Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của ngƣời phụ nữ H’mông ở huyện Si Ma Cai trong việc bảo tồn trang phục truyền thống

Một phần của tài liệu Vai trò của người phụ nữ trong bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc H’mông ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 42 - 45)

Thứ nhất, giáo dục tính tự hào dân tộc cho người H‟mông ở Si Ma Cai, đặc biệt là thế hệ trẻ. Điều này không có nghĩa là bắt buộc đồng bào phải mặc trang phục truyền thống một cách cứng nhắc. Cũng không nên giữ nguyên những quan niệm cũ như người phụ nữ cả đời chỉ gắn bó với thêu, ghép vải, in sáp ong… Hay lối tư duy kiểu duy tâm là nếu không mặc đúng bộ y phục của mình thì ma sẽ không nhận; lối tư duy kiểu bảo thủ như con gái khi về nhà chồng thì phải mang theo những bộ áo váy đựoc tự tay thêu, dệt, in… nếu không sẽ bị chê cười.v.v… mà cần phải có nhận thức đúng đắn, trân trọng những giá trị của cha ông để lại. Một dân tộc thực sự phát triển khi biết duy trì và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống một cách tự giác dựa trên nền tảng dân trí cao, khẳng định giá trị dân tộc mình trong cuộc sống đương đại bằng nét đẹp văn hoá truyền thống.

Thứ hai,tạo ý thức, thói quen dùng trang phục truyền thống để sử dụng trang phục trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong các dịp lễ hội, cưới xin. Hiện nay, việc biến đổi trong trang phục của người H‟mông ở Si Ma Cai chưa thực sự lớn. Vì vậy, không chỉ trong các dịp hội hè hay các dịp đại sự khác mà cả trong cuộc sống hàng ngày, người H‟mông vẫn duy trì thói quen ăn vận trang phục của mình. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể lơ là việc tuyên truyền ý thức cho đồng bào bằng các kênh thông tin hiệu quả. Bởi lẽ, nếu chỉ đến khi nó đã mai một, đã biến tướng hoặc đã mất đi hoàn toàn mới lo khôi phục thì sẽ tốn kém rất nhiều tiền của, công sức mà tính hiệu quả chưa chắc đã được như mong muốn.

Thứ ba, bảo tồn trang phục truyền thống một cách bền vững bằng phương pháp nghiên cứu việc áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ gắn với truyền thống trong quá trình tạo ra trang phục với mục đích sản xuất ra những chi tiết hoặc bộ trang phục tương đương những bộ trang phục truyền thống về chất liệu, kiểu dáng, mẫu mã và hình thức trang trí

nhưng giá thành hạ để đồng bào có thể chấp nhận được cả về nội dung và giá cả. Thực tế cho thấy kinh tế thị trường phần nào đã thúc đẩy một vài công đoạn trong quá trình này. Việc còn lại là tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện nốt những công đoạn còn chưa được sản xuất một cách hợp lý so với thực tế cuộc sống hiện nay. Và, một điều hết sức quan trọng đó là phải hết sức cẩn trọng trong việc chèo lái hướng đi của nội dung này để nó không đi lệch hướng. Nếu không sẽ tạo ra một hiệu quả trái ngược.

Thứ tư, kế thừa các kỹ thuật dân gian truyền thống vào định hướng giá trị trang phục hiện đại của đồng bào H‟mông ở Si Ma Cai. Giữ gìn và phát huy vốn tri thức dân gian truyền thống sẽ tạo nên phong cách mới trong cắt may và trang trí hoa văn trên trang phục phù hợp với cuộc sống đương đại. Không tiếp thu một chiều, bê nguyên si cái cũ vào trang phục hiện đại; nhưng cũng không hoàn toàn du nhập phong cách mới, lai căng, không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Hmông.

Thứ năm là khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Giải pháp này nói cách khác là biến di sản thành tài sản văn hoá. Biến những giá trị văn hoá dân gian thành nguồn lợi có thể khai thác để tạo ra thu nhập. Dùng thu nhập đó để nuôi sống con người và nuôi sống những giá trị văn hoá dân gian, tạo động lực cho sự kế thừa, phát huy và phát triển các giá trị văn hoá trong đời sống đương đại.

KẾT LUẬN

Mỗi một dân tộc đều thể hiện những sắc thái văn hoá độc đáo của mình thông qua trang phục. Trang phục được xếp vào loại hình văn hoá vật thể nhưng lại có quan hệ mật thiết với loại hình văn hoá phi vật thể. Trang phục không chỉ phản ánh những đặc điểm về tộc người như kinh tế, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán, thị hiếu thẩm mĩ… mà còn phản ánh cả yếu tố tự nhiên, lịch sử, đẳng cấp, địa vị xã hội… của mỗi tộc người, mỗi nhóm địa phương.

Trang phục của người H‟mông ở Si Ma Cai là một thành tố quan trọng trong đời sống văn hoá của đồng bào, thể hiện không chỉ trong đời sống hàng ngày mà còn cả trong những dịp lễ hội cộng đồng và đại sự của gia đình, cá nhân. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, nhiều yếu tố trên trang phục của người H‟mông ở Si Ma Cai đã có những biến đổi nhất định cho phù hợp với điều kiện sống, nhưng nhìn chung vẫn giữ được cái cốt cách ban đầu; đặc biệt là ở kỹ thuật dệt, nhuộm vải và chế tác đồ trang sức.

Qua đề tài này em mong muốn có thể góp phần tích cực vào vấn đề bảo tồn và phát huy bộ trang phục truyền thống của đồng bào người H‟mông ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Đồng thời khuyến nghị tổ chức sưu tầm bộ trang phục truyền thống để lưu truyền. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này mới chỉ là bước đầu, còn hết sức hạn hẹp và khuyên tốn nên cần được sự quân tâm hơn nữa của các cấp, các ban ngành, các nhà quản lý, nhà dân tộc học...cũng cần có những công trình nghiên cứu sâu, rộng và toàn diện hơn nữa.

Một phần của tài liệu Vai trò của người phụ nữ trong bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc H’mông ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 42 - 45)