Về ý thức trả nợ của khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp tại nhtmcp acb chi nhánh cần thơ (Trang 86 - 89)

Cán bộ tín dụng nên chủ động xây dựng mối quan hệ với doanh nghiệp mới và củng cố mối quan hệ với doanh nghiệp lâu năm. Điều này sẽ có lợi trong việc xây dựng hình ảnh, uy tín của ngân hàng tại địa bàn hoạt động.

Cán bộ tín dụng nên chủ động tìm hiểu những khó khăn của khách hàng để cân nhắc việc có nên tái cơ cấu kỳ hạn trả nợ hay không. Hay tƣ vấn về những khó khăn tài chính mà khách hàng gặp phải trong phạm vi hiểu biết, giúp khách hàng tìm đƣợc cách giải quyết theo hƣớng có lợi cho cả khách hàng và ngân hàng.

Ngoài ra, cán bộ tín dụng có thể chủ động tƣ vấn những sản phẩm tích hợp theo bó (triển khai trong năm 2013) cho doanh nghiệp. Vì mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp không chỉ là vay vốn. Qua đó, phía khách hàng sẽ thấy đƣợc thiện chí từ phía ngân hàng. Đồng thời, nếu họ muốn giữ mối quan hệ với ngân hàng, họ sẽ chủ động trong vấn đề thanh toán nợ.

Tuy nhiên, đối với nhóm khách hàng cố ý chiếm dụng vốn trong ngân hàng, không có thiện chí trả nợ thì ngân hàng nên xử lý theo qui định của pháp luật.

5.2.7. Về yếu tố cạnh tranh

Ngân hàng đã và đang duy trì, củng cố mối quan hệ với nhóm khách hàng thân thiết thông qua việc cho vay ƣu đãi hoặc đƣợc ƣu tiên trong việc duyệt hồ sơ vay. Hay là các chƣơng trình tọa đàm thƣờng niên giữa khách hàng với ngân hàng.

Ngân hàng nên chủ động liên hệ với doanh nghiệp để cân nhắc doanh nghiệp đến nhu cầu vay vốn và các lợi ích kèm theo nếu doanh nghiệp vay tại ngân hàng.

Triển khai một cách nhanh nhất các sản phẩm ƣu đãi của hệ thống trên toàn địa bàn nhằm chủ động trong vấn đề tìm kiếm khách hàng. Vì rõ ràng trên địa bàn đa phần là các khách hàng nằm trong phân khúc ngân hàng muốn hƣớng đến.

Ngân hàng có thể chủ động tƣ vấn một cách chi tiết và rõ ràng nhất về sản phẩm tín dụng, đặc biệt là việc cho vay ngắn hạn của ngân hàng cũng nhƣ các tiện ích liên quan cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có sự hiểu biết về các sản phẩm và lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Trong giai đoạn 2010 – 2012, hoạt động cho doanh nghiệp vay theo kỳ hạn ngắn tại ngân hàng có nhiều biến động, chịu sự chi phối diễn biến chung của cả nền kinh tế trong cùng thời kỳ, cũng nhƣ những nguyên nhân nội tại từ phía ngân hàng. Mặc dù, sự phát triển của ngân hàng có chậm lại, song từng bƣớc đi lại vững chắc hơn sau những bài học đáng giá trong quá khứ.

6.1.1.Về mặt lợi nhuận

Ngân hàng luôn tạo ra đƣợc lợi nhuận trong giai đoạn này, dù sự tăng trƣởng có chậm lại. Tuy vậy, việc tạo ra lợi nhuận của ngân hàng cũng có ý nghĩa đóng góp cho toàn hệ thống và cho toàn xã hội. Sự tăng trƣởng chậm của lợi nhuận cũng đã đƣợc trình bày trong phần phân tích có liên quan.

Khi xem xét riêng hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp, có thể thấy đây là hoạt động phù hợp với định hƣớng phát triển của ngân hàng trong dài hạn, phù hợp với đặc điểm địa bàn hoạt động của ngân hàng và phù hợp với nhóm đối tƣợng khách hàng tại đây. Dù hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp chƣa thực sự hiệu quả, nhƣng rõ ràng đây là hoạt động chủ yếu, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Tuy hiệu quả không cao nhƣng qua những phân tích ở chƣơng 4, chúng ta có thể thấy rằng ngân hàng đang từng bƣớc nâng cao hiệu quả của hoạt động này thông qua việc siết chặt khâu duyệt hồ sơ và tăng cƣờng thu hồi nợ. Đồng thời, việc khoanh vùng khách hàng có uy tín, có hiệu quả hoạt động tốt để cho vay cũng là cách thức giúp ngân hàng phòng ngừa rủi ro, nâng cao chất lƣợng các khoản vay.

6.1.2. Về rủi ro

Rủi ro trong ngân hàng tiềm ẩn ở việc nợ xấu đang tăng cao. Đặc biệt là nợ xấu xuất phát từ những khoản doanh nghiệp vay ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Nợ xấu tăng cao và tập trung ở nhóm khách hàng chủ chốt trong ngân hàng đẩy ngân hàng đối mặt với áp lực rủi ro khi nhóm khách hàng này không hoạt động hiệu quả. Nhận định này hoàn toàn có cơ sở khi các doanh nghiệp này chủ yếu là vừa và nhỏ, rất dễ chịu ảnh hƣởng từ những điều kiện bất ổn chung của nền kinh tế. Do đó, ngân hàng đã tập trung vào nhiệm vụ thu nợ và kiếm soát chất lƣợng các khoản vay mới để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Đây là bƣớc đi cần nhiều thời gian để có thể thu hẹp qui mô của nợ xấu lại.

Ngoài ra, áp lực rủi ro của ngân hàng còn xuất phát từ chính ý thức trả nợ của khách hàng. Vì nhiều nguyên nhân đã đƣợc trình bày trong phân tích liên quan, một vài doanh nghiệp thay vì trả nợ cho ngân hàng, họ đã chiếm dụng vốn của ngân hàng và tiếp tục dựa trên nguồn vốn này để hoạt động. Điều này dẫn đến việc ngân hàng không thu hồi đƣợc cả lãi và nợ gốc. Do đó, khả năng mất vốn rất cao. Bên cạnh đó, áp lực mất vốn còn xuất phát từ việc giá trị tài

sản đảm bảo sụt giảm, không đủ để bù đắp cho phần nợ thiếu hụt. Hay ngân hàng không thể thanh lý đƣợc tài sản đảm bảo, đặc biệt là tài sản đảm bảo trong ngân hàng chủ yếu là bất động sản.

Tóm lại, hoạt động của ngân hàng đang dần ổn định hơn khi hiệu quả từ hoạt động nói chung và từ việc cho doanh nghiệp vay ngắn hạn nói riêng đang đƣợc cải thiện. Song, rủi ro vẫn tiềm ẩn khi mà nợ xấu lại tăng mạnh, xuất phát chủ yếu từ nhóm khách hàng doanh nghiệp. Sự tập trung ƣu tiên của ngân hàng ở nhóm khách hàng này là điều tất yếu khi xem xét dựa trên định hƣớng kinh doanh, tuy nhiên cũng cần xem xét dựa trên mức độ rủi ro có thể phải đối mặt. Bài toán đặt ra là ngân hàng cần phải cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro từ hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp vì đây là nguồn thu chủ yếu trong ngân hàng.

6.2. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp tại nhtmcp acb chi nhánh cần thơ (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)