Kết quả gây nhiễm virus PRRS phân lập trên môi trường tế bào

Một phần của tài liệu nghiên cứu chọn chủng virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (prrs) để sản xuất vacxin vô hoạt phòng bệnh tại việt nam (Trang 54 - 56)

2. Mục đích nghiên cứu

3.3.1. Kết quả gây nhiễm virus PRRS phân lập trên môi trường tế bào

145 ln 1

Với 13 mẫu (gồm 5 mẫu huyết thanh, 3 mẫu phổi, 5 mẫu hạch phổi) đã xác định dương tính với virus PRRS, chúng tôi xử lý và phân lập virus PRRS trên tế bào MARC-145. Sau khi gây nhiễm mẫu bệnh phẩm vào tế bào Marc- 145 để khay nuôi cấy trong tủ ấm 370C và có 5% CO2. Quan sát CPE tại các thời điểm 12, 24, 36, 48, 60, 72 và 84 giờ bằng kính hiển vi soi ngược. Chúng tôi đánh giá khả năng gây bệnh tích trên tế bào của virus PRRS theo mức độ phần trăm CPE. CPE đạt 100% khi bệnh tích tế bào của virus PRRS xuất hiện trên cả mặt bình/giếng nuôi cấy. CPE đạt 0% khi chưa thấy có bệnh tích tế bào. So sánh bệnh tích trên môi trường tế bào đã gây nhiễm với các mẫu đối chứng dương (dùng chủng virus vaccine JAX1 của Trung Quốc làm đối chứng), đối chứng âm bằng việc đánh giá tế bào chết sau gây nhiễm. Kết quả gây nhiễm lần 1 được ghi nhận tại bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả gây nhiễm virus PRRS phân lập được trên môi trường tế bào MARC-145 lần 1

Nhóm

lợn Loại mẫu

Tỷ lệ tế bào bị phá hủy (%) Kết quả

CPE 24h 48h 72h 96h 120h 1 Huyết thanh 1 0 0 0 0 0 - 1 Huyết thanh 2 0 30 65 80 85 + 1 Hạch phổi 1 0 0 0 0 0 - 2 Huyết thanh3 0 0 0 0 0 - 2 Phổi 1 0 20 40 60 80 + 2 Hạch phổi 2 0 0 5 10 20 + 3 Huyết thanh 4 0 20 60 75 85 + 3 Hạch phổi 3 0 0 5 10 20 + 3 Hạch phổi 4 0 0 0 0 0 - 4 Huyết thanh 5 0 0 0 0 0 - 4 Phổi 2 0 0 5 10 20 + 5 Phổi 3 0 0 0 0 0 - 5 Hạch phổi 5 0 0 0 0 0 - Chú thích: (+): có bệnh tích , (±): bệnh tích nghi ngờ, (-): không có bệnh tích

Chúng tôi nhận thấy, sau khi gây nhiễm 48h, 1 mẫu huyết thanh (của nhóm lợn con theo mẹ), 1 mẫu huyết thanh (của nhóm lợn choai), 1 mẫu phổi (của nhóm lợn con sau cai sữa) trong số 13 mẫu đã có biểu hiện bệnh tích tế bào. Bệnh tích chủ yếu là tế bào co tròn, chết và bong lên khỏi bề mặt nuôi cấy. Tỷ lệ tế bào chết tăng dần đến 120h là 85%. Trong khi đó, 2 mẫu hạch phổi (của nhóm lợn con sau cai sữa và lợn choai) cùng với 1 mẫu phổi (của nhóm lợn nái mang thai) được chúng tôi xếp vào nhóm mẫu có biểu hiện bệnh tích nghi ngờ sau lần gây nhiễm đầu tiên do tỷ lệ tế bào chết thấp chỉ 20% và thời gian xuất hiện bệnh tích lâu (sau 72h nuôi cấy). Còn lại các mẫu khác đều có kết quả giống đối chứng âm.

Như vậy, trong tổng số 13 mẫu gây nhiễm lần 1, có 2 huyết thanh và 1 mẫu phổi có biểu hiện bệnh tích tế bào, 2 mẫu hạch phổi và 1 mẫu phổi có biểu hiện bệnh tích ở dạng nghi ngờ, còn lại đều giống đối chứng âm.

Khi phân lập virus trên môi trường tế bào, virus có thể gây bệnh tích tế bào chậm hoặc không gây bệnh tích ở lần gây nhiễm đầu tiên, nhưng ở lần gây nhiễm tiếp theo có thể xuất hiện bệnh tích. Do đó, chúng tôi thu hoạch dịch tế bào và gây nhiễm lần 2 trên môi trường tế bào MARC-145.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chọn chủng virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (prrs) để sản xuất vacxin vô hoạt phòng bệnh tại việt nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)