Tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp thông qua

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp tại nhtmcp acb chi nhánh cần thơ (Trang 44 - 74)

thông qua các cách tiếp cận khác nhau

4.3.2.1. Theo loại hình công ty a. Doanh số cho vay

Do sự tập trung đa phần là công ty vừa và nhỏ nên nhóm khách hàng doanh nghiệp của ACB – CN Cần Thơ chủ yếu là phân khúc công ty TNHH. Doanh số cho vay ngắn hạn đối với nhóm này luôn trên 65% tổng doanh số cho vay ngắn hạn doanh nghiệp. Trong khi loại hình DNTN, công ty CP, loại hình khác chiếm chỉ 35%.

Nguồn : Phòng HC – KT, ACB – CN Cần Thơ

Hình 4.5 Tỷ trọng các thành phần trong doanh số cho vay ngắn hạn doanh nghiệp phân theo loại hình công ty giai đoạn 2010 - 2012

Việc doanh số cho vay ngắn hạn của nhóm công ty TNHH cao là vì các công ty này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ nên phù hợp với định hƣớng phát triển và tiêu chí cho vay của ngân hàng. Đối với DNTN, rủi ro khi cho vay cao hơn vì chủ doanh nghiệp có thể thao túng công tác kế toán. Đối với CTCP, vì là chi nhánh nên nhóm này nhận đƣợc vốn từ công ty mẹ. Đây là lí do giải thích cho nguyên nhân vì sao doanh số cho vay ở cả hai nhóm này không cao.

Bảng 4.5 Tình hình doanh số cho vay ngắn hạn doanh nghiệp theo loại hình công ty ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tăng trƣởng

2011 – 2011 2012 – 2011

Tuyệt đối % Tuyệt đối %

DSCV 3.799.153 6.247.319 2.900.310 2.448.166 64,44 (3.347.009) (53,58) DNTN 265.940 418.570 171.120 152.630 57,39 (247.450) (59,12) TNHH MTV 1.139.745 1.936.668 957.102 796.923 69,92 (979.566) (50,58) TNHH khác 1.329.703 2.311.508 1.189.127 981.805 73,84 (1.122.381) (48,56) CP 303.932 634.831 493.052 330.899 108,87 (141.779) (22,33) Khác 759.833 945.742 89.909 185.909 24,47 (855.833) (90,49)

Nguồn: Phòng HC – KT, ACB – CN Cần Thơ

Khi xem xét về sự vận động của doanh số cho vay ngắn hạn doanh nghiệp theo từng nhóm loại hình công ty, chúng ta sẽ thấy đƣợc các nhóm đều tăng mạnh trong năm 2011 và giảm lại trong năm 2012. Nguyên nhân tác động chung cho sự vận động này chính là các doanh nghiệp không mở rộng qui mô hoạt động nên dĩ nhiên nhu cầu vay vốn cũng sẽ biến động theo. Doanh số cho vay ngắn hạn của nhóm công ty TNHH chỉ tăng trên 70% vào năm 2011, trong khi cùng thời điểm này thì doanh số cho vay ngắn hạn nhóm công ty CP đã tăng lên 2 lần. Năm 2011, lãi suất cho vay vẫn còn cao nhƣng nhu cầu vay vốn của hai nhóm này đều tăng mạnh. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt vốn tạm thời khi việc thanh toán lẫn nhau giữa các công ty cũng gặp phải những khó khăn

vì nền kinh tế khan hiếm tiền, không phải xuất phát từ việc mở rộng qui mô kinh doanh. Một nguyên nhân làm cho doanh số cho vay tăng ở tất cả các nhóm trong năm 2011 là vì nguồn tiền huy động vào ngân hàng tăng mạnh trong năm này. Do đó, nếu ngân hàng hạn chế cho vay thì rõ ràng chính ngân hàng phải gánh chịu chi phí lãi lớn hơn. Tuy nhiên, nếu cho vay theo kỳ hạn dài thì lại là một quyết định mang lại nhiều rủi ro về sau cho ngân hàng, nên dòng tiền đã chảy vào cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp.

