Vai trò của ngƣời phụ nữ trong quá trình sử dụng bộ trang phục

Một phần của tài liệu Vai trò của người phụ nữ trong bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc H’mông ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 32 - 33)

trang phục

Phụ nữ Hmông có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra bộ trang phục truyền thống .Từ xưa đến nay, trang phục nam, nữ H‟mông đều do người phụ nữ H‟mông làm. Bảy, tám tuổi, các bé gái đã được bà và mẹ dậy dệt vải, thêu, may các kiểu hoa văn truyền thống, để tới khi lấy trồng(vào tuổi 15- 18, tuổi trưởng thành theo cách tính của người H‟mông sẽ may được 8 đến 15 chiếc để làm của hồi môn. Đồng thời là người mặc nhiều nhất, người phụ nữ H‟mông rất gắn bó với bộ trang phục truyền thống của mình. Hàng ngày, dù lạnh hay nóng, làm gì ở đâu như làm nương, nấu nướng, xay ngô, nhất là tham gia các trò chơi dân gian, ngày lễ, ngày tết, ngày hội…mọi người vẫn mặc bộ trang phục truyền thống của mình, ít khi vay mượn của các dân tộc khác. Khi làm đồng hay việc nhà, ai nấy có thể mặc quần áo mộc mạc, nhạt màu, ít hoa văn và không đeo đồ trang sức, nhưng đi hội thì phải thật lòng lẫy, có bao nhiêu áo váy, vòng bạc đêu diện hết. Áo quần cần cất đi được cuốn lại buộc dây ở giữa và cất trong tủ, trong hòm. Thời gian thích hợp nhất để thấy muôn tà áo H‟mông khoe sắc là các phiên chợ và lễ hội vùng cao. Lao động hăng say, cứ vài ngày mọi người lại đi chợ hàng trao đổi sản phẩm nông nghiệp, mỗi năm đi chợ tình một lần để tìm bạn cũ, người yêu và khoe quần áo đẹp. Thường thấy người đi bộ, người ngồi vắt vẻo trên lưng ngựa thồ rất điệu đàng xuống thung lũng. Các dịp Tết, hội vui như Tết mừng năm mới, tết Nguyên tiêu, tết Thanh minh, tết Đoan ngọ, tết Độc lập, lễ hội... người Hmông đều nô nức đi chơi, ai cũng mặc đẹp. Từng cặp uyên ương dắt dìu trên đường và tụ tập tham gia các trò vui truyền thống của dân tộc như chọi quay, bắn nỏ, đua ngựa, ném pao, đẩy gậy, thổi đàn môi, sáo, khèn, hát giao duyên.... Để góp phần nho nhỏ vào phát triển kinh tế, các tiếu nữ hmông sau khi thêu và khâu xong những bộ trang phục truyền thống của mình họ lại mang xuống chợ để trao đổi những thứ mình cần hoặc bán lấy tiền.

Một phần của tài liệu Vai trò của người phụ nữ trong bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc H’mông ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 32 - 33)