Thực trạng về quá trình sản xuất và sử dụng bộ trang phục truyền thống của ngƣời H’mông ở Si Ma Cai.

Một phần của tài liệu Vai trò của người phụ nữ trong bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc H’mông ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 35 - 36)

truyền thống của ngƣời H’mông ở Si Ma Cai.

Do đặc thù cư trú của người Hmông ở vùng cao đường đi lại khó khăn, xa các trung tâm đô thị và sự giao lưu với các dân tộc khác có phần hạn chế nên tộc người H‟mông vẫn bảo tồn khá bền vững ba yếu tố căn bản để nhận diện một tộc người, đó là kiến trúc nhà ở, ngôn ngữ, trang phục.

Tuy nhiên, trong ba yếu tố đặc thù đó, yếu tố trang phục đang thể hiện rất rõ sự mai một khá nhanh.

Người Hmông mấy năm gần đây thấy những nương trồng cây lanh lấy sợi và những vườn chàm làm thuốc nhuộm ít dần. Hình ảnh những phụ nữ Hmông vừa đi bộ, tay vừa se những sợi lanh giờ cũng vắng dần trên những nẻo đường đi làm. Rồi về những buổi tối hào nhưng không thấy những người phụ nữ ngồi bên bếp lửa thêu văn hoa hoặc có thì cũng rất ít, mỗi năm họ chỉ tranh thổ làm từ một hoăc hai bộ để cho mình có đến ngày lễ ngày tết thì mặc.

Trong những năm gần đây, người H‟mông sử dụng bộ trang phục ngày thưa vắng dần. Trong đó, trang phục của đàn ông người Hmông đang báo động dấu hiệu mai một mạnh nhất. Hầu hết những người đàn ông trong nhà chỉ sắm cho mình được một hoặc hai bộ quần áo để mặc trong lễ tết, hội hè và thậm chí có người chỉ sắm cho mình được một cái quần may theo kiểu truyền thống mà thôi. Hình ảnh người đàn ông mặc quần áo sơ mi, áo phông khi tiết trời nắng ấm hoặc mặc những chiếc áo khoác từ miền xuôi mang lên đã trở thành phổ biến trong các phiên chợ vùng cao.

Với phụ nữ H‟mông, tuy sự mai một về trang phục không diễn ra mạnh mẽ như ở nam giới nhưng thực tế cũng đang ở mức báo động. Vào những ngày thường nhiều phụ nữ có khi chỉ còn mặc chiếc váy H‟mông với áo phông hoặc áo sơ mi, còn ngày lễ, ngày tết thi phụ nữ H‟mông mỗi mặc cả bộ trang phục truyền thống của mình. Tuy nhiên, váy của nhiều người không còn là váy của mình dệt nữa mà là váy nhập từ Trung Quốc cứng đơ vì không được làm bằng sợi lanh, không được thêu dệt hoa văn, in hoa văn bằng sáp ong như truyền thống vốn có của nó. Không ít phụ nữ Hmông dù sống tận bản xa tít trên đỉnh núi cũng đã vận trên mình cả một bộ quần áo sơ mi và những cô gái trẻ cũng đã mặc quần bò, áo trắng .

Một phần của tài liệu Vai trò của người phụ nữ trong bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc H’mông ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 35 - 36)