Những lư uý dành cho doanh nghiệpViệt Nam khi phát hành và niêm yết

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động phát hành và niêm yết chứng khoán ra nước ngoài (Trang 39 - 44)

chứng khoán ra TTCK nước ngoài

20

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu Trang 33

Phát hành và niêm yết chứng khoán ra TTCK nước ngoài mang lại rất nhiều lợi

ích cho doanh nghiệp nhưng những rào cản, những khó khăn mà doanh nghiệp gặp

phải trong quá trình thực hiện cũng là không ít. Vì thế, đòi hỏi doanh nghiệp phải thật

sự thận trọng, và có sự chuẩn bị thật sẵn sàng, chu đáo trước khi quyết định thực hiện

kế hoạch của mình. Bên cạnh đó, khi thực hiện việc huy động vốn, tham gia niêm yết

trên thị trường chứng khoán trong hay ngoài nước thì doanh nghiệp cần phải nhận thức

rõ mục đích chính của mình là gì; ví dụ như để cấu trúc lại tài chính, để huy động vốn, để tạo tính thanh khoản hay mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao vị thế của doanh

nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ lựa chọn được sàn giao dịch phù hợp nhất để tham gia

niêm yết. Niêm yết ở sàn giao dịch phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và chiến lược

phát triển của doanh nghiệp, cũng như sự hiểu biết của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp

về tâm lý và xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng trên những sàn giao dịch

chứng khoán này. Chẳng hạn như Sở Giao dịch chứng khoán London là trung tâm tài chính lớn trên thế giới nên nếu các doanh nghiệp tham gia niêm yết trên sàn giao dịch

chứng khoán London, sẽ tạo dựng được một hình ảnh doanh nghiệp rất tốt cùng khả năng huy động vốncao. Tương tự, Sở giao dịch chứng khoán Hôngkong cũng là trung tâm tài chính lớn trên thế giới và khu vực, việc tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư nước

ngoài sẽ rất thuận lợi với chi phí thấp. Bên cạnh đó, TTCK Singapore là TTCK tiềm

năng đang nổi lên như một trung tâm tài chính của khu vực cũng có thể tạo điều kiện

thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia niêm yết huy động vốn một cách rất thuận

lợi. Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao có thể hướng tới các

thị trường như Nasdas của Mỹ21. Việc tiếp theo là các doanh nghiệp nên tìm hiểu một

cách chính xác và rõ ràng các quy định pháp luật để được phép phát hành và niêm nết

chứng khoán trên thị trường đó và phải nhận thức được rằng các tiêu chuẩn đó khắc

nghiệt hơn so với phát luật Việt Nam rất nhiều. Đặc biệt là những yêu cầu liên quan

đến báo cáo tài chính, quản trị doanh nghiệp, thuế và quan hệ với nhà đầu tư...để từ đó

doanh nghiệp có sự chuẩn bị hợp lý để có thể đạt được mục đích của mình.

Yêu cầu về báo cáo tài chính

Hầu hết tất cả các sàn giao dịch chứng khoán ở các nước đều yêu cầu các công ty

phải công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán và được soạn lập theo các Chuẩn

Mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) của 3 năm tài chính trước khi niêm yết.

Nhưng vấn đề khó khăn hiện nay là đa số các doanh nghiệp Việt Nam không

soạn lập báo cáo tài chính theo IFRS, cho dù các doanh nghiệp có cố gắng hết sức để

có thể đáp ứng các chuẩn mực báo cáo tài chính đi nữa, thì không phải lúc nào nó cũng

có thể hoàn toàn đúng và được chấp nhận. Lý do của vấn đề này là để tuân thủ đầy đủ

theo IFRS là điều không dễ chút nào. Bởi lẽ các công ty Việt Nam cần có khả năng

duy trì một hệ thống có thể lưu trữ và cung cấp được các thông tin cần thiết, bao gồm

các dữ liệu quá khứ và tương lai, theo một phương thức giúp cho việc soạn lập được

báo cáo tài chính theo IFRS. Các công ty cần lập một kế hoạch chi tiết vì để thực hiện được việc này công ty phải bỏ ra một chi phí đáng kể và quá trình thực hiện sẽ cần

phải có sự liên kết của rất nhiều bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh doanh của

công ty. Quá trình chuẩn bị cho việc soạn lập các báo cáo tài chính theo IFRS là một