Riêng trong năm 2012, chỉ tiêu này đã giảm đồng loạt ở các nhóm đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất của các nhóm này đều giảm sút. Ngoài ra, việc vay vốn nhằm bù đắp thiếu hụt trong năm 2011 buộc các đơn vị phải gánh chịu một mức chi phí cao, không giải quyết triệt để vấn đề tiền của các doanh nghiệp mà còn làm cho tình hình tài chính của các nhóm này thêm căng thẳng. Cụ thể thì doanh số cho vay ngắn hạn của nhóm đều giảm mạnh, ngoại trừ nhóm công ty cổ phần. Dù vào năm 2012 thì lãi suất cho vay có hạ xuống nhƣng họ không thể tiếp tục vay thêm vì nhu cầu về tiền không mở rộng, họ không thể chỉ vay vì lãi suất thấp mà cần cân đối chi phí lãi ở cả hai năm. Với nhóm công ty CP, nhu cầu vốn của nhóm này cũng giảm, nhƣng thấp hơn so với các nhóm còn lại. Sự sụt giảm doanh số cho vay ngắn hạn đối với nhóm này là vì nhu cầu vốn của một số công ty giảm, hoặc công ty chi nhánh nhận đƣợc vốn điều chuyển của tổng công ty hoặc qui mô hoạt động của họ co lại nên lƣợng vốn không cần thay đổi thì họ vẫn đảm bảo hoạt động đƣợc. Ngoài ra, một nguyên nhân khác nữa là do năm 2012 ngân hàng siết chặt việc mở hồ sơ cho vay nên một số khách hàng đã chuyển sang giao dịch với ngân hàng khác.

b. Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ ngắn hạn của nhóm TNHH chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn, luôn trên 70%, phần còn lại thuộc về nhóm DNTN, công ty CP, và loại hình khác. Điều này đƣợc thể hiện rõ qua hình dƣới đây:

Nguồn : Phòng HC – KT, ACB – CN Cần Thơ

Hình 4.6 Tỷ trọng các thành phần trong doanh số thu nợ ngắn hạn doanh nghiệp của ngân hàng phân theo loại hình công ty giai đoạn 2010 – 2012

Khi ngân hàng tập trung vào nhóm đối tƣợng nào để cho vay thì doanh số thu nợ từ nhóm đối tƣợng đó cũng sẽ cao hơn các nhóm còn lại. Khi xem xét đến tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn của từng nhóm đối tƣợng thì tỷ trọng của nhóm DNTN có xu hƣớng giảm trong năm 2012. Doanh số thu nợ của nhóm này giảm đƣợc giải thích bởi hai lý do: một, doanh số cho vay của nhóm này giảm; hai, hoạt động của nhóm này không hiệu quả nên việc trả nợ gặp phải khó khăn. Ngƣợc lại với nhóm khách hàng là DNTN, nhóm công ty CP lại có sự gia tăng về tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn. Sự gia tăng này là vì doanh số cho vay tăng và khách hàng trả nợ tốt. Thực tế, chúng ta thấy rằng doanh số thu nợ ngắn hạn của mỗi nhóm đối tƣợng trong năm 2011 và 2012 không chênh lệch quá nhiều so với doanh số cho vay nên có thể khẳng định công tác thu nợ của ngân hàng tƣơng đối tốt. Ngƣợc lại, doanh số thu nợ ngắn hạn của các nhóm đối tƣợng lại nhỏ hơn doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2010. Nhƣ vậy, công tác thu hồi nợ chỉ thực sự đƣợc chú ý đến trong hai năm sau đó.

