HBL tại thời điểm triển khai dự án:
Năm 2006: Lợi nhuận ròng = 137.99 Lợi nhuận trước thuế = 199.91
EBIT = 240.36
Doanh thu thuần = 458.76 Tổng tài sản = 458.27 Vốn chủ sở hữu = 290.43
Năm ROE Hệ số gánh nặng thuế ROA Hệ số đòn bẩy kép
2006 0.47 0.69 0.52 1.31
* Hệ số gánh nặng thuế: là tỷ số thu nhập ròng sau thuế trên lợi nhuận trước thuế. Hệ số này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô, phản ánh luật thuế của chính phủ và gần như biến động không nhiều qua các năm. Điểm bất lợi của HBL thuộc ngành không khuyến khích phát triển nên ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp, HBL còn phải chịu thêm thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, với hệ số gánh nặng thuế ở mức cao (0.69), HBL đã cho thấy sự khôn ngoan, nỗ lực đề ra những thay đổi trong chính sách của công ty tỏ ra hiệu quả trong việc tối thiểu hóa số thuế phải nộp, từ đó làm tăng hệ số gánh nặng thuế, cải thiện ROE.
* ROA: là tích số của 2 hệ số:
Biên lợi nhuận hoạt động của công ty hay sức sinh lợi trên doanh thu: là lợi nhuận hoạt động trước thuế và lãi vay trên 1 đồng doanh thu. Tỷ số này của HBL năm 2006 là 52.3%. So sánh với Sabeco (0.18) và Habeco (0.20) ở cùng thời điểm thì tỷ số này của HBL đang ở mức cao cho thấy những nỗ lực của HBL trong việc tối thiểu hóa chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng các dòng sản phẩm.
Vòng quay tổng tài sản: cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty, tức là đo lường doanh thu tạo ra bởi một đồng tài sản. Năm 2006, tỷ số này của HBL đạt xấp xỉ 1.00 so sánh với Sabeco 0.74 và Habeco 0.45 ở cùng thơi điểm thì tỷ số này của HBL đang ở mức cao cho thấy công ty sử dụng tài sản một cách hiệu quả, hoạt động với công suất cao.
Việc sử dụng mô hình Dupont trong phân tích ROA cho thấy HBL đã hoạt động tương đối hiệu quả trong năm 2006, những chỉ số cấu thành nên ROA ở mức tốt so với mặt bằng chung của ngành và hứa hẹn nhiều hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Điều này giải thích nhận xét của CFO trong cuộc họp với ban Giám đốc ngày 5/6/2006: “Tình hình tài chính của công ty khá lành mạnh. Công ty chúng ta khá vững về mặt tài chính trong những năm qua”
* Hệ số đòn bẩy kép: là tích của hai hệ số chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi cơ cấu vốn của công ty:
Hệ số gánh nặng lãi vay: Nếu công ty không sử dụng đòn bẩy tài chính, thì hệ số này bằng 0. Đòn bẩy tài chính càng cao, thì hệ số này càng thấp. Năm 2006 là thời điểm bắt đầu triển khai dự án mở rộng quy mô sản xuất. Như đã phân tích ở trên, dự án được tài trợ phần lớn bằng nguồn vốn vay các ngân hàng thương mại. Vì vậy hệ số gánh nặng lãi vay trong giai đoạn này của HBL đạt mức cao la 0.83
Hệ số đòn bẩy: Đòn bẩy tài chính xuất hiện khi công ty quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản của mình, hoặc đầu tư bằng nợ vay, nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, đòn bẩy tài chính là công cụ sử dụng nợ vay hoặc các nguồn tài trợ có chi phí lãi vay tài chính nhằm gia tăng tỷ suất sinh lợi của các nhà đầu tư. Sự tác động của đòn bẩy tài chính lên mức sinh lợi của vốn chủ sở hữu thể hiện ở phương trinh sau:
ROE = Tỷ suất sinh lời tài sản / (1- Hệ số nợ)
Từ công thức trên ta thấy, khi thu nhập từ lợi nhuận của một đồng tài sản (nguồn vốn) không đổi, hệ số nợ càng cao, thì thu nhập từ lợi nhuận ròng của một đồng vốn
chủ sở hữu càng lớn. Vì vậy, đòn bẩy tài chính (đòn cân nợ) và dùng nó để khuếch đại thu nhập của một đồng vốn chủ sở hữu.
Các công ty chỉ làm điều này khi nhu cầu vốn cho đầu tư của doanh nghiệp khá cao mà vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ. Khoản nợ vay của công ty sẽ trở thành khoản nợ phải trả, lãi vay được tính dựa trên số nợ gốc này. Một doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ khi nó có thể tin chắc rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ. Khi ROA thấp hơn lãi suất, ROE sẽ giảm theo sự gia tăng sử dụng nợ.
Cụ thể: Năm 2006, ROA = 0.52, cao hơn lãi suất vay nợ của ngân hàng đưa ra
là 0.085 hay 8.5%. Vì vậy để thực hiện dự án mở rông sản xuất, bộ phận tài chính kiến nghị chọn phương án sử dụng nguồn tài trợ phần lớn từ vốn vay dài hạn ngân hàng. Hệ số đòn bẩy lúc này là 1.58 cho thấy hiệu quả khi sử dụng đòn bẩy tài chính.
Trong thời gian tới, HBL chuẩn bị thực hiện một dự án lớn, đòi hỏi nguồn lực dồi dào, kế hoạch tài chính cụ thể, cẩn thận; việc phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn trong việc đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn có nhiều biến động trong tình hình tài chính của công ty như đã phân tích ở trên.
Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, HBL có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE như sau:
- Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.
- Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản.
- Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.