Trong hoạt động cho doanh nghiệp vay với kỳ hạn ngắn, vấn đề lớn nhất mà ngân hàng đang phải đối mặt chính là nợ xấu. Nhƣ đã trình bày, từ năm 2011 thì ngân hàng đã tập trung vào việc tiến hành thu nợ quá hạn và đảm bảo thu đủ những khoản nợ đáo hạn. Đối với công tác thu nợ đáo hạn trong giai đoạn này, ngân hàng đã thực hiện tốt. Điều này bắt nguồn từ việc kiểm duyệt hồ sơ vay ban đầu về khả năng trả nợ của khách hàng cho đến khâu quản lý nợ và thu hồi nợ. Ngƣợc lại, công tác thu hồi nợ quá hạn phát sinh ở những kỳ trƣớc lại không hiệu quả. Nợ xấu vẫn có xu hƣớng tăng mạnh lên sau đó. Sự tăng mạnh lên về lƣợng nợ xấu cũng đã đƣợc giải thích ở phần phân tích có liên quan trong chƣơng 4. Ngoài ra, bộ phận xử lý nợ nay đã trực thuộc Hội sở nên chi nhánh không trực tiếp quản lý, do đó ngân hàng không chủ động đƣợc trong việc thu nợ.
Việc ngân hàng tập trung vào một nhóm đối tƣợng khách hàng hay tập trung vào một nhóm kỳ hạn cụ thể trƣớc tình hình hiện tại là một hƣớng đi an toàn. Tuy nhiên, sự tập trung quá nhiều vào một nhóm khách hàng sẽ đẩy dƣ nợ của nhóm này cao khiến rủi ro của nhóm này càng có xu hƣớng tăng cao. Thực tế, nợ xấu của nhóm khách hàng này cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Do đó, sự tập trung này của ngân hàng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể sẽ vƣợt qua sự kiểm soát của ngân hàng và đi ngƣợc lại mong muốn giảm áp lực rủi ro ban đầu.
Ngoài ra, hầu hết các khoản vay đều đƣợc ngân hàng yêu cầu cần có tài sản đảm bảo. Đây là bƣớc đi nhằm tránh rủi ro, gia tăng sự an toàn cho những khoản vay, là tuyến phòng thủ giúp ngân hàng có thể thu hồi đƣợc nợ. Hình thức vay tín chấp lại ít đƣợc áp dụng hơn, chỉ dành cho một nhóm đối tƣợng nhất định đảm bảo đƣợc uy tín với ngân hàng. Tuy nhiên, các khoản vay quá
phụ thuộc vào tài sản đảm bảo sẽ dẫn đến việc ngân hàng bỏ qua nhiều khách hàng có tiềm năng chỉ vì họ không đủ tài sản để thế chấp dù khả năng trả nợ trong tƣơng lai của họ rất cao.
Sự tăng lên đồng loạt của nợ xấu vào năm 2012 xuất phát từ những khoản vay giảm chất lƣợng. Tức là khách hàng không có khả năng trả nợ và giá trị tài sản đảm bảo giảm sút. Nguyên nhân đƣợc xem xuất phát từ phía ngân hàng khi cán bộ tín dụng còn thiếu kinh nghiệm trong khâu thẩm định hoặc việc áp dụng các tiêu chí để duyệt hồ sơ vay đôi khi lại không sát với thực tế. Ngoài ra, số lƣợng các bộ tín dụng chịu trách nhiệm về mảng khách hàng doanh nghiệp có giới hạn nên việc quản lí tài sản đảm bảo gặp phải khó khăn khi phải kiểm kê, giám sát khâu bảo quản (đối với hàng tồn kho),…
Trong toàn hệ thống, ACB đã xây dựng một hệ thống xếp hạng khách hàng và chấm điểm tín dụng nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, thƣớc đo này đôi khi không sát với thực tế tại địa bàn nên một vài khách hàng có khả năng trả đƣợc nợ nhƣng lại không đƣợc vay. Mặt khác, thời gian phê duyệt hồ sơ vay khá lâu trong khi nhiều khách hàng có nhu cầu vốn gấp. Điều này dẫn đến nhiều khách hàng chuyển sang giao dịch với ngân hàng nào có điều kiện vay dễ hơn và thời gian duyệt hồ sơ nhanh hơn.
Từ năm 2011, ngân hàng đã tiến hành tập trung vào công tác thu nợ nhƣng vẫn chƣa thực sự hiệu quả. Ngoài nguyên nhân xuất phát từ việc không thể thanh lý tài sản đảm bảo, khách hàng không đủ khả năng trả nợ thì vẫn tồn tại những khách hàng cố ý chiếm dụng vốn trong ngân hàng để không phát sinh thêm chi phí lãi vay. Đây là vấn đề thuộc về ý thức hành vi của khách hàng nên rất khó xử lý.
Địa bàn Cần Thơ có rất nhiều chi nhánh của các ngân hàng đặt tại đây. Do đó, sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Các sản phẩm trong ngân hàng có sự tƣơng tự nhau nên gần nhƣ không có ngân hàng nào tạo đƣợc sự khác biệt rõ nét. Đặc biệt là sự cạnh tranh về lãi suất. Ngân hàng vẫn phải chịu sự chi phối của NHNN nên lãi suất của các ngân hàng tại địa bàn gần nhƣ không khác nhau, trừ những đơn vị cố tình vƣợt qui định. Chất lƣợng dịch vụ, thái độ của nhân viên, khả năng giải quyết khó khăn của nhân viên… là các nhân tố quyết định khách hàng có tiếp tục giao dịch với ngân hàng hay không.