2. Mục đích nghiên cứu
3.5.1. Kết quả xác định hiệu giá virus
Trong nghiên cứu này, hiệu giá virus được xác định riêng rẽ đối với virus giải phóng ra ngoài môi trường nuôi cấy (ký hiệu S) và virus ở bên trong tế bào (ký hiệu C) . Ở mỗi thời điểm lấy mẫu, tiến hành chuẩn độ với liều gây nhiễm MOI=1 để xác định hiệu giá virus. Sau đó vẽ đường cong sinh trưởng của sáu chủng PRRS đã phân lập được (đường biểu diễn sự nhân lên được xây dựng có biến là log10 của TCID50 tại mỗi thời điểm thu virus).
1 2 3 4 5 6 7 8 9
500bp 750bp
Qua theo dõi biến đổi của tế bào sau gây nhiễm, chúng tôi nhận thấy ở các mẫu đối chứng âm (không gây nhiễm), qua các thời điểm từ 24h đến 96h đều không thấy sự phá hủy tế bào. Ngược lại, 100% các mẫu gây nhiễm đều quan sát thấy biến đổi bệnh tích tế bào.
Bảng 3.7. Kết quả TCID50 của các 6 chủng PRRS tại các thời điểm khác
nhau (Log10 TCID50/0.1ml)
Thời gian (h) Chủng virus 12 24 36 48 60 72 84 S C S C S C S C S C S C S C HUA/HP1963 2,2 2,4 2,8 3,0 3,9 5,0 4,9 4,9 4,5 4,8 3,9 4,3 3,0 3,5 HUA/HP2228 3,0 4,2 4,0 4,5 4,6 4,9 4,4 5,0 5,0 5,0 4,8 4,0 3,8 3,2 HUA/HP1 2,8 3,2 3,5 4,0 4,2 4,5 4,4 5,0 4,6 5,0 4,5 4,0 3,6 3,2 HUA/HP2 2,5 2,9 3,0 3,2 3,4 4,1 4,5 5,1 4,9 4,3 3,7 3,9 3,3 3,7 HUA/HP3 2,7 3,0 3,5 4,2 4,4 4,8 4,7 5,3 5,1 4,7 4,6 4,2 3,5 3,0 HUA/HP4 2,3 2,6 2,7 3,1 3,8 4,1 4,5 5,1 5,0 4,2 3,7 3,2 2,9 2,7
S :TCID50 của virus giải phóng ra môi trường nuôi cấy C : TCID50 của virus ở bên trong tế bào.
Hình 3.6. So sánh lượng virus giải phóng ra ngoài môi trường nuôi cấy của 6 chủng PRRS
Hình 3.7. So sánh lượng virus còn trong tế bào Marc-145 của 6 chủng virus PRRS
Đối với chủng HUA/HP2228 cho thấy ở thời điểm 12 giờ sau gây nhiễm đã có virus giải phóng ra môi trường nuôi cấy với hiệu giá được xác định là 103,0 TCID50/0,1ml. Tại cùng thời điểm nêu trên, hiệu giá của virus bên trong tế bào được xác định là 104,2TCID50/0,1ml. Hiệu giá virus trong tế bào đạt cực đại tại thời điểm 48 giờ sau gây nhiễm (105,0TCID50/0,1ml). Từ 36 giờ tới 60 giờ sau gây nhiễm hiệu giá virus trong tế bào là không có sự thay đổi lớn do sự sinh trưởng của virus đã vào pha cân bằng. Trong khoảng thời gian từ 36 giờ tới 60 giờ, hiệu giá virus giải phóng ra ngoài cũng có xu hướng pha cân bằng, tuy không rõ. Sau thời điểm 60 giờ sau gây nhiễm, hiệu giá virus trong và ngoài tế bào đều đạt cực đại sau đó bước vào pha suy vong. Cũng từ kết quả ở hình 3.6 và 3.7, dễ dàng nhận thấy rằng, trước thời điểm virus bước vào pha suy vong (60 giờ), hiệu giá virus giải phóng ra ngoài môi trường (phần S) luôn có xu hướng thấp hơn hiệu giá virus trong tế bào (phần C).
Chủng HUA/HP1963 ở thời điểm 12 giờ sau gây nhiễm đã có virus giải phóng ra môi trường nuôi cấy với hiệu giá được xác định là 102,2 TCID50/0,1ml. Điểm khác biệt rõ so với chủng PRRS/HUA/HP2228 là chủng HUA/HP1963, tại mọi thời điểm, hiệu giá virus ở phần C đều có xu hướng cao hơn hiệu giá virus ở phần S. Hiệu giá virus giải phóng ra ngoài môi trường đạt max sớm hơn (36h) so với virus trong tế bào (48h). Có thể thấy tuy thời điểm đạt max khác nhau nhưng giá trị max của cả virus trong tế bào và virus giải phóng ra ngoài môi trường đều đạt 104,8 TCID50/0,1ml.Kết quả này tương tự với kết quả của chủng HUA/HP2, thời gian đạt giá trị max của virus trong tế bào là 48h(105,1 TCID50/0,1ml) và của virus giải phóng ra ngoài môi trường là 60h (104,9 TCID50-
/0,1ml). Hai giá trị max tương đương nhau.
Kết quả hình 3.6 cho thấy lượng virus mà giải phóng ra môi trường tại thời điểm khác nhau của các chủng là khác nhau. Tuy nhiên thời gian đạt giá trị cao nhất là như nhau vào thời 36-60h, trong đó HUA/HP1 đạt max thấp nhất là 104,6 TCID50/0,1ml.
Kết quả hình 3.7 là so sánh lượng virus còn trong tế bào chưa được giải phóng ra môi trường bên ngoài.Trước pha suy vong thì lượng virus này cao hơn lượng virus đã được giải phóng do virus chưa đạt được lượng tối đa.Sau pha suy vong thì ngược lại, đa số các chủng virus sẽ có phần C nhỏ hơn phần S, riêng có 2 chủng HUA/HP1963 và HUA/HP2 lại luôn có xu thế phần S luôn nhỏ hơn phần C. Thời gian đạt giá trị max lượng virus có trong tế bào là 48h, trong đó chủng HUA/HP3 đạt max cao nhất là 105,3 TCID50/0,1ml, còn chủng HUA/HP1963 đạt max thấp nhất là 104,9 TCID50/0,1ml.
Dựa vào hình 3.6 và 3.7, có thể thấy sáu chủng virus PRRS thích ứng tốt trên tế bào MARC-145. Hiệu giá virus của sáu chủng này đạt cực đại từ 104,6 – 105.1 TCID50/0,1ml. Thời gian bước vào pha cân bằng của các chủng đều từ 36- 60h. Đây chính là thời điểm thích hợp để thu được lượng virus cao nhất.