21Tham khảo Song Thu, Niêm yết chứng khoán ởnước ngoài, còn thiếu hướng dẫn, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu Trang 34

công việc khá nặng nề. Các công ty vừa và nhỏ của Việt Nam có thể mất ít nhất là 2

năm để hoàn thành quá trình chuẩn bị này. Các công ty lớn có cơ cấu kinh doanh và

mô hình phức tạp có thể mất từ 3 năm trở lên để chuyển đổi qua hệ thống báo cáo theo

IFRS. Do vậy, ban lãnh đạo công ty cần phải dự trù quỹ thời gian hợp lý và nguồn

nhân lực giỏi để thực hiện việc chuyển đổi này. Đối với các tổ chức tài chính thì việc

chuyển đổi sang báo cáo theo IFRS đặc biệt khó khăn hơn vì các tổ chức này có mạng lưới hoạt động rất rộng và sản phẩm của họ cũng rất đa dạng22.

Nếu doanh nghiệp chỉ công khai các báo cáo tài chính của 3 năm tài chính trước

khi niêm yết là chưa đủ, các công ty muốn niêm yết ở nước ngoài cũng sẽ phải tuân

thủ nghiêm chỉnh các quy định chi tiết về báo cáo thông tin tài chính hiện hành và các yêu cầu về báo cáo khác. Bên cạnh đó, những sự kiện quan trọng của công ty phải được công cố một cách chi tiết và kịp thời, ví dụ như những thay đổi trong cơ cấu quản

lý của công ty, các vấn đề về pháp lý cũng như các vấn đề liên quan đến môi trường…muốn thực hiện được tất cả những vấn đề trên, đòi hỏi doanh nghiệp phải có

những nổ lực thật sự, đầu tư từ thời gian đến tiền bạc.

Đơn cử là vinamilk, để nhận được giấy phép niêm yết từ SGX, Vinamilk phải

tuân thủ quy trình rất chặt chẽ. Trước tiên là chọn đơn vị tư vấn niêm yết, thị trường

niêm yết mục tiêu; chọn các đơn vị tư vấn luật và đơn vị kiểm toán; chuẩn bị các báo

cáo tài chính theo yêu cầu của SGX; soạn thảo bản cáo bạch và chuẩn bị các tài liệu

theo yêu cầu; đơn vị tư vấn luật rà soát lại toàn bộ hoạt động của Vinamilk trên mọi

khía cạnh để bảo đảm hoạt động của Vinamilk tuân thủ pháp luật; thảo luận với SGX

về yêu cầu Vinamilk phải tuân thủ sau khi niêm yết và hướng giải quyết những vấn đề

có thể phát sinh do sự khác biệt giữa quy định tại Việt Nam và Singapore; hoàn tất hồ

sơ và gửi tới SGX…

Khó khăn và phức tạp thì rất nhiều nhưng nếu doanh nghiệp có quyết tâm và thật

sự muốn niêm yết và phát hành chứng khoán ra nước ngoài và muốn đạt được những

nguồn lợi mà nó đem lại thì những vấn đề trên không phải là không làm được.

