doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc, mà cụ thể
là những vướng mắc về quy định của pháp luật trong nước, cũng như những tiêu chuẩn
nghiêm ngặt của pháp luật nước ngoài. Thế nhưng, với những nổ lực hết mình để vượt
qua những khó khăn, để có thể đạt được những kết quả nhất định đó là chứng khoán
của các doanh nghiệp Việt nam hiện nay đã có mặt trên một số SGDCK nước ngoài
như Mỹ, SGX, Hông Kong, Hàn Quốc…. Mặc dù, số doanh nghiệp cố gắng hoàn thiện
tới những bước cuối cùng, đem chứng khoán của các doanh nghiệp của mình lên sàn
GDCK nước ngoài là không nhiều, thế nhưng đó cũng là những kết quả đáng khích lệ đối với các doanh nghiệp đã, đang và sẽ có ý định niêm yết chứng khoán của doanh
nghiệp lên sàn nước ngoài. Để từ đó, có thể biến những kế hoạch, những định hướng,
mục tiêu và những tuyên bố niêm yết chứng khoán ra nước ngoài của doanh nghiệp
biến thành hiện thực và ngày có nhiều doanh nghiệp Việt Nam niêm yết chứng khoán ra nước ngoài. Muốn có được kết quả như thế, bên cạnh sự nổ lực hết mình từ các
doanh nghiệp, doanh nghiệp còn cần sự ủng hộ, quan tâm của các cơ quan quản lý nhà
nước cũng như các các chính sách khuyến khích, mở cửa của các cơ quan quản lý
chứng khoán nước ngoài.
2.3 Những hạn chế khi doanh nghiệp phát hành và niêm yết chứng khoán ra nước ngoài ngoài
2.3 Những hạn chế khi doanh nghiệp phát hành và niêm yết chứng khoán ra nước ngoài ngoài
khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động huy động vốn đầu tư nước
ngoài. Vì đa phần các doanh nghiệp có ý định phát hành chứng khoán ra nước ngoài
nhằm huy động thêm vốn đầu tư nước ngoài thường là những doanh nghiệp đã có những uy tín nhất định ở TTCK trong nước và doanh nghiệp đã đủ tỉ lệ tham gia vốn
góp của nhà đầu tư nước ngoài, nhưng nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp này
nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này là có thật. Do đó, quy định này nếu nhìn ở một góc độ nhất định thì sẽ là quy định kiềm hãm sự phát
triển của các doanh nghiệp trong nước.
Bên cạnh đó, theo ông Trần Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Cavico Corp, đại
diện doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt Nam hiện đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Nasdaq cho rằng chính bởi quy định này mà Cavico phải lấy pháp nhân nước ngoài để niêm yết tại Mỹ, mặc dù công ty vẫn là của người Việt Nam và huy động vốn về đầu tư kinh doanh trong nước, cũng theo ông Trần Mạnh Hùng thì
Cavico sở hữu 70% công ty con là công ty đại chúng trong nước lập tức lại vi phạm
luật Việt Nam. Để các công ty con huy động vốn trong nước thì công ty mẹ sẽ phải hạ
sở hữu xuống dưới 49%. Làm việc này, lại vướng ngay hai qui định chuẩn kế toán của
Mỹ là FIN 46R, SFAS167, nghĩa là luật bắt buộc phải báo cáo hợp nhất các công ty
con sở hữu dưới 50%. Khi báo cáo hợp nhất, trong trường hợp các công ty con của
mình lỗ thì không sao. Còn công ty con mà lãi thì họ sẽ phải xem xét rất kỹ nhằm tránh trường hợp mình làm đẹp sổ sách. Động tác này rất phức tạp, mình sẽ phải giải
trình rất nhiều. và theo ông, giải pháp cho trường hợp này là chính phủ chỉ cần mở
room sở hữu nước ngoài ra thêm 2% lên 51% thì câu chuyện hoàn toàn khác và doanh