánh giá, phân tích
của giới đầu tư nước ngoài về doanh nghiệp đó. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được
tiếp cận với những công nghệ mới từ TTCK quốc tế, những phần mềm trích lọc nguồn
dữ liệu, phân tích định giá chứng khoán chuyên nghiệp từ những công ty khác. Đưa hệ
thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam tiến gần hơn với các chuẩn mực của kế toán
quốc tế, bởi vì những quy định kế toán Việt Nam không theo thông lệ quốc tế, còn nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện hơn nữa.
Khi một doanh nghiệp niêm yết chứng khoán trên sàn nước ngoài, nếu đứng dưới
góc độ là nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước, doanh nghiệp niêm yết ra nước ngoài có tác dụng giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Nguyên nhân của nhận định trên là do nếu doanh nghiệp muốn được niêm yết trên sàn
“ngoại”, doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về công bố thông tin và đối với các
quốc gia phát triền như Anh, Mỹ… thì những yêu cầu này chặt chẽ và khắt khe. Các quy định chặt chẽ và chi tiết về báo cáo tài chính và công bố thông tin giúp các nhà
đầu tư nói chung giảm thiểu đáng kể rủi ro do thông tin không cân xứng, qua đó giảm
chi phí vốn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp của các nước phát triển
đặc biệt chú trọng đến việc bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, thêm vào đó là các quy định về sự giám sát của công chúng đầu tư, các phương tiện thông tin đại chúng. Điều
này góp phần tạo sự bình đẳng, giảm mâu thuẫn lợi ích giữa các nhà đầu tư nhỏ và các
nhà đầu tư lớn. Do đó các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ gặp ít rủi ro hơn.
Khoảng cách địa lý xa giữa nhà đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tiến bộ công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet, đã làm hiện đại hóa
thế giới kinh doanh rất nhiều, nhưng khoảng cách địa lý vẫn có ý nghĩa của nó. Các nhà đầu tư nước ngoài không dễ gì tiếp cận sản phẩm, dịch vụ, hay hoạt động vận hành
hàng ngày của doanh nghiệp tại Việt Nam. Do vậy, thông tin về doanh nghiệp hầu như
chỉ được biết tới qua nguồn tin do chính doanh nghiệp cung cấp và đã được thẩm định.
GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu Trang 29