Quản trị doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp phát hành và niêm yết ở nước ngoài, việc quản trị

doanh nghiệp tốt cũng có tầm quan trọng không kém. Vì nếu có quản trị doanh nghiệp

tốt, tạo tính công khai, minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp, thì doanh nghiệp mới có thể tạo ra tâm lý tin tưởng từ các nhà đầu tư, để từ đó các nhà đầu tư nước ngoài có thể yên tâm đầu tư. Hơn nữa, các tiêu chuẩn về quản trị

doanh nghiệp tạo ra tính minh bạch, công khai trong hoạt động sản xuất kinh doanh là

một trong những yếu tố quyết định trong việc doanh nghiệp Việt Nam có thể hay

không thể phát hành và niêm yết chứng khoán ra nước ngoài. Các vấn đề liên quan đến

quyền hạn hội đồng quản trị, mối quan hệ giữa các cổ đông, hội đồng quản trị và ban

điều hành, quyền và sự đối xử công bằng giữa các cổ đông, giám đốc độc lập, trình bày về giao dịch với các bên liên quan, tính hiệu quả của hội đồng kiểm toán được coi

là những lĩnh vực mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực để thực hiện theo

đúng các yêu cầu đối với các công ty niêm yết ở nước ngoài. Những công ty này cũng

22

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu Trang 35 cần phải có các hệ thống và thủ tục kiểm soát nội bộ tốt, hoạt động một cách hiệu quả để có thể ngăn chặn được gian lận và sai sót.

Các quy định thuế quốc tế

Các công ty muốn niêm yết ở nước ngoài cần lưu ý về vấn đề hoạch định thuế,

hoạch định chi tiết, rõ ràng.Đừng để những rủi ro về thuế có thể làm sụt giảm sức hấp

dẫn của cổ phiếu các công ty Việt Nam và có thể có ảnh hưởng bất lợi đến việc niêm yết ở nước ngoài của các công ty này. Các công ty cần xem xét những vấn đề trên một

cách kỹ lưỡng trước khi niêm yết ở nước ngoài.

Quan hệ với nhà đầu tư

Sau khi hoàn tất việc niêm yết ở nước ngoài, các công ty Việt Nam sẽ phải tiếp

xúc các công việc cụ thể, đặc biệt là với các nhà đầu tư quốc tế. Các doanh nghiệp cần

ra sức trong việc hỗ trợ để các nhà đầu tư nước ngoài theo dõi kịp thời những hoạt động của doanh nghiệp. Và giải pháp tối ưu trong trường hợp này là mỗi doanh nghiệp

cần có một trang web sử dụng dễ dàng, được cập nhật liên tục, kịp thời và có đầy đủ

tất cả thông tin về công ty. Các báo cáo tài chính trước đây và hiện hành, lịch sử của

công ty, thông tin trên các phương tiện đại chúng về giá cổ phiếu và các chi tiết về

hoạt động kinh doanh của công ty cũng thị trường lớn trên thế giới nên có một bộ phận

chuyên trách về quan hệ với nhà đầu tư.

Chi phí niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài

Các doanh nghiệp Việt Nam không nên quá ngỡ ngàng khi biết được rằng chi phí

niêm yết trên sàn nước ngoài cao hơn rất nhiều so với chi phí niêm yết trên sàn trong

nước. Bởi lẽ, đây là quá trình đòi hỏi cần phải có sự tham gia của những tổ chức lớn

quốc tế trong lĩnh vực bảo lãnh phát hành, kiểm toán, tư vấn pháp luật và tư vấn doanh

nghiệp… bên cạnh đó, nguồn lực thiết yếu để giám sát việc niêm yết và các nghiệp vụ có liên quan sau khi đã niêm yết là một vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa

nghĩ tới. Các công ty xin niêm yết cần lưu ý rằng họ không chỉ phải tuân thủ các yêu cầu về niêm yết tại thời điểm phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, mà quan trọng hơn là phải tiếp tục đáp ứng được những yêu cầu này và duy trì việc tuân thủ trong

suốt quá trình niêm yết23.

