Cấu tạo và kích thƣớc của đƣờng vận chuyển trên công trƣờng

Một phần của tài liệu Ứng dụng lý thuyết phân tích hệ thống,để thiết kế bố trí mặt bằng công trường xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện (Trang 81 - 84)

b) Phương pháp giải bài toán vận chuyển

3.4.5.2Cấu tạo và kích thƣớc của đƣờng vận chuyển trên công trƣờng

Theo các tài liệu [4], [5], [8], [10], [41], [43] Thiết kế đƣờng là tính toán lựa chọn kích thƣớc bề rộng đƣờng, mặt cắt ngang đƣờng thể hiện đầy đủ, chi tiết phần móng và phần mặt đƣờng. Mỗi loại đƣờng có kết cấu riêng, ở đây nghiên cứu loại đƣờng bộ dùng cho xe ô tô vận tải trên công trƣờng xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện.

Các căn cứ để xác định kết cấu đƣờng cho phù hợp: - Số lƣợng và loại xe vận chuyển;

- Cƣờng độ thi công;

- Các tài liệu về địa chất công trình liên quan đến cấu tạo địa chất của nền đƣờng; - Các tài liệu về thuỷ văn: lƣu lƣợng mƣa, cao trình ngập lụt trong mùa lũ liên

quan đến ảnh hƣởng ngập lụt;

- Tình hình khai thác vật liệu địa phƣơng để sử dụng làm đƣờng nhƣ: đất, đá, sỏi sạn, đất đồi phong hoá ….

Các thông số kỹ thuật của đƣờng đƣợc xác định phụ thuộc vào điều kiện địa hình, loại đƣờng, cấp đƣờng trong mạng lƣới giao thông công trƣờng, trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, giao thông thuận lợi và an toàn, giá thành vận chuyển thấp. Xe ô tô tính toán dùng để thiết kế các thông số của tuyến đƣờng vận chuyển đƣợc chọn theo loại xe chiếm đa số trong các phƣơng tiện vận chuyển đang xét.

a) Chiều rộng đường:

Chiều rộng mặt đƣờng có thể cấu tạo bằng 1 làn xe hay 2 làn xe chạy phụ thuộc vào cƣờng độ vận chuyển trên công trƣờng. Chiều rộng mỗi làn xe chạy, bề rộng mặt đƣờng xác định phụ thuộc vào tốc độ, cƣờng độ và kích thƣớc của xe tính toán.

Nếu thiết kế đƣờng một làn xe chạy thì phải bố trí đoạn tránh xe, đoạn tránh xe có khoảng cách lấy bằng tầm nhìn hai chiều của xe ô tô, bề rộng khoảng tránh xe lấy bằng bề rộng đƣờng 2 làn xe, chiều dài đoạn tránh xe không nhỏ hơn 30m.

Trên những tuyến đƣờng 1 làn xe thuộc mạng lƣới đƣờng vận chuyển trên công trƣờng thì cứ 100m cần bố trí 1 đoạn tránh xe có chiều rộng tối thiểu 6m, chiều dài tối thiểu 18m.

b) Nền đường:

Yêu cầu kỹ thuật nền đƣờng vận chuyển trên công trƣờng phải đảm bảo cƣờng độ và độ ổn định cao. Không đƣợc phép có những biến dạng đƣới tác dụng của xe chạy và các yếu tố về môi trƣờng gây nên. Mặt đƣờng phải đủ cƣờng độ, trong suốt thời gian sử dụng không đƣợc rạn nứt, lún, trồi, ổ gà, phải đủ tiêu chuẩn về độ nhám, độ phẳng bề mặt.

Thiết kế các lớp chịu lực, lớp phủ mặt phải dựa vào cƣờng độ, tải trọng, tốc độ xe chạy và thời gian phục vụ của tuyến đƣờng, ngoài ra còn phải dựa vào điều kiện nguồn vật liệu địa phƣơng.

