Cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp tại nhtmcp acb chi nhánh cần thơ (Trang 29 - 30)

3.1.4.1. Cơ hội

Vị trí : ACB – CN Cần Thơ nằm tại thành phố Cần Thơ, ở vị trí trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu Long, là đầu mối giao thông và kinh tế cho khu vực.

Điều kiện kinh tế - xã hội : Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ƣơng nên nhận đƣợc sự quan tâm và ƣu tiên về phát triển cơ sở hạ tầng và vốn đầu tƣ. Đồng thời, đây cũng là đô thị phát triển lâu đời, nên mức sống trung bình và trình độ văn hóa của ngƣời dân cao. Nơi đây còn tập trung nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng nhƣ chi nhánh của các doanh nghiệp lớn khác. Do đó, những đối tƣợng này sẽ là nguồn khách hàng quan trọng của ngân hàng.

Sức mạnh nội tại :

 Kinh nghiệm 17 năm hoạt động tại địa bàn nên am hiểu đặc điểm của khu vực.

 Nguồn nhân lực đƣợc đào tạo nghiệp vụ chuyên môn thƣờng xuyên nên đƣợc ấn tƣợng tốt và sự tín nhiệm của khách hàng.

 Qui trình hoạt động đƣợc thiết kế đảm bảo theo các qui định của NHNN và mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng.

3.1.4.2. Thách thức

Kinh tế - xã hội : Nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do sự phát triển không vững chắc ở giai đoạn trƣớc. Dấu hiệu phục hồi không rõ ràng, các thành phần kinh tế đều chịu ảnh hƣởng khách quan. Bản thân ngành ngân hàng không tránh khỏi những ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp từ sự sụt giảm của nền kinh tế. Cả hệ thống nói chung và ACB – CN Cần Thơ nói riêng luôn phải đối mặt với những bất ổn từ các yếu tố vĩ mô (lạm phát cao, GDP thấp, lãi suất cho vay cao, thất nghiệp,... ) và phải luôn có những biện pháp ứng phó phù hợp nhằm hạn chế những tổn thất. Tuy nhiên, khi nền kinh tế chƣa quay lại chu kỳ ổn định thì ngân hàng rất có thể xảy ra nhiều loại rủi ro. Đây là một thách thức cần sự chủ động của ban lãnh đạo ngân hàng chi nhánh.

Đối thủ cạnh tranh :

 Trực tiếp: Các chi nhánh của những NHTMCP khác tại Cần Thơ. Trên cùng một địa bàn nhƣng có quá nhiều ngân hàng sẽ đẩy mạnh sức ép cạnh tranh lên từng ngân hàng. Vì thế, sự cạnh tranh của các NHTM rõ ràng là không nhỏ. Do đó, đây là một thách thức buộc ngân hàng cần phải có những chiến lƣợc rõ ràng nhằm củng cố thị phần và gia tăng sự hài lòng cho khách hàng. Từ đó ngân hàng sẽ đủ sức mạnh để cạnh tranh với các NHTM còn lại.

 Tiềm ẩn: các công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân. Rất có thể trong tƣơng lai các tổ chức này sẽ chuyển sang mô hình NHTM. Vì thế, đây cũng là nhóm đối thủ khó lƣờng trƣớc vì rất khó để dự đoán hƣớng phát triển của nhóm này, cũng nhƣ khó đánh giá chính xác tiềm lực tài chính của họ. Ngoài ra, nhóm đối thủ tiềm ẩn vẫn không loại trừ khả năng sẽ có ngân hàng mới đƣợc thành lập.

Nhân sự: với kinh nghiệp lâu năm trong nghề dễ dẫn đến giải quyết các tình huống, sự việc hiện tại theo kinh nghiệm tích lũy đƣợc mà bỏ qua những tồn tại hiện nay. Tuy nhiên, xét về tình hình nhân sự hiện tại, nhân viên còn khá trẻ nên kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh chƣa thật sự nhiều. Do đó, rủi ro nghiệp vụ hoàn toàn có thể xảy ra, dẫn đến những hậu quả nặng nề.

Hoạt động: Dƣ nợ và nợ xấu liên quan đến bất động sản còn cao, hệ lụy của giai đoạn bất động sản bùng nổ. Ngoài ra, hoạt động của ngân hàng luôn phải tuân thủ những qui định do NHNN ban hành. Trong giai đoạn nền kinh tế chƣa thật sự ổn định, việc thay đổi các chính sách điều hành thích hợp với từng thời điểm là điều dễ lý giải. Do đó, ngân hàng còn gánh chịu thêm những rủi ro từ việc thay đổi chính sách điều hành. Thực tế, chúng ta đã chứng kiến sự thiệt hại của ngân hàng khi có sự thay đổi chính sách về lãi suất, tỷ giá, vàng,...

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp tại nhtmcp acb chi nhánh cần thơ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)