Cuối cùng, doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức được rằng đặc tính là dòng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài mang tính ngắn hạn, nguồn vốn này sẽ nhanh chóng

rút lui khỏi một doanh nghiệp của quốc gia khi nền kinh tế hay hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp tỏa ra không hiệu quả hoặc quốc gia này có những dấu hiệu bất ổn và cơ hội sinh lời của thị trường chứng khoán giảm, hoặc khi các nhà đầu tư nước ngoài đã đạt được lợi nhuận mong muốn, và chuyển sang các quốc gia khác có tiềm năng đầu tư tốt hơn. Điều này xảy ra bất ngờ sẽ tạo ra một cú sốc lớn, để lại những vết thương trầm trọng cho chính doanh nghiệp đó nói riêng và chính nền kinh tế của quốc gia đó nói chung mà không phải chỉ trong ngày một ngày hai có thể hồi phục.

Chính vì vậy, để có thể tránh được những tác động tiêu cực do chính những

nguồn vốn này gây lên, thì doanh nghiệp cũng như các cơ quan quan lý nhà nước cần

xây dựng được tổ hợp giải pháp đồng bộ kiểm soát chặt chẽ dòng vốn này, và phải có

23

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu Trang 36 những sự chuẩn bị cũng như có những giải pháp ứng phó hợp lý trước tình trạng trên,

doanh nghiệp có thể có những cam kết với nhà đầu tư nước ngoài như: 24

- Các thời hạn mà nhà đầu tư nước ngoài có thể bán lại cổ phần của mình. Cụ thể,

trong mỗi hạn thời gian sau khi mua, nhà đầu tư nước ngoài được bán tối đa bao nhiêu

trong số cổ phần họ sở hữu. Ví dụ, một năm sau ngày mua cổ phần của doanh nghiệp,

nhà đầu tư nước ngoài được bán tối đa là 20% tổng số cổ phần họ nắm giữ. Hai năm

sau ngày mua cổ phần, nhà đầu tư nước ngoài được bán tối đa là; ví dụ, 30% tổng số

cổ phần họ hiện giữ. Doanh nghiệp được coi là thành công nếu đàm phán thành công việc kéo lùi thời hạn có thể bán càng lâu và hạn chế số lượng cổ phần có thể bán càng ít.

- Quyền cùng bán (tag-along right), có nghĩa là nếu nhà đầu tư nước ngoài dự định

bán số lượng cổ phần nào đó cho một bên thứ ba thì các cổ đông (hoặc ít nhất là các

thành viên hội đồng quản trị) cũng có quyền chọn bán cho người mua theo tỷ lệ sở hữu

trong doanh nghiệp với điều kiện tương tự.

Tóm lại, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng rằng, việc niêm yết ở nước ngoài sẽ

tạo ra rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và TTCK Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, để lợi ích mà các doanh nghiệp đạt được là tối đa, các doanh

nghiệp Việt Nam phải cẩn trọng trong việc xem xét vấn đề trên, vì việc có tên công ty

mình xuất hiện trên sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài không phải là đích đến mà

đây chỉ mới là điểm khởi đầu cho một hành trình mới những công ty này cam kết sẽ đi đến cùng. Dù rằng kết quả mà doanh nghiệp có thể đạt được là khác nhau, có doanh nghiệp rồi sẽ thành công với sự lựa chọn của mình. Tuy nhiên cũng sẽ có doanh

nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn, vướng mắc, nhưng cái mà doanh nghiệp cần hướng tới là hãy tìm ra những giải pháp thiết thực và nhanh chóng nhất nhằm đem

chứng khoán của doanh nghiệp mình có mặt trên TTCK nước ngoài.

24

Nguyễn Quốc Vinh, Tiến sĩ luật, giảng viên Học viện Tư pháp - BộTư pháp, Bán cổ phần cho người

GVHD: Lê Thị Nguyệt Châu Trang 37

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ NIÊM YẾT

CHỨNG KHOÁN RA NƯỚC NGOÀI

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động phát hành và niêm yết chứng khoán ra nước ngoài (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)