Khi lựa chọn cấu tạo nền đƣờng cần phải có các phƣơng án so sánh về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để lựa chọn phƣong án nền đƣờng hợp lý có giá thành thấp.

Đƣờng vận chuyển trên công trƣờng đƣợc coi nhƣ là công trình tạm phục vụ thi công, thời gian phục vụ ngắn, không yêu cầu cao về mặt kiến trúc, vì vậy thiết kế

mặt đƣờng nên sử dụng nguồn vật liệu địa phƣơng để có giá thành thấp và thuận lợi trong việc sửa chữa, duy tu. Đối với những công trình có quy mô lớn, thời gian thi công dài có thể thiết kế mặt đƣờng nhựa, mặt đƣờng bê tông.

Các kết cấu mặt đƣờng vận chuyển trên công trƣờng có thể lựa chọn trong các loại: Mặt đƣơng cấp thấp; Mặt đƣờng quá độ; Mặt đƣờng lắp gép.

1) Mặt đường cấp thấp

Cấu tạo mặt đƣờng cáp thấp đơn giản, chủ yếu dựa vào nền đất tự nhiên và có gia cố bằng vật liệu địa phƣơng rẻ tiền.

- Mặt đƣờng đất tự nhiên không gia cố là nền đất tự nhiên đƣợc đầm chặt và rãnh thoát nƣớc;

- Mặt đƣờng đất tự nhiên có gia cố: Nền đƣờng là đất tự nhiên, mặt trên có rải 1 lớp đất cấp phối nhƣ đá dăm, đá cuội, đá sỏi, sỏi đá ong, cát, gạch, xỉ quặng, đá sỏi, xỉ quặng theo một tỷ lệ đã đƣợc tính toán và thử nghệm.

2) Mặt đường quá độ

- Mặt đƣờng cấp phối đá sỏi: Sử dụng đá dăm hoặc sỏi có kích cỡ khác nhau trộn với đất dính theo một tỷ lệ nhất định tạo thành hỗn hợp vật liệu có độ chặt lớn, đƣợc rải đều và đầm chặt bằng xe lu tạo thành một lớp mặt đƣờng có độ rắn chắc cao, chịu lực tốt. Phần nền đƣờng có thể là nền đất tự nhiên hoặc nền cát đầm chặt;

- Mặt đƣờng đá dăm có chất kết dính: Đá dăm đƣợc rải theo nguyên tắc đá chèn đá, đồng thời có dùng đất dính làm chất kết dính (đất sét dẻo không có chất hữu cơ hay tạp chất khác). Có thể trộn thêm vôi để tạo thêm độ dẻo;

- Mặt đƣờmg đá dăm: Sử dụng đá dăm có cƣờng độ cao cùng kích cỡ đồng đều, rải theo nguyên tắc đá chèn đá thành từng lớp, không dùng chất kết dính, đầm chặt bằng xe lu.

3) Mặt đường lắp gép

- Mặt đƣờng đá lát: Lát bằng đá đẻo dạng chóp cụt, nền đƣờng là lớp cát hoặc đá dăm, sỏi cuội;

- Mặt đƣờng bê tông cốt thép lắp gép: Đƣờng đƣợc lát bằng các tấm bê tông cốt thép đúc sẵn theo kích thƣớc đã tính toán. Dùng cho đƣờng có nền đất yếu. Có thể lát cho cả mặt đƣờng hoặc chỉ lát theo hai vệt bánh xe. Lựa chọn hình dáng, kích thƣớc tấm bê tông phụ thuộc vào tải trọng ô tô, xe máy, đồng thời phụ thuộc vào thiết bị chuyên chở và lắp gép chúng.

Các tấm bê tông có thể lát trực tiếp lên nền đất tự nhiên đã đƣợc san phẳng đầm chặt hoặc có thể trên nền móng bằng lớp dăm (cấp phối đá sỏi, cát, đất…) đƣợc san phẳng, đầm kỹ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ứng dụng lý thuyết phân tích hệ thống,để thiết kế bố trí mặt bằng công trường xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện (Trang 81 - 84)