Bảng 4.6 Tình hình doanh số thu nợ ngắn hạn cho vay doanh nghiệp

ĐVT : Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tăng trƣởng

2011 – 2010 2012 – 2011

Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Doanh số thu nợ 3.720.435 6.370.273 2.922.083 2.649.838 71,22 (3.448.190) (54,13) DNTN 207.901 458.014 180.127 250.113 120,30 (277.887) (60,67) TNHH MTV 1.135.781 1.972.209 966.943 836.428 73,64 (1.005.266) (50,97) TNHH khác 1.321.679 2.345.670 1.206.712 1.023.991 77,48 (1.138.958) (48,56) CP 235.435 670.083 509.576 434.648 184,61 (160.507) (23,95) Khác 819.639 924.297 58.725 104.658 12,77 (865.572) (93,65)

Nguồn: Phòng HC – KT, ACB – CN Cần Thơ

Trong giai đoạn 2010 – 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn của các nhóm khách hàng doanh nghiệp đều tăng mạnh vào năm 2011 và giảm lại vào năm sau đó. Tốc độ tăng trƣởng doanh số thu nợ ngắn hạn của nhóm công ty TNHH xoay quanh mức 75%. Cùng trong giai đoạn này, tốc độ tăng của doanh số thu nợ đối với nhóm DNTN và công ty CP đều rất cao. Cụ thể thì ở nhóm DNTN, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 2,2 lần, còn ở nhóm công ty CP thì doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 2,8 lần. Sự gia tăng về doanh số thu nợ ở hai nhóm này phản ánh việc ngân hàng tiến hành thu nợ ngắn hạn phát sinh trong năm, khoản nợ phát sinh ở kỳ trƣớc nhƣng có thời hạn trải dài ở hai kỳ và tiến hành thu cả những khoản nợ quá hạn phát sinh trong những kỳ trƣớc.

Doanh số thu nợ ngắn hạn của các nhóm lại đồng loạt giảm trong năm 2012. Việc giảm xuống này đƣợc gắn liền với việc doanh số cho vay giảm. Và dù đã giảm xuống nhƣng thực tế thì doanh số thu nợ vẫn cao hơn doanh số cho vay. Sự chênh lệch này xuất phát từ việc thu hồi nợ quá hạn, thu hồi những khoản vay ngắn hạn đáo hạn vào năm hiện tại. Đây là việc mà ngân hàng đang

cố gắng thực hiện, vì nếu các khoản vay không thu về đƣợc sẽ là trở ngại cho hoạt động của ngân hàng trong tình hình hiện nay.

c. Dƣ nợ

Nguồn : Phòng HC – KT, ACB – CN Cần Thơ

Hình 4.7 Tỷ lệ các thành phần trong dƣ nợ ngắn hạn cho vay doanh nghiệp phân theo loại hình công ty giai đoạn 2010 – 2012

Đối với ngân hàng, khách hàng chủ yếu của ngân hàng là nhóm công ty TNHH nên việc dƣ nợ của nhóm này cao là điều dễ hiểu. Tỷ trọng của nhóm này trong tổng dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng luôn dao động quanh mốc 40%. Nhóm thứ hai có dƣ nợ ngắn hạn cao trong tổng dƣ nợ ngắn hạn doanh nghiệp là nhóm công ty CP. Việc dƣ nợ nhóm này cao là vì họ chọn kỳ hạn tối đa của hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại ngân hàng nên thời hạn đáo hạn của những khoản nợ này chƣa đến, đặc biệt nếu nhƣ họ tiến hành vay vốn vào giữa năm thì rõ ràng khoản nợ sẽ đáo hạn vào năm sau đó. Đối với nhóm DNTN, dƣ nợ chiếm tỷ trọng nhỏ vì đây không phải là nhóm khách tập trung của ngân hàng.

