Giống nhƣ doanh số cho vay, doanh số thu nợ của ngân hàng cũng tăng nhẹ trong năm 2011 và giảm hơn 45% trong năm 2012. Những nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ sụt giảm là do khách hàng không có khả năng trả nợ vì hoạt động kinh doanh không tạo ra lợi nhuận hoặc khách hàng cố tình
không trả nợ để dùng khoản tiền này cho việc tái đầu tƣ vào hoạt động kinh doanh mà không cần vay thêm vì giai đoạn này lãi suất vay vẫn còn cao hoặc do ngân hàng không thanh lý tài sản đảm đƣợc do tính khoản thấp.
Nguồn : Phòng HC – KT, ACB – CN Cần Thơ
Hình 4.2 Tỷ trọng các thành phần trong doanh số thu nợ của ngân hàng theo kỳ hạn giai đoạn 2010 – 2012
Tỷ trọng bình quân của nhóm ngắn hạn trong ba năm khoảng 88%. Ngƣợc lại, doanh số thu nợ trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn. Đối với khoản vay trung vài dài hạn chúng ta không thể thu nợ hết trong năm hiện tại, mà những khoản vay này sẽ đƣợc chia thành nhiều phần nhỏ và đƣợc thu dần ở mỗi kỳ theo thỏa thuận. Đó là lí do vì sao những khoản nợ này có doanh số thu nợ thấp. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận việc doanh số thu nợ thấp còn vì khách hàng không có khả năng trả nợ.
Giai đoạn 2011 – 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn giảm tƣơng ứng với sự sụt giảm của doanh số cho vay. Điểm lƣu ý là doanh số thu nợ ngắn hạn lại cao hơn doanh số cho vay ngắn hạn. Sự chênh lệch này là do việc thu hồi các khoản nợ quá hạn của những kỳ trƣớc. Khác với doanh số thu nợ ngắn hạn, doanh số thu nợ trung và dài hạn lại tăng qua các năm. Sự tăng lên của doanh số thu nợ trung và dài hạn là do ngân hàng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ của nhóm này (bao gồm cả nợ quá hạn và nợ đáo hạn) nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.