Bảng 4.7 Tình hình dƣ nợ ngắn hạn cho vay doanh nghiệp phân theo loại hình công ty ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tăng trƣởng

2011 – 2010 2012 – 2011

Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Dƣ nợ 484.855 361.901 340.128 (122.954) (25,36) (21.773) (6,02) DNTN 83.125 43.681 34.674 (39.444) (47,45) (9.007) (20,62) TNHH MTV 102.789 67.248 57.407 (35.541) (34,58) (9.841) (14,63) TNHH khác 122.456 88.294 70.709 (34.162) (27,90) (17.585) (19,92) CP 90.369 55.117 38.593 (35.252) (39,01) (16.524) (29,98) Khác 86.116 107.561 138.745 21.445 24,90 31.184 28,99

Nguồn: Phòng HC – KT, ACB – CN Cần Thơ

Giai đoạn 2010 – 2012, hầu hết dƣ nợ của các nhóm giảm xuống. Nhƣ đã trình bày trong phần phân tích về doanh số thu nợ, ngân hàng đang tập trung thu hồi những khoản nợ quá hạn và đảm bảo thu đủ khoản nợ đáo hạn trong kỳ. Trong đó, dƣ nợ ở nhóm DNTN và công ty CP là giảm nhanh nhất. Đây là

kết quả của doanh số thu nợ ở hai nhóm này tăng mạnh, điều này đã đƣợc trình bày rõ ở phần trên. Trong năm 2011, việc doanh số thu nợ tăng khiến do dƣ nợ của các nhóm giảm là điểu dễ lý giải. Tuy nhiên, năm 2012 thì doanh số thu nợ vẫn tiếp tục giảm và dƣ nợ cũng giảm là vì trong doanh số thu nợ, ngân hàng đã tiến hành thu nợ cũ. Ngoài ra, điểm cần lƣu ý ở đây chính là tốc độ giảm của dƣ nợ trong năm 2012. Tốc độ giảm của các nhóm trong năm 2012 đều nhỏ hơn so với năm 2011. Nguyên nhân là vì trong năm 2012, công tác thu nợ gặp phải những khó khăn nhất định khi các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ vì doanh thu tạo ra không đủ bù đắp chi phí. Bên cạnh đó, việc thanh lý tài sản đảm bảo trong thời gian này cũng gặp phải khó khăn vì khó tìm đƣợc đối tác phù hợp.

d. Nợ xấu

Nguồn : Phòng HC – KT, ACB – CN Cần Thơ

Hình 4.8 Tỷ trọng các thành phần trong nợ xấu ngắn hạn doanh nghiệp phân theo loại hình công ty giai đoạn 2010 - 2012

Nhìn chung, nợ xấu trong ngân hàng tập trung ở nhóm công ty TNHH. Rủi ro phát sinh khi các đơn vị này không hoạt động hiệu quả, khả năng làm tăng nợ quá hạn rất cao. Nhóm này đa phần là công ty có quy mô vừa và nhỏ nên nền kinh tế có nhiều biến động thì với qui mô nhƣ thế nhóm này sẽ gặp phải những khó khăn. Và thực tế, trong giai đoạn 2010 – 2012, các công ty này gặp phải khó khăn khi chi phí dành cho hoạt động của đơn vị cao hơn doanh thu mang về. Bên cạnh đó, nhóm có tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn cao thứ hai là nhóm công ty CP. Qua phân tích về doanh số thu nợ và doanh số cho vay ngắn hạn của nhóm này, chúng ta thấy rằng doanh số thu nợ thấp hơn doanh số cho vay vào năm 2010, và sang năm 2011, 2012 thì doanh số thu nợ lại cao hơn doanh số cho vay. Nhƣ vậy, nợ xấu đƣợc bắt nguồn từ những kỳ trƣớc đó.

Bảng 4.8 Tình hình nợ xấu ngắn hạn doanh nghiệp phân theo loại hình công ty ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tăng trƣởng (%)

2011 – 2010 2012 – 2011

Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Nợ xấu 4.324 4.339 27.389 15 0,35 23.050 531,23 DNTN 731 321 741 (410) (56,09) 420 130,84 TNHH MTV 839 932 8.543 93 11,08 7.611 816,63 TNHH khác 1.024 1.189 10.348 165 16,11 9.159 770,31 CP 793 981 7.642 188 23,71 6.661 679,00 Khác 937 916 115 (21) (2,24) (801) (87,45)

Nguồn: Phòng HC – KT, ACB – CN Cần Thơ

Trong suốt giai đoạn 2010 – 2012, nợ xấu ngắn hạn của các nhóm DNTN, công ty TNHH, công ty CP đều tăng lên. Sự tăng lên này bắt nguồn từ việc giảm chất lƣợng của những khoản vay ở những kỳ trƣớc. Cụ thể, việc giảm chất lƣợng này bắt nguồn từ việc giá trị của tài sản đảm bảo giảm, hoạt động kinh doanh của các nhóm này không tạo ra lợi nhuận. Một nguyên nhân khác, các doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ nhƣng nếu thanh toán nợ thì họ sẽ không còn vốn để tiếp tục hoạt động và phải vay lại. Do đó, thay vì thanh toán khoản nợ thì họ chọn cách chiếm dụng vốn của ngân hàng. Trong năm 2011, nợ xấu ở các nhóm đều tăng, trừ nhóm DNTN. Nợ xấu của nhóm này giảm hơn 50% vì ngân hàng tập trung xử lý những món nợ xấu này. Vì khi nợ xấu của nhóm này quá cao thì nguy cơ mất vốn tăng lên và nhóm này có xu hƣớng hoạt động không hiệu quả nên không thể để nợ xấu chiếm tỷ trọng quá cao trong dƣ nợ của nhóm này. Sang năm 2012, nợ xấu ở các nhóm DNTN, công ty TNHH, công ty CP đều tăng mạnh dù công tác thu nợ trong năm này đƣợc đẩy mạnh. Nợ xấu ngắn hạn ở nhóm công ty TNHH và CP tăng mạnh nhất, tổng nợ xấu ngắn hạn của hai nhóm này vƣợt ngƣỡng 26 tỷ đồng. Từ đó, có thể nhận định rằng công tác thu nợ đối với những khoản nợ phát sinh trong năm tƣơng đối tốt nhƣng đối với những khoản nợ quá hạn trƣớc đó thì không hiệu quả. Nguyên nhân làm cho nợ xấu ngắn hạn tăng cao chủ yếu bắt nguồn từ những khoản vay ngắn hạn phát sinh trong những kỳ trƣớc nhƣng không thể cơ cấu lại hoặc tiếp tục cơ cấu lại thời hạn. Việc không thể cơ cấu lại những khoản nợ này là vì hoạt động của các doanh nghiệp vay vốn chƣa thực sự tạo đƣợc niềm tin với ngân hàng và giá trị tài sản đảm bảo giảm thấp hơn giá trị khoản vay.

4.3.2.2. Theo hình thức cho vay a. Doanh số cho vay

Đối với ngân hàng, doanh số cho vay ngắn hạn doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở hình thức cho vay có tài sản đảm bảo, tỷ trọng trên 90% tổng doanh số cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp. Cho vay theo hình thức tín chấp chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ vì hình thức này chỉ dành những khách hàng lớn, có uy tín và lƣợng tiền vay không quá cao. Cụ thể, đƣợc thể hiện qua hình 4.9:

Nguồn: Phòng HC – KT, ACB – CN Cần Thơ

Hình 4.9 Tỷ trọng các thành phần trong doanh số cho vay ngắn hạn doanh nghiệp phân theo hình thức vay giai đoạn 2010 – 2012

Thực tế, dù là khách hàng có uy tín, có lịch sử giao dịch với ngân hàng nhƣng nếu giá trị khoản vay quá lớn thì ngân hàng sẽ yêu cầu tài sản đảm bảo nhằm hạn chế rủi ro cho phía ngân hàng vì ngân hàng thƣờng căn cứ vào tài sản đảm bảo để tiến hành quyết định cho vay hay không. Vì ngân hàng không thể tin tƣởng tuyệt đối khi chỉ dựa trên những đánh giá, phân tích tình hình tài chính của khách hàng doanh nghiệp. Do đó, ngân hàng cần tuyến phòng thủ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp tại nhtmcp acb chi nhánh cần thơ (Trang 